5 vấn đề thường gặp trên da của người bệnh tiểu đường

Cập nhập: Thứ sáu, 18/11/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường là bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao hoặc lên xuống thất thường. Điều này là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt các biến chứng trên mắt, da, tim mạch, thận, thần kinh... Trong đó, các vấn đề về da được ghi nhận ở 79,2% tổng số người bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 5 vấn đề thường gặp trên da của người bệnh tiểu đường trong bài viết dưới đây nhé!

 

5 vấn đề thường gặp trên da của người bệnh tiểu đường

5 vấn đề thường gặp trên da của người bệnh tiểu đường

 

5 vấn đề thường gặp trên da của người bệnh tiểu đường

   Tình trạng rối loạn đường huyết sẽ tác động đến quá trình chuyển hóa, mạch máu, thần kinh và hoạt động miễn dịch. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều vấn đề trên tim, gan, thận, mắt,... và cả da.

   Các vấn đề về da của người bệnh tiểu đường được ghi nhận ở phần lớn số ca mắc với biểu hiện khá đa dạng. Trong đó, 5 vấn đề thường gặp nhất có thể kể đến như:

Da khô ngứa, bong tróc

   Đây là tình trạng được bắt gặp sớm nhất trong số các vấn đề về da của người bệnh tiểu đường. Rối loạn đường huyết trong thời gian dài sẽ làm tổn thương dây thần kinh điều khiển việc tiết mồ hôi ở tay, chân. Cùng với đó, người bệnh bị mất nước, nhiễm nấm men cũng khiến cấu trúc da khô hơn, bong tróc và ngứa ngáy.

Bệnh da do tiểu đường (Diabetic dermopathy)

   Đây là tình trạng được ghi nhận ở trên 50% người bệnh tiểu đường, nam giới dễ mắc hơn nữ giới. Biểu hiện của tình trạng này là da của người bệnh tiểu đường xuất hiện các vết tròn, vết hình bầu dục có màu nâu nhạt, có vảy, thường ở mặt trước của cẳng chân, đùi, cẳng tay.

 

Bệnh da do tiểu đường gây ra các vết thương tổn màu nâu nhạt

Bệnh da do tiểu đường gây ra các vết thương tổn màu nâu nhạt

 

Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans)

   Tình trạng này cũng xuất hiện khá sớm và có thể được coi là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Một số vùng da sẽ trở nên sẫm màu do tăng sắc tố, dày lên và mịn như nhung. Các vị trí dễ xuất hiện nhất là ở các nơi có nếp gấp như sau cổ, nách, bẹn,...

U lồi có cuống ngoài da

   Đây là những u lành tính, màu hồng hoặc nâu, thường xuất hiện ở quanh những nếp gấp như mí mắt, cổ, nách, bẹn ở người bệnh lớn tuổi. Một số trường hợp xuất hiện kết hợp với chứng gai đen.

Nhiễm trùng da

    Tình trạng này có thể xảy ra ở 20 – 50% bệnh nhân tiểu đường. Da của người bệnh tiểu đường có thể nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là giữa các ngón chân, bàn chân, mặt trước của cẳng chân; ở ngón tay (nhiễm trùng móng tay), ở da đầu (viêm nang tóc), ở mí mắt (viêm mí mắt, lẹo mắt), nang lông (viêm nang lông).

   Đặc biệt, nếu người bệnh có vết thương bị nhiễm trùng thì sẽ rất khó lành lại, thậm chí là còn bị lở loét, hoại tử khiến người bệnh phải đoạn chi để tránh lan rộng hoặc nhiễm trùng huyết.

 

Vết thương của người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và khó lành

Vết thương của người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và khó lành

 

    Như vậy, chúng ta có thể thấy, người bệnh tiểu đường có thể gặp phải rất nhiều vấn đề về da, trong đó đáng lo ngại nhất là nhiễm trùng. Chính vì vậy, người bệnh cần dành nhiều thời gian để chăm sóc và phát hiện sớm những vấn đề về da.

 

Những cách chăm sóc da của người bệnh tiểu đường

   Việc chăm sóc da hàng ngày không chỉ giúp giảm cảm giác khô ngứa, bong tróc, mà còn giúp phát hiện những vết thương từ sớm để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Để thực hiện điều này một cách khoa học nhất, người bệnh cần:

- Không tắm bằng nước quá nóng: Nước nóng đem lại cảm giác thoải mái nhất thời, đặc biệt là trong mùa lạnh, nhưng sẽ khiến da của người bệnh tiểu đường bị khô, nứt nẻ, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Do đó, người bệnh không nên tắm với nước quá 48 độ C, không ngâm người quá 10 - 15 phút. Người bệnh tiểu đường thường có cảm giác sai lệch về nhiệt độ, nên hãy nhờ người thân kiểm tra trước khi tắm.

- Dưỡng ẩm cho da: Người bệnh nên sử dụng các loại kem, dầu dưỡng giúp giữ ẩm, để giúp da không bị khô ngứa. Trước khi sử dụng, bạn hãy lấy một ít kem thoa vào mu bàn tay và để trong 30 phút, nếu không bị mẩn đỏ, ngứa thì có thể sử dụng được.

 

Người bệnh cần dưỡng ẩm da hàng ngày

Người bệnh cần dưỡng ẩm da hàng ngày

 

- Giữ da luôn sạch và khô: Các vị trí như kẽ ngón tay, ngón chân, nếp gấp ở khuỷu tay, chân, vùng nách, bẹn, cổ là những nơi dễ tích tụ chất bẩn và ẩm ướt hơn các vùng khác. Do đó, bạn hãy chú ý giữ các vùng này khô ráo và sạch sẽ, trành để vi khuẩn có cơ hội sinh sôi. Đồng thời, bạn nên làm sạch một cách nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh.

- Chọn những loại xà phòng trung tính, phù hợp, không chứa chất tẩy mạnh, chất gây kích ứng da.

- Dùng kem chống nắng để tránh tác động từ ánh sáng mặt trời.

- Không đi chân trần dù ở trong nhà để tránh dẫm phải những vật sắc nhọn.

- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, cắt móng tay, móng chân thường xuyên, tránh đi giày, dép quá chật, hạn chế đứng lâu. Nếu phát hiện vết thương hở thì bạn cần rửa với nước muối sinh lý, dung dịch povidon iod pha loãng tỷ lệ 1/10, sau đó bôi thuốc mỡ sát trùng, băng vết thương và theo dõi hàng ngày. Nếu vết thương lớn thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được xử lý.

   Bên cạnh việc chăm sóc da đúng cách, người bệnh còn cần phải kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, vì đây là căn nguyên dẫn đến mọi triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Vậy, người bệnh cần kiểm soát đường huyết bằng cách nào?

 

Các biện pháp giúp kiểm soát đường huyết ở mức an toàn

   Để giúp kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, người bệnh cần thực hiện những biện pháp dưới đây:

Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

   Về chế độ ăn uống, người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu tinh bột, đường để tránh làm tăng đường huyết sau ăn. Đồng thời, người bệnh nên thay thế các loại chất béo từ động vật bằng dầu thực vật. Người bệnh cũng không nên dùng quá 5g muối/ngày. Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

   Về chế độ sinh hoạt, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, chăm sóc da thường xuyên, nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng stress.

 

Người bệnh nên tập thể dục mỗi ngày

Người bệnh nên tập thể dục mỗi ngày

 

Sử dụng sản phẩm BoniDiabet +

   BoniDiabet + là sản phẩm đang nhận được sự tin tưởng của rất nhiều người bệnh tiểu đường hiện nay trong việc hạ và ổn định đường huyết. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm các triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh một cách hiệu quả.

 

BoniDiabet + - Giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường

   BoniDiabet + được kết hợp bởi nhiều loại thảo dược tự nhiên và các dưỡng chất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường như:

- Giúp hạ đường huyết hiệu quả nhờ có: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi.

- Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường với kẽm, crom, selen, magie, vitamin C, acid folic, acid alpha lipoic, quế, lô hội. Trong đó:

+ Kẽm, crom, magie, selen giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết ổn định.

+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh.

+ Quế giúp hạ mỡ máu, đường huyết và lô hội giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

   BoniDiabet + đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

   Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +

   Sau hơn 10 năm lưu hành trên thị trường, BoniDiabet + đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng của vô số khách hàng. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:

   Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi, ở số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng.

    Chú Bình chia sẻ: “Đầu năm 2015, chú thấy sức khỏe suy giảm rõ rệt, người lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Đi khám, bác sĩ kết luận chú bị tiểu đường type 2, mức đường huyết lên tới 26 – 27 mmol/l nên chú phải nhập viện điều trị gấp. Sau 10 ngày, chú ra viện và được kê thuốc tây về nhà. Chú uống thuốc tây đều đặn và áp dụng chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường nhưng đường huyết cũng chỉ giảm được chút. Chú còn thường xuyên thấy ngứa ngáy, khó chịu, những vết thương nhỏ cũng rất khó lành, có khi còn bị mưng mủ lên.”

   “Tình cờ, chú đọc được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + được nhiều bác sĩ khuyên dùng, nên chú mua về sử dụng. Sau 1 tháng, chú đi kiểm tra lại, mức đường huyết của chú đã giảm còn 7 mmol/l, người khỏe khoắn hơn, không còn hoa mắt chóng mặt như trước. Sau 2 tháng dùng liên tục, bác sĩ thấy đường huyết của chú về mức an toàn hơn nên đã giảm dần liều thuốc tây cho chú. Đến nay, đường huyết của chú đã ổn định, luôn duy trì ở mức 5 – 6 mmol/l, chú cũng không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào. Hơn thế, tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng không còn, vết thương thì nhanh liền hơn so với trước kia nhiều.”

 

Chú Nguyễn Quốc Bình

Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về 5 vấn đề thường gặp trên da của người bệnh tiểu đường. BoniDiabet + chính là sự chọn lựa hàng đầu giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa các vấn đề về da hay biến chứng khác hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Những nguyên nhân nào khiến bạn trằn trọc khó ngủ mỗi đêm?

Những nguyên nhân nào khiến bạn trằn trọc khó ngủ mỗi đêm?

Hành trình chiến đấu với bệnh mất ngủ mãn tính của người phụ nữ Nha Trang

Cô Nguyễn Thị Uyên, 56 tuổi – trú tại số nhà 37B/6, khóm Hoàng Diệu, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Chăm sóc trẻ 1 tuổi biếng ăn như thế nào?

Cha mẹ cần chăm sóc trẻ 1 tuổi biếng ăn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc này!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi