Mục lục [Ẩn]
Phẫu thuật bệnh trĩ là một trong số những phương pháp điều trị bệnh trĩ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên có phải cứ mắc bệnh trĩ là phải phẫu thuật không ? Ưu nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật trĩ là gì ? Đâu là cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé !
Phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ
Người bệnh trĩ có cần phẫu thuật không ?
Mặc dù là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến cho người bệnh trĩ nhưng không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần phải dùng đến phẫu thuật can thiệp ngoại khoa.
Bị bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật ?
Tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh cụ thể: mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế… mà sẽ có phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.
Thông thường nếu trĩ ở giai đoạn cuối với mức độ quá nặng mà các phương pháp trị bệnh khác không mang lại hiệu quả, nhất là các trường hợp xảy ra biến chứng thì phẫu thuật sẽ là phương pháp cần được sử dụng đến.
Còn nếu bệnh trĩ ở các giai đoạn vừa và nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa tại nhà mà không cần phải phẫu thuật.
Chi phí phẫu thuật trĩ là bao nhiêu ?
Hiện nay, phẫu thuật cắt trĩ nói riêng và các phẫu thuật điều trị bệnh nói chung đều có chi phí, giá thành tương đối cao so với các phương pháp khác. Nếu người bệnh có Bảo hiểm y tế (BHYT) thì chi phí sẽ được giảm tải đi khá nhiều.
Phẫu thuật bệnh trĩ có nhiều phương pháp khác nhau cùng với nhiều mức giá khác nhau. Hơn nữa, mức giá này còn phụ thuộc vào từng cơ sở khám chữa bệnh nữa.
Chi phí phẫu thuật trĩ là bao nhiêu ?
Thông thường chi phí thực hiện 1 ca phẫu thuật bệnh trĩ tại các bệnh viện tuyến công sẽ dao động trong khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng. Trong đó chi phí này đã bao gồm cả: xét nghiệm, tiểu phẫu và thời gian nằm viện chờ hồi phục.
Nếu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật tại các bệnh viện hay phòng khám tư nhân thì chi phí thường sẽ cao hơn khoảng 3 đến 5 triệu đồng.
Ưu nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật trĩ
5 Phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ đang được rất nhiều bệnh viện cũng như phòng khám trĩ áp dụng hiện nay là:
Phương pháp cắt khoanh niêm mạc trĩ
Với phương pháp phẫu thuật trĩ này, các bác sĩ sẽ cắt khoanh niêm mạc cùng với lớp dưới niêm mạc của các búi trĩ. Tiếp theo là sẽ kéo niêm mạc từ trên xuống rồi khâu với da của vùng hậu môn.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được sử dụng do có nhiều điểm hạn chế. Trong đó đáng lo ngại nhất là nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: rò hậu môn, đại tiện mất tự chủ, hẹp hậu môn…
Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ
Phương pháp cắt từng búi trĩ
Khi thực hiện phương pháp này các bác sĩ sẽ chia từng búi trĩ thành các nhóm nhỏ, sau đó là sẽ tiến hành cắt bỏ từng nhóm một. Phương pháp cắt từng búi trĩ có thể được thực hiện bằng 2 cách thức khác nhau là: cắt trĩ mở và cắt trĩ kín.
Ưu điểm: Tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc trĩ.
Nhược điểm:
+ Người bệnh sẽ đau đớn sau khi mổ.
+ Thời gian hồi phục cho phương pháp này khá lâu.
+ Thường ít hiệu quả đối với người bệnh trĩ vòng.
Phương pháp Khâu Cột Động Mạch Trĩ
Trong phương pháp này, các y bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm Doppler để dò động mạch phía trên búi trĩ. Sau đó là khâu cột động mạch đó lại.
Ưu điểm:
+ Ít gây đau đớn.
+ Bảo tồn được phần đệm hậu môn.
Nhược điểm:
+ Ít hiệu quả đối với bệnh trĩ nội.
Phương pháp Longo
Với phương pháp này, những bác sĩ sẽ dùng một máy khâu, khâu vòng quanh niêm mạc trĩ. Giúp cho các búi trĩ thu nhỏ, không gây đau đớn vì nó làm cho lượng máu lưu thông vào các búi trĩ này bị thuyên giảm. Phương pháp này được các bác sĩ khuyên nên sử dụng cho bệnh nhân trĩ độ 3, bệnh trĩ độ 4.
Ưu điểm:
+ Ít gây đau đớn.
+ Thời gian điều trị ngắn.
Nhược điểm:
+ Chi phí cao.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
HCPT là phương pháp dựa vào nguyên tắc “nhiệt nội sinh” để làm đông các mạch máu (thành tĩnh mạch), tạo thành các mô sẹo nhờ sóng điện từ cao tần. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ sử dụng dao điện để tiến hành loại bỏ búi trĩ.
Ưu điểm:
+ Phương pháp cắt trĩ HCPT ít gây đau đớn trong và sau khi phẫu thuật.
+ An toàn cho bệnh nhân, ít gây biến chứng nguy hiểm.
Nhược điểm:
+ Chi phí cao.
Một số biến chứng dễ gặp phải sau khi phẫu thuật cắt trĩ
Sau quá trình phẫu thuật bệnh trĩ, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như: xuất huyết, đại tiện mất tự chủ, hẹp hậu môn…
Biến chứng sau khi phẫu thuật bệnh trĩ
Biến chứng xuất huyết
Xuất huyết rất thường xảy ra sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt trĩ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là:
+ Phẫu thuật được thực hiện chưa triệt để nên dễ làm sót trĩ, tại các khe hở của phần trĩ sót lại sẽ gây chảy máu.
+ Bệnh nhân bị táo bón làm cho vùng niêm mạc và da hậu môn chưa được phục hồi hoàn toàn dễ bị tổn thương và xuất huyết.
Đại tiện mất tự chủ
Một số trường hợp bệnh trĩ sẽ gặp phải tình trạng bị són phân trong vài ngày đầu sau mổ do nong hậu môn quá đột ngột và quá mạnh. Nếu có những tác động mạnh làm đứt một phần cơ thắt hậu môn sẽ dẫn đến đại tiện mất tự chủ kéo dài. Việc phẫu thuật khắc phục thương tổn này sẽ tương đối khó khăn và phức tạp.
Biến chứng hẹp hậu môn
Hẹp hậu môn cũng là biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật bệnh trĩ. Nguyên nhân là do các cơ khống chế của hậu môn bị tê liệt. Biến chứng này thường chỉ là tạm thời và có thể được cải thiện dần qua thời gian.
Tuy nhiên có trường hợp do bẩm sinh cơ địa của người bệnh hoặc do tổn thương sau phẫu thuật làm xuất hiện sẹo, co rút mà gây hẹp hậu môn vĩnh viễn. Để tránh tình trạng này xảy ra, bác sĩ khi phẫu thuật thường hạn chế kích thước của vết mổ và tránh làm tổn thương các mô xung quanh.
Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ
Để cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế tối đa các triệu chứng khó chịu thì người bệnh trĩ cần phải tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt đồng thời hạn chế tối đa các thực phẩm xấu.
Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ
Những thực phẩm tốt người bệnh trĩ nên bổ sung
Rau xanh trái cây giàu chất xơ: chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và trơn tru hơn, từ đó giúp ngăn ngừa táo bón, hạn chế đau nhức tại hậu môn khi đại tiện. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý chia đều lượng chất xơ ra trong các bữa ăn hằng ngày, không nên dung nạp 1 lúc quá nhiều sẽ dễ dẫn tới tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Các thực phẩm nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, chuối, đu đủ, khoai lang… đặc biệt tốt cho người bệnh trĩ thường xuyên bị táo bón.
Thực phẩm giàu magie: cá bơn, hạt điều, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ… vì Magie là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và có tác dụng nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón.
Thực phẩm chứa nhiều sắt như: gan, cua, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây, rau cải bó xôi, bông cải xanh, rau cần… giúp tăng cường sản sinh hồng cầu, sản xuất máu để bù đắp lại lượng máu bị mất đi.
Những thực phẩm xấu người bệnh trĩ cần hạn chế
+ Hạn chế các chất gia vị cay, nóng như ớt, hồ tiêu, hành hoặc cà phê, rượu và những thực phẩm chứa chất cafein.
+ Không nên ăn mặn nhiều vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng bệnh trĩ.
Người bệnh trĩ không nên dùng nước ngọt có ga
+ Nước ngọt có ga cũng nên hạn chế vì làm tăng áp lực trong khung ruột.
+ Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.
+ Không nên ăn đồ ăn quá nhiều chất mỡ hoặc đồ rán… Bởi đồ ăn chứa nhiều chất béo thường gây khó tiêu và làm cơ thể dễ bị nóng trong. Điều này có thể làm cho bệnh trĩ của bạn có thể bị nặng hơn. Kiêng tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng trước đó.
Các bài tập giúp cải thiện bệnh trĩ
3 Bài tập dưới đây đều là những bài tập đã được chứng minh về hiệu quả giúp cải thiện bệnh trĩ:
Bài tập thực hiện ở tư thế đang đi bộ
Bước 1: Ở tư thế đứng thẳng, miệng khép hờ, hai tay thả lỏng tự do, bàn tay nắm hờ, tập trung vào vùng bụng dưới.
Bước 2: Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất, hậu môn co thắt và thóp nhẹ nhàng và đi bộ chậm rãi. Kết hợp hít thở đều đặn.
Thực hiện trong 5-7 phút thì thư giãn buông lỏng hậu môn, sau 3-4 phút thì lặp lại 2 bước trên.
Bài tập tốt cho người bệnh trĩ
Lưu ý: Mỗi ngày nên tập 2-3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 25-30 phút. Người bị rò hậu môn, sa trực tràng hoặc mắc chứng tiểu tiện không tự chủ cũng có thể áp dụng bài tập này để cải thiện.
Bài tập thực hiện ở tư thế đứng
Bước 1: Ở tư thế đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay thả lỏng tự nhiên.
Bước 2: Hạ thấp đầu gối như đang đứng tấn, chú ý lưng giữ thẳng.
Bước 3: Miệng khép, lưỡi đưa sát vòm miệng cho nước bọt tiết ra. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu kết hợp để lưỡi áp hàm trên, nuốt từ từ đồng thời thóp hậu môn và nín thở giữ tư thế khoảng 5-10s.
Bước 4: Thở ra, thả lỏng hậu môn rồi thực hiện lần tiếp theo.
Bài tập giúp cải thiện bệnh trĩ
Lưu ý: Mỗi ngày thực hiện 2 lần với độ dài mỗi lần khoảng 25 phút.
Bài tập thực hiện ở tư thế nằm ngửa
Bước 1: Ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng khép sát vào nhau, hai tay ép dọc thân mình.
Bước 2: Tập trung vào phần bụng dưới; đồng thời thóp hậu môn, hai bàn tay xiết chặt và cắn chặt răng, các ngón chân cong gập hết cỡ về phía đầu.
Tư thế này giữ nguyên khoảng 5-10s rồi thở ra và thả lỏng hậu môn.
Bài tập tốt cho người bệnh trĩ
Lưu ý: Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần, mỗi lần kéo dài 5-10 phút
Các bài tập trên đây người bệnh trĩ có thể kết hợp thực hiện hàng ngày. Cần chú ý không tập luyện khi đang trong tình trạng chảy máu trĩ, nhiễm trùng búi trĩ, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng hoặc đang trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật cắt, thắt trĩ.
5 Thảo dược thiên nhiên giúp khắc chế bệnh trĩ hiệu quả
Hoa hòe
Hoa hòe là thảo dược quý dành cho người bệnh trĩ do có hàm hượng hoạt chất rutin cao ở trong thành phần. Rutin giúp tăng cường sức bền của thành mạch, phòng ngừa nguy cơ giãn nở, căng phồng hay vỡ mạch máu.
Với người bệnh trĩ, rutin trong nụ hòe không những giúp tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch, giúp hệ thống mạch máu bền chắc, dẻo dai mà còn giúp cầm máu và làm tiêu búi trĩ nữa.
Hoa hòe là thảo dược tốt cho người bệnh trĩ
Hạt dẻ ngựa
Hạt dẻ ngựa là một trong những thảo dược có tác dụng hiệu quả với người bệnh trĩ. Trong hạt dẻ ngựa có chứa hoạt chất Aescin, đây là một hoạt chất có vai trò giúp giảm sưng và viêm, bảo vệ mao mạch khỏi bị đứt, vỡ, làm bền thành tĩnh mạch khi chúng bị căng phồng hay giãn nở quá mức.
Hiệu quả của Hạt dẻ ngựa đã được chứng minh qua 1 nghiên cứu trên khoảng 100 người bệnh trĩ tại Đức. Cụ thể, mỗi bệnh nhân đã uống 40mg Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, 3 lần mỗi ngày, trong vòng hai tuần. Kết quả đánh giá lâm sàng cho thấy tình trạng đau, sưng, chảy máu và kích thước búi trĩ đã giảm đáng kể.
Lý chua đen
Lý chua đen là loại thảo dược chứa hàm lượng rất cao các chất chống oxy hóa. Trong đó 2 chất: anthocyanidin và proanthocyanidin được đánh giá là mạnh nhất với khả năng chống oxy hóa gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C.
Vì thế lý chua đen sẽ rất hiệu quả cho người bệnh trĩ: giúp bảo vệ và làm bền thành mạch, tăng cường chức năng mao mạch và tĩnh mạch, đồng thời giúp các mạch máu đàn hồi tốt hơn.
Lý chua đen rất tốt cho người bệnh trĩ
Butcher’s broom (cây chổi đậu)
Butcher’s broom là thảo dược thiên nhiên đã được chứng nhận bởi FDA của Đức về hiệu quả cho người cho người bệnh trĩ. Butcher’s broom có chứa các flavonoid hỗ trợ tuần hoàn máu và giúp tăng độ bền thành mạch. Vì vậy thảo dược này giúp cải thiện vi tuần hoàn, lưu lượng mao mạch và tăng cường các mô liên kết.
Theo Đại học Washington – Mỹ, Butcher’s broom có tác dụng kích hoạt các receptor giải phóng noradrenaline dẫn tới tăng trương lực mạch máu và co mạch. Điều này giúp tuần hoàn máu dễ dàng và giúp làm giảm tụ máu, ứ máu tại các búi trĩ.
Ginkgo Biloba (bạch quả)
Trong lá bạch quả có chứa nhóm hoạt chất terpene lactones (gồm ginkgolides và bilobalides) giúp hoạt huyết, đưa máu và oxy tới các bộ phận của cơ thể, giúp tăng cường sự đàn hồi, dẻo dai của mạch máu, góp phần chống lại bệnh trĩ.
Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên các bệnh nhân bị trĩ ở Thái Lan đã cho thấy ginkgo biloba giúp cải thiện bệnh trĩ, làm giảm các triệu chứng chảy máu, đau rát, mót rặn…
BoniVein –Sản phẩm thảo dược đột phá từ Mỹ và Canada cho người bệnh trĩ
Nếu như người bệnh đang tìm kiếm một sản phẩm vượt trội với đầy đủ các thành phần thảo dược tác động đến mọi khía cạnh của bệnh trĩ thì BoniVein chính là sự lựa chọn số 1 hiện nay.
BoniVein –Sản phẩm thảo dược đột phá từ Mỹ và Canada cho người bệnh trĩ
3 Nhóm thành phần với 9 loại thảo dược quý được nghiên cứu và tuyển chọn kỹ lưỡng từ nhiều nơi trên thế giới đã tạo nên công thức đột phá cho người bệnh trĩ:
+ Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh trĩ tức là giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa, chảy máu, sưng búi trĩ…
+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.
+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối búi trĩ và các biến chứng khác của bệnh trĩ.
Cơ chế tác dụng của BoniVein
BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn người bệnh trĩ
Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh trĩ và là một trong những sản phẩm thảo dược được tin dùng hàng đầu.
Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tiêu biểu nhất, mọi người có thể tham khảo:
Anh Nguyễn Trọng Châu (53 tuổi ở số 43 kp Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), điện thoại: 0975.076.637
“Anh bị trĩ 20 năm, đã từng đi cắt trĩ 2 lần vì trĩ độ 4 sa ra quá to. Đến năm 2018 này, bệnh trĩ lại tái phát, búi trĩ sa to, cứ đi cầu lại ra máu, bác sĩ khuyên anh nên đi cắt lần nữa tuy nhiên vì số tiền tốn kém nên anh vẫn đang chần chừ. May mắn thay, tình cờ lại biết tới BoniVein, anh dùng được 3 tháng và búi trĩ co được tầm 80% rồi, chỉ còn một mẩu bằng hạt đậu không đáng kể, hết cả đau rát chảy máu. Anh rất mừng vì không phải đi cắt trĩ nữa”.
Anh Đặng Đình Tấn, 42 tuổi ở khu phố 1, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận, điện thoại: 0964.008.962
“Sử dụng BoniVein được 1 tháng anh thấy hiệu quả rất rõ ràng: những triệu chứng trước kia như đau, rát, ngứa, chảy máu, chảy dịch … đều giảm, tuy vẫn còn nhưng đã dễ chịu hơn trước rất nhiều. Sau khi dùng tròn 10 lọ, triệu chứng của trĩ đã hết hẳn, mà thực ra mỗi ngày nó giảm một ít mình không hay, tới lúc để ý thì đã hết lúc nào rồi, sung sướng quá. Sau 3 tháng, búi trĩ của anh đã co nhỏ vào trong hậu môn, không sa ra nữa”.
Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi ở số 26 ngõ 26, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0916.930.880
“Dùng BoniVein đều đặn mỗi ngày dần dần triệu chứng đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh bớt dần rồi hết hẳn, chú nhớ không nhầm là mất khoảng một tháng thôi. Mừng nhất là búi trĩ đã mềm hơn, không cọ vào quần gây khó chịu nữa bởi chỉ khi đi vệ sinh nó mới thòi ra thôi, chứ bình thường thì không thấy đâu nữa. Và tới 3 tháng dùng BoniVein thì chú búi trĩ đã co nhỏ hẳn lại. Từ đó chú giảm liều BoniVein xuống còn 2 viên mỗi ngày để phòng ngừa tái phát. ”
BoniVein - Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania
Địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044
Hy vọng qua bài viết “Bệnh trĩ có cần phẫu thuật không và cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả” này, độc giả sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
>>> Xem thêm: