Mục lục [Ẩn]
Đau thần kinh tọa thường cản trở vận động, làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo đó, việc bỏ túi các mẹo chữa đau thần kinh tọa sẽ giúp bạn giảm bớt sự khó chịu, dịu cơn đau nhanh hơn. Vậy các mẹo đó là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mẹo chữa đau thần kinh tọa là gì?
Tính chất cơn đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa có nhiệm vụ chi phối từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân. Khi chúng bị chèn ép, tổn thương, cơn đau thần kinh tọa sẽ xuất hiện.
Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác đau từ cột sống thắt lưng lan ra đến mông, mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến các ngón chân.
Cơn đau có thể tự biến mất hoặc kéo dài hàng tuần, thậm chí vài tháng. Nó khiến người bệnh đi lại khó khăn, làm giảm hiệu suất lao động. Các mẹo chữa đau thần kinh tọa để dịu bớt cảm giác khó chịu, giúp cơn đau nhẹ nhàng hơn.
Các mẹo chữa đau thần kinh tọa là gì?
Để dịu bớt cơn đau thần kinh tọa, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:
Chườm đá hoặc chườm nóng
Đây là mẹo chữa đau thần kinh tọa đơn giản, dễ thực hiện, giúp giảm nhanh cơn đau. Nếu bạn chườm đá, tình trạng sưng viêm sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chườm vùng bị đau 1 lần/ngày, tối đa 20 phút.
Nếu chườm nóng, bạn cần cho nước ấm khoảng 70 độ C vào túi chườm. Mỗi ngày, bạn chườm khoảng 3 lần, mỗi lần 15-20 phút. Cách này giúp tăng lưu lượng máu đến vùng bị đau, dịu nhanh cơn đau cho bạn.
Trường hợp cơn đau không thuyên giảm, bạn nên chườm xen kẽ giữa hai cách này.
Chườm đá hoặc chườm nóng giúp dịu cơn đau thần kinh tọa
Di chuyển nhẹ nhàng
Nhiều người thường cho rằng, nằm nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau thần kinh tọa giảm nhanh. Thế nhưng thực tế, mức độ đau của bệnh này sẽ tăng lên khi bạn không hoạt động.
Do đó, dù đang bị đau, bạn vẫn nên di chuyển đi lại nhẹ nhàng. Cách này giúp giảm căng thẳng ở lưng và chân, cơn đau sẽ dịu hơn.
Tập thể dục
Tập thể dục cũng là mẹo chữa đau thần kinh tọa hiệu quả. Khi bạn vận động cơ thể theo bài tập phù hợp, tình trạng đau nhức, tê buốt chân sẽ được cải thiện.
Những bài tập có tác dụng tốt cho người bệnh bao gồm:
Bài tập cúi người
- Cách thực hiện: Bạn đứng thẳng và khép hai chân, giơ tay lên cao rồi từ từ gập người xuống. Dùng 2 tay chạm vào 2 đầu mũi chân, giữ yên tư thế này 10 giây, sau đó quay lại tư thế đứng ban đầu.
- Bạn nên thực hiện động tác này từ 15- 20 lần mỗi ngày.
Bài tập kéo chân về phía ngực:
- Cách thực hiện: Bạn nằm ngửa trên một mặt phẳng rồi dùng tay kéo 1 bên đầu gối về phía trước ngực, kéo hết mức có thể, giữ yên động tác này trong vòng 20 giây rồi thả chân về. Sau đó, bạn thực hiện tương tự với chân phía còn lại, làm xen kẽ động tác này mỗi bên 10 lần.
- Bạn nên thực hiện mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt cho lưng dưới, giảm được sức ép lên dây thần kinh tọa.
Tập xà đơn
Mẹo chữa đau thần kinh tọa này giúp kéo giãn vùng cột sống thắt lưng, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh. Qua đó, tập xà đơn giúp giảm đau, đồng thời phòng ngừa cơn đau hiệu quả. Lưu ý, bạn cần tùy thuộc vào điều kiện và sức khỏe của bản thân để điều chỉnh thời gian, cũng như cường độ tập phù hợp.
Kéo xà đơn tốt cho người đau thần kinh tọa
Sử dụng ngải cứu
Trong đông y, ngải cứu là thảo dược có tính ấm, vị đắng, có công dụng giúp chống viêm, tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó, ngải cứu rất tốt cho người bệnh đau dây thần kinh tọa.
Cách thực hiện: Bạn lấy 300-500g lá ngải cứu tươi, rửa sạch để ráo nước. Sau đó, sao khô ngải cứu, thêm 50g muối hạt vào đảo đều. Cuối cùng, bạn đổ hỗn hợp vào vải xô và chườm lên vị trí đau nhức trong 30 phút.
Bạn nên thực hiện mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong khoảng 3 tuần. Lưu ý những lần tiếp theo, bạn không nên sao và chườm lại ngải cứu đã sử dụng mà dùng nguyên liệu tươi mới để đảm bảo hiệu quả.
Sau khi áp dụng những mẹo chữa đau thần kinh tọa nêu trên mà cơn đau không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện khám để bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa
Để phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa, bạn nên:
- Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, không cần tập quá sức để nâng cao thể lực. Bạn nên áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ ở lưng, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Nếu bị đau thắt lưng, bạn nên tránh các môn thể thao vận động lực mạnh như đánh golf, bóng chuyền, tennis…
- Hạn chế tối đa chấn thương ở cột sống. Nếu bị bệnh thoái hóa cột sống, bạn cần điều trị sớm.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, giảm cân với những người thừa cân béo phì.
- Nên chọn công việc phù hợp với tình trạng đau cột sống, thắt lưng. Khi phải mang vác hay nhấc vật nặng, bạn nên thực hiện đúng tư thế: Co đùi gấp gối, chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng, không vác một bên người.
- Hạn chế ngồi lâu: Ngồi lâu gây áp lực lên đĩa đệm và dây chằng ở lưng, tăng nguy cơ đau thần kinh tọa. Do đó, bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên bằng cách đứng dậy, duỗi chân hoặc hoặc đi lại nhẹ nhàng.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết các mẹo chữa đau thần kinh tọa. Bệnh này ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của cơ thể. Vì vậy tốt nhất, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Mổ đục thủy tinh thể: Các phương pháp, quy trình, biến chứng có thể gặp phải
- Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa