Điểm danh 8 mốc khám thai quan trọng cho mẹ bầu

Cập nhập: Thứ bảy, 05/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Việc khám thai là rất quan trọng với phụ nữ mang thai, giúp theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng những mẹ bầu mang thai lần đầu thường rất băn khoăn không biết mình nên khám thai thời điểm nào và tại sao. Bài viết này sẽ đưa ra 8 mốc khám thai quan trọng bạn cần ghi nhớ, cùng theo dõi nhé!

 

Có những mốc khám thai quan trọng nào?

Có những mốc khám thai quan trọng nào?

 

Tại sao khám thai đầy đủ và đúng lịch lại quan trọng?

   Khám thai là một việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai do những nguyên nhân sau:

  • Giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi.
  • Được bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Mẹ bầu được khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…
  • Giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

8 mốc khám thai quan trọng

Mốc 1: Sau khi trễ kinh 2 - 3 tuần

   Lúc này thai được khoảng 6 - 7 tuần, buổi khám này chủ yếu thực hiện phương pháp siêu âm để xác định:

  • Thai đã làm tổ ở tử cung chưa? Vị trí của thai ra sao?
  • Túi thai có đang tiến triển tốt hay không?
  • Vòng sáng xung quanh túi thai ra sao?…

   Ngoài ra, lần siêu âm này còn đánh giá tình trạng tử cung, cổ tử cung, phần phụ,… giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn trong suốt quá trình mang thai.

   Ngoài ra, thai phụ sẽ thực hiện thêm một vài bước khám, xét nghiệm khác như:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Kiểm tra mạch, huyết áp, tim phổi.
  • Đánh giá sức khỏe của mẹ: Bệnh lý nội, ngoại khoa.
  • Đánh giá tình trạng vùng chậu, các cơ quan sinh dục, sinh sản của chị em.
  • Xét nghiệm tổng phân tích thành phần mẫu nước tiểu.
  • Xét nghiệm nhóm máu, mẹ có gặp tình trạng thiếu máu hay không.
  • Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh như: Viêm gan siêu vi B, Giang mai, HIV/AIDS, Rubella…

Mốc 2: Thai nhi được khoảng từ 11 - 13 tuần

   Đây là mốc khám thai vô cùng quan trọng để sàng lọc dị tật thai nhi. Bởi vì đây là khoảng thời gian cho kết quả đo độ mờ da gáy chính xác. Dựa vào kết quả đo, bác sĩ  có thể bước đầu phát hiện được các dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành,... Sau tuần thai thứ 13, những dị tật này sẽ khó phát hiện hơn, khiến thai phụ mất đi cơ hội can thiệp sớm nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra trong thai kỳ.

 

Đo độ mờ da gáy để phát hiện hội chứng Down

Đo độ mờ da gáy để phát hiện hội chứng Down

 

   Ngoài ra, ở lần kiểm tra này, các mẹ vẫn thực hiện các bước khám tổng quát, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm để đánh giá chi tiết về tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Mốc 3: Từ tuần thai thứ 16 đến 22

   Ở mốc tuần thai này, thai nhi hầu như đã phát triển và dần ổn định hình thái bên ngoài. Các cơ quan bên trong đã hình thành và phân chia rõ rệt nên sẽ dễ dàng phát hiện bệnh tật.

   Thông qua siêu âm ở mốc khám thai này, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như: Dị dạng cơ quan, hở hàm ếch, sứt môi,... Từ đó, đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Mốc 4: Từ tuần thai thứ 24 đến 28

   Trong lần khám thai này, mẹ bầu cần để ý xét nghiệm sau:

  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: Phát hiện tiểu đường thai kỳ. Nửa cuối thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu dễ bị tiểu đường. Bệnh này tuy không có triệu chứng rõ ràng nhưng lại mang nhiều rủi ro tiềm ẩn như thai to, tăng nguy cơ tiền sản giật,...
  • Các xét nghiệm thường quy định kỳ, tổng phân tích nước tiểu,...
  • Siêu âm 4D: Phát hiện dị tật muộn ở thai nhi. Nếu có những bất thường nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm tiếp theo.

   Ngoài ra, các mẹ sẽ được tiêm uốn ván mũi 1 để đảm bảo sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ.

 

Bà bầu được tiêm uốn ván để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ

Bà bầu được tiêm uốn ván để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ

 

Mốc 5: Từ tuần thai 28 - 32

   Đây là thời điểm thai nhi dễ xuất hiện các bất thường muộn như tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai,... Do đó, việc kiểm tra thai trong thời điểm này sẽ được thực hiện cẩn thận hơn. Bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra trọng lượng thai, ngôi thai, bánh nhau, lượng nước ối,...

   Các xét nghiệm của thai phụ trong lần này là:

  • Khám cơ bản, xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Siêu âm thai, đo chiều cao tử cung.

   Mũi tiêm uốn ván thứ 2 cũng được tiêm vào thời điểm này.

Mốc 6: Từ tuần thai 32 - 36

   Bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá tương tự ở lần khám thai trước để theo dõi sự phát triển của thai nhi và mẹ.

   Bên cạnh đó, thai phụ sẽ thực hiện thêm xét nghiệm Non - stress test. Cụ thể, thai phụ được chạy máy Monitor sản khoa để xác định cơn co tử cung và sự thay đổi của tim thai. Vào lần khám thai này, bác sĩ cũng dự báo cân nặng của thai nhi.

   Từ tuần 35 - 37, mẹ bầu cần xét nghiệm liên cầu khuẩn beta.

Mốc 7: Từ tuần thai 36 đến 39

   Từ thời điểm này, bạn nên khám để theo dõi thai liên tục 1 tuần/ lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Trong các lần khám đó, mẹ sẽ được chỉ định khám lâm sàng, siêu âm thai, đo tim thai và hoạt động của các cơn co tử cung.

    Nếu có triệu chứng gì bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng…, bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.

Mốc 8: Từ tuần 40 trở đi

   Mẹ nên thực hiện khám thai 2 ngày/ lần và nhập viện khi có dấu hiệu sắp sinh.

 

Những lưu ý khi đi khám thai

   Trên đây là những mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua. Khi đi khám thai, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Đi khám thai đầy đủ và đúng thời điểm theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Lưu trữ hồ sơ khám thai những lần trước và mang đến lần khám tới.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín.
  • Mặc trang phục thoải mái khi khám thai: Thai phụ nên mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, không mặc đồ bó sát. Nếu phải siêu âm đầu dò, bạn nên mặc váy liền rộng rãi. Nếu chỉ siêu âm bụng thông thường, bạn nên mặc quần rộng cạp.
  • Ở ba tháng đầu thai kỳ, khi đi siêu âm bạn nên uống nhiều nước lọc. Khi bàng quang đầy, tử cung sẽ được đẩy lên giúp bác sĩ dễ dàng quan sát em bé hơn.
  • Ở những tháng sau, kích thước của em bé đã lớn, bạn cần đi tiểu trước khi siêu âm. Lúc đó, bàng quang được làm trống và việc quan sát thai nhi dễ dàng hơn.
  • Không dùng chất kích thích trước khi khám thai.
  • Nếu lần khám thai đó phải kiểm tra tiểu đường thai kỳ, bạn cần nhịn đói theo chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả chính xác.

 

Mẹ bầu nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái khi đi khám thai

Mẹ bầu nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái khi đi khám thai

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các mốc khám thai quan trọng và những lưu ý khi khám thai. Bạn hãy chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện khám thai, giúp kiểm soát tốt nhất thai kỳ của mình nhé!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà