Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

Cập nhập: Thứ sáu, 29/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Với bệnh tiểu đường, ngoài việc dùng thuốc tây, bác sĩ thường khuyên ăn uống kiêng khem, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân chia sẻ rằng, họ cảm thấy khó ngủ, mất ngủ từ khi mắc bệnh này. Vậy thực tế, bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

 

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

 

Bệnh tiểu đường gây nhiều triệu chứng khó chịu

   Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn tới lượng đường tăng cao trong máu. Mới đầu khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy một số dấu hiệu thay đổi của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Khát nhiều: Người bệnh gần như lúc nào cũng cảm thấy khát, cho dù mới uống rất nhiều nước, trong đó đa số sẽ thèm nước ngọt hơn nước khoáng.
  • Tiểu nhiều: Số lần đi tiểu tăng lên nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
  • Đói nhiều: Luôn có cảm giác đói, thèm đồ ăn ngọt, ăn nhiều và liên tục cho dù chưa đến bữa ăn.
  • Gầy nhiều: Tuy ăn nhiều, ăn liên tục và ăn nhiều đồ ngọt nhưng không tăng cân mà còn sụt cân nhanh chóng. Trong vòng khoảng 2-3 tháng, người bệnh thường sẽ sụt đến 5-6 kg, thậm chí là sụt nhiều hơn.
  • Mệt mỏi, uể oải: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, sức lao động bị giảm sút.
  • Thị lực bị kém đi: Mắt mờ hơn, nhìn không rõ mọi vật, có khoảng tối trong tầm nhìn.
  • Có các dấu hiệu ban đầu trên da: Da của người bệnh thường bị khô, ngứa và dễ sạm lại do sự rối loạn bài tiết mồ hôi.

   Nếu người bệnh không kiểm soát tốt nồng độ đường huyết, họ còn phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng trên tim, thận, mắt, thần kinh.

   Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn than phiền rằng họ bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc mất ngủ. Vậy thực tế bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

 

 Bệnh nhân tiểu đường thường thèm đồ ngọt

Bệnh nhân tiểu đường thường thèm đồ ngọt

 

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

   Mất ngủ là tình trạng khó chìm vào giấc ngủ, nằm trằn trọc, ngủ không sâu giấc, thời lượng giấc ngủ ngắn. Khi tỉnh dậy, cơ thể rất mệt mỏi, không có cảm giác được nghỉ ngơi.

   Thực tế, các vấn đề bệnh tiểu đường gây ra đều dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cụ thể là:

  • Tình trạng khát nước, đi tiểu nhiều cả ban đêm khiến người bệnh thường xuyên phải thức dậy, làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Người bệnh kiêng khem quá mức cộng thêm tác dụng của thuốc tây y dễ gây ra tình trạng hạ đường huyết đột ngột vào ban đêm với biểu hiện đói, chóng mặt, vã mồ hôi, run rẩy,... Điều này cũng sẽ làm suy giảm thời lượng và chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường gây tê bì, châm chích, hồi hộp, bồn chồn, rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu… đều khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Người bệnh tiểu đường có thể trạng béo phì dễ gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây cũng là một nguyên nhân khiến họ mất ngủ. Bởi lẽ, hội chứng này làm nhịp thở của người bệnh bị gián đoạn liên tục, khiến họ bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
  • Tâm lý lo lắng bệnh tật, sợ biến chứng cũng khiến cho người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

   Từ những phân tích trên, câu hỏi “bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?” thì đáp án chính xác là “có”.

   Một nghiên cứu với hơn 11.320 người tình nguyện viên cho thấy, khoảng 39% người mắc bệnh tiểu đường bị mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.

   Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng tình trạng mất ngủ tác động ngược lại, khiến bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn.

 

Mất ngủ tác động đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Mất ngủ tác động đến bệnh tiểu đường như thế nào?

 

Mất ngủ là yếu tố khiến bệnh tiểu đường tồi tệ hơn

   Khi bị tiểu đường, sức khỏe người bệnh vốn đã sụt giảm, cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Lại thêm buổi tối bị mất ngủ, họ càng ốm yếu hơn. Đặc biệt, thiếu ngủ còn gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Chúng tác động theo nhiều khía cạnh khác nhau:

  • Việc mất ngủ thường xuyên khiến người bệnh tiểu đường buồn ngủ vào ban ngày, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Điều này không chỉ làm giảm hiệu suất công việc mà còn khiến họ khó ghi nhớ sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngủ không đủ giấc làm mất cân bằng quá trình sản xuất các nội tiết tố trong cơ thể. Nó làm giảm nồng độ leptin (hormone cảm giác no) và tăng ghrelin (hormone đói). Hậu quả là người bệnh càng thèm ăn, ăn nhiều hơn.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải nên người bệnh lười vận động cũng như tập thể dục, thể thao. Trong khi đó, vận động cùng chế độ ăn uống và dùng thuốc là rất quan trọng đối với bệnh tiểu đường. Vì thế, việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
  • Người bệnh tiểu đường bị mất ngủ sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng trên tim mạch cao hơn gấp nhiều lần những người khác.

   Có thể thấy, bệnh tiểu đường và mất ngủ tác động qua lại với nhau, khiến sức khỏe người bệnh càng suy giảm. Vậy họ phải làm gì để lấy lại giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường?

 

 Người bệnh tiểu đường phải làm gì để ngủ ngon trở lại?

Người bệnh tiểu đường phải làm gì để ngủ ngon trở lại?

 

Cách lấy lại giấc ngủ ngon cho người bệnh tiểu đường

   Để tìm lại giấc ngủ ngon, người bệnh tiểu đường nên kết hợp đồng thời các biện pháp dưới đây:

Với giấc ngủ

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước khi đi ngủ.
  • Không để bụng đói hoặc ăn quá no vào bữa tối, không ăn khuya.
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê hoặc các chất kích thích khác vào buổi tối.
  • Tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày.

Thư giãn tinh thần:

  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi, suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, chia sẻ với người thân, bạn bè về nỗi lo, áp lực mà bạn đang phải đối mặt.
  • Thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ, đọc sách...

Sử dụng sản phẩm  BoniSleep + giúp tái tạo sức sống cho não bộ, giảm căng thẳng, mang lại cảm giác buồn ngủ, giúp ngủ sâu ngủ ngon giấc.

 

Sử dụng BoniSleep để lấy lại giấc ngủ sâu ngon, trọn giấc

Sử dụng BoniSleep để lấy lại giấc ngủ sâu ngon, trọn giấc

 

Với bệnh tiểu đường

   Bệnh tiểu đường gây mất ngủ do tình trạng đường huyết không được kiểm soát tốt. Bởi vậy, điều quan trọng nhất là bạn cần áp dụng biện pháp để giữ nồng độ glucose ở ngưỡng an toàn.

   Để làm được điều đó, bạn cần dùng thuốc tây y theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời, kết hợp thêm sản phẩm BoniDiabet + để ổn định đường huyết hiệu quả hơn.

   BoniDiabet + là sản phẩm của Mỹ, kết hợp giữa thảo dược và các nguyên tố vi lượng, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa hiệu quả biến chứng tiểu đường. Tác dụng của sản phẩm đã được chứng minh tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông, có đến 96,67% người bệnh tiểu đường dùng BoniDiabet + có hiệu quả tốt và khá. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết “bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?”. Để tránh điều đó xảy ra, bạn cần kiểm soát tốt đường huyết ở ngưỡng an toàn. Và BoniDiabet + của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện điều đó, chúc các bạn khỏe mạnh!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như nắm được  một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

Tại sao nhiều người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường?

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nó không phải yếu tố duy nhất có thể dẫn tới căn bệnh này…

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường (tên gọi khác là bệnh đái tháo đường) có diễn biến thầm lặng nhưng vô cùng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Khi mắc bệnh, rất nhiều bệnh nhân sẽ có những thắc mắc như: “Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào?”.

Tìm hiểu về máy theo dõi đường huyết liên tục

Máy theo dõi đường huyết liên tục là thiết bị điện tử có khả năng đo và tính toán đường huyết trong cơ thể …

Ngưng sử dụng thiết bị điện tử vào buổi tối- Mất ngủ sẽ được đẩy lui

Bạn có thói quen lướt facebook, đọc báo, đọc sách điện tử hay chơi game trước khi đi ngủ? Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi