Bệnh rối loạn tiền đình nguyên nhân do đâu, cách điều trị là gì?

Cập nhập: Thứ năm, 09/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn tiền đình là một vấn bệnh lý rất nhiều người gặp phải, đặc trưng bởi những biểu hiện chóng mặt, xoay tròn, mất thăng bằng. Nó không những gây ra trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể khiến bệnh nhân té ngã dẫn tới chấn thương. Vậy cụ thể bệnh rối loạn tiền đình có nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

 

Bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình nguyên nhân do đâu, cách điều trị là gì?

 

Cấu tạo và chức năng của hệ thống tiền đình

   Hệ thống tiền đình là bộ phận có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các chuyển động như di chuyển, xoay người, cúi người…., được điều khiển bởi các nhóm thần kinh nằm trong não.

 

Vị trí của hệ thống tiền đình

Vị trí của hệ thống tiền đình

 

   Hệ thống tiền đình có cấu tạo gồm 2 phần:

  • Ống bán khuyên:

   Phần này bao gồm 3 ống bán khuyên, có hình vòng cung, mỗi ống đều có 1 đầu phẳng và 1 đầu phình to được gọi là bóng phình. Ở các bóng phình có chứa các tế bào thần kinh cảm giác.

+ Ống bán khuyên trên: nằm trên 2 ống còn lại, có vòng cung hướng lên trên, bóng phình hướng ra ngoài và đầu phẳng hướng vào trong.

+ Ống bán khuyên ngang: là ống rộng và ngắn nhất, có vòng cung hướng ra ngoài và nằm trên mặt phẳng ngang.

+ Ống bán khuyên sau: là ống hẹp nhưng dài nhất trong 3 ống, có vòng cung hướng ra sau, bóng phình hướng xuống dưới và đầu phẳng hướng lên trên.

  • Bộ máy tiền đình:

   Bộ phận này gồm 2 phần chính là soan nang (hình bầu dục) và cầu nang (hình cầu). Xoang nang nằm trên gần với 5 lỗ thông với các ống bán khuyên, cầu nang nằm dưới gần với vòng xoắn nền của ốc tai.

 

Cấu tạo của hệ thống tiền đình

Cấu tạo của hệ thống tiền đình

 

   Phần ngoại vi của hệ thống tiền đình là một bộ phận của tai trong hoạt động như một thiết bị hướng dẫn quán tính và gia tốc thu nhỏ, giúp truyền thông tin về các chuyển động, vị trí của đầu và cơ thể đến các trung tâm xử lý tín hiệu nằm trong thân não, tiểu não và vỏ não.

 

Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân do đâu?

   Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là vấn đề bệnh lý liên quan đến những rối loạn về khả năng giữ thăng bằng và cảm nhận sự di chuyển của hệ thống tiền đình.

   Rối loạn tiền đình có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tổn thương mạch máu não, tổn thương tai trong hoặc do vấn đề ở dây thần kinh số 8. Triệu chứng điển hình của bệnh là hoa mắt, cơ thể loạng choạng, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,...

   Các triệu chứng rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe và năng suất công việc. Theo nguồn gốc khởi phát, rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại với các biểu hiện cũng như nguyên nhân khác nhau, đó là:

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên

   Đây là loại phổ biến, chiếm tỷ lệ 90%-95%. Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên, biểu hiện lâm sàng đa dạng tùy thuộc theo nguyên nhân như các cơn chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Đôi khi còn có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng hay thay đổi từ nằm sang ngồi được.

   Ở mức độ nghiêm trọng thì ngoài chóng mặt dữ dội, còn có các triệu chứng đi kèm như nôn ói nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung, rối loạn vận mạch khiến da tái xanh, giảm nhịp tim, vã mồ hôi, nghiêm trọng hơn là té ngã gây chấn thương do không kiểm soát được thăng bằng.

 

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên

 

   Một số nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp:

  • Rối loạn chuyển hóa: gồm các bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết,...
  • Viêm gây thần kinh tiền đình: do virus Zona, quai bị, thủy đậu gây liệt dây thần kinh tiền đình, dẫn đến chóng mặt, mất thăng bằng trong nhiều giờ hoặc thậm chí kéo dài đến vài tháng.
  • Hội chứng Meniere phù nề tai trong.
  • Chấn thương vùng tai trong.
  • Viêm tai giữa cấp và mạn tính.
  • U dây thần kinh số VIII.
  • Sỏi nhĩ.
  • Dị dạng tai trong.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, rượu hoặc ma túy.
  • Nhãn cầu.
  • Say tàu xe.

Rối loạn tiền đình trung ương

   Thường gặp với những biểu hiện của tình trạng tổn thương hệ thống tiền đình của hệ thần kinh trung ương, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Tình trạng này là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do các bệnh lý như:

  • Hạ huyết áp tư thế.
  • Thiểu năng tuần hoàn sống nền.
  • Nhồi máu tiểu não.
  • Hội chứng Wallenberg.
  • Xơ cứng rải rác.
  • U tiểu não.
  • Bệnh Parkinson.
  • Giang mai thần kinh.
  • Bệnh đau đầu Migraine.

 

Chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

   Khi nghi ngờ bị rối loạn tiền đình, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp sau để chẩn đoán:

  • Xét nghiệm điện và các phương pháp sử dụng điện cực nhỏ.
  • Đo âm ốc tai.
  • Chụp cộng hưởng MRI: phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiền đình có liên quan đến khối u hay sự bất thường về mô mềm trong não hay không.
  • Xét nghiệm xoay vòng: đánh giá hoạt động của mắt và tai khi người bệnh gặp triệu chứng rối loạn tiền đình.

 

Chụp MRI

Chụp MRI tai trong để chẩn đoán rối loạn tiền đình

 

   Từ kết quả chẩn đoán, mỗi bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị riêng. Mời tham khảo cụ thể ngay trong nội dung sau.

 

Điều trị rối loạn tiền đình

   Điều trị không đúng cách hay dùng thuốc trị không đúng bệnh sẽ gây lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian trong khi tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

   Mục tiêu điều trị rối loạn tiền đình quan trọng nhất bao gồm: điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, điều trị triệu chứng chóng mặt và nôn, điều trị phục hồi chức năng tiền đình.

Điều trị nguyên nhân và triệu chứng

  • Sử dụng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp về thời gian, liều lượng dùng thuốc.
  • Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai: phương pháp này thường được các bác sĩ chuyên môn thực hiện bằng các thao tác di chuyển đầu của người bệnh vào các tư thế nhất định nhằm “tái định vị” các tinh thể bị lạc chỗ trong tai.
  • Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm phục hồi chức năng của hệ thống này

Điều trị phục hồi chức năng tiền đình

  • Phục hồi chức năng: Vận dụng các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình có hiệu quả rất lớn trong phục hồi chức năng cho bộ phần đầu, cơ thể, thị giác. Lưu ý hãy tập luyện ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe.

 

Tập luyện thúc đẩy phục hồi chức năng tiền đình

Tập luyện thúc đẩy phục hồi chức năng tiền đình

 

  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học: Điều này có vai trò không nhỏ trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh và hạn chế các triệu chứng.

   Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh lý rối loạn tiền đình. Nếu có câu hỏi nào khác, bạn có thể gọi tới hotline 18001044 để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt - Đừng chủ quan với rối loạn tuần hoàn não

Bạn thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thì đừng chủ quan vì đây rất có thể là dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não. Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não bằng cách nào?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà