Tìm hiểu về bệnh chắp mắt ở trẻ em

Cập nhập: Thứ tư, 16/02/2022

Bệnh chắp mắt ở trẻ em thường xuất hiện do nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt. Cần tìm ra cách chữa trị sớm để bảo vệ đôi mắt trẻ khỏi những biến chứng nguy hiểm khác. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh chắp mắt ở trẻ em, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

 

 

Bệnh chắp mắt là gì?

 

    Chắp mắt hay dân gian còn quen gọi mọc lẹo ở mắt là tình trạng có một vết sưng đỏ, gây đau, thường xuất hiện ở mí trên hoặc mí dưới của bé. Chắp mắt có thể xảy ra ở bên trong hoặc bên ngoài mí mắt. Ngoài ra, nó cũng xuất hiện ở mép mí mắt hoặc trên lông mi.

 

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh chắp mắt ở trẻ em

 

  • Nguyên nhân khiến trẻ bị chắp mắt:

 

Một vết sưng đỏ bên dưới mí mắt thường giống như một cục u cứng. Nó sẽ tự biến mất trong một tuần. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

 

  • Nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt.

  • Nhiễm trùng thường là do vi khuẩn gây ra. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureus.

  • Khi bị chắp mắt ở trẻ em, bạn không cần đưa trẻ đi khám ngay. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn hai tuần, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

 

  • Triệu chứng của bệnh chắp mắt:

 

    Bệnh chắp mắt có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn và bỏng rát vì những vết chắp có thể chứa đầy mủ.

 

  • Ngoài bị đau, trẻ còn có thể cảm thấy khó chịu do vết chắp khiến trẻ cảm thấy như dưới mí mắt có hạt bụi.

  • Đôi khi, bạn cũng sẽ nhìn thấy một chất lỏng màu trắng hoặc vàng chảy ra từ vết chắp.

 

Cách cải thiện tình trạng chắp mắt ở trẻ em như thế nào?

 

   Thông thường, chắp mắt sẽ tự biến mất trong một tuần. Vết sưng sẽ tự “vỡ” và mủ sẽ chảy ra. Tuy nhiên, bạn có thể làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bằng cách giữ cho đôi mắt trẻ luôn sạch sẽ. Để cải thiện bệnh có thể sử dụng cách sau


 

Có thể sử dụng nước nóng: Ngâm một chiếc khăn sạch trong nước ấm. Sau khi vắt nước, đặt lên mắt của trẻ.

  • Làm điều này vài lần một ngày. Nó sẽ giúp vết chắp mềm và mau “vỡ”. Như vậy, mủ sẽ chảy ra và vết chắp tự biến mất.

 

  • Tuy nhiên, bạn hãy nhớ đừng để nước quá nóng vì có thể khiến trẻ khó chịu.


 

Làm thế nào để hạn chế tình trạng lây lan chắp mắt ở trẻ em?

 

    Nếu trẻ chỉ bị một bên mắt, đừng dùng khăn đã lau mắt bị bệnh cho bên mắt còn lại vì vi khuẩn có thể lây lan từ mắt này sang mắt khác. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây từ người này sang người khác. Do đó, bạn không nên dùng chung khăn với trẻ. Hãy nhớ rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào mắt của trẻ.

 

  Bạn không cần phải cách ly trẻ khi ở nhà hoặc ở trường. Thay vào đó, bạn chỉ cần thực hiện đúng các bước điều trị trước khi trẻ đi học và sau khi trẻ tan học. Yêu cầu người trông trẻ rửa tay thường xuyên và cẩn thận không dùng chung khăn của trẻ với những trẻ khác. Nếu trẻ đi học, hãy nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên trong ngày.

 

  • Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

 

  • Nếu trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ.

 

  • Nếu trẻ hơn 4 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu vết chắp bao phủ toàn bộ mí mắt trên hoặc mí mắt dưới. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển bệnh viêm tế bào quanh ổ mắt.

 

  • Bạn cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu vết chắp không bị “vỡ” và chảy mủ sau 1 tuần chườm ấm hoặc nếu trẻ xuất hiện nhiều vết chắp hoặc vết chắp mới xuất hiện ngay sau khi vết chắp cũ biến mất.

 

  • Bác sĩ có thể chỉ yêu cầu bạn chườm ấm cho trẻ. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng.

 

  • Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để điều trị.

 

Phòng bệnh chắp mắt ở trẻ em như thế nào?

 

   Không có cách nào đề phòng tình trạng này. Trẻ em bị chắp mắt thường xuyên hơn người lớn. Một số trẻ lại dễ bị chắp mắt hơn một số trẻ khác. Nếu trẻ thường xuyên bị, bạn có thể giảm thiểu chúng bằng cách rửa mí mắt mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.

 

Trên đây là bài viết tìm hiểu về bệnh chắp mắt ở trẻ em. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Giải pháp giúp phòng ngừa cảm lạnh mùa đông cho trẻ

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các dấu hiệu nhận biết, cách xử trí cũng như giải pháp phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ trong mùa đông. Mời các bạn cùng đón đọc!

Cách pha chanh đào mật ong hiệu quả cho trẻ bị ho, cha mẹ không nên bỏ qua

Cách pha chanh đào mật ong hiệu quả cho trẻ bị ho, cha mẹ không nên bỏ qua.

Hướng dẫn mẹ chọn thực phẩm chứa chất béo phù hợp cho con

Các thực phẩm giàu canxi như cá, sữa luôn là nguồn thực phẩm được đánh giá cao giúp tăng cường trí não ở trẻ.

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân do đâu và giải pháp khắc phục là gì?

Để giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc về những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bé lười ăn - mẹ phải làm sao? 5 cách giúp trẻ ăn nhiều hơn, khỏe mạnh hơn.

Khi làm cha, làm mẹ có lẽ mọi người mới thấm thía thế nào là “ nuôi con mọn”. Chăm một đứa trẻ thật chẳng dễ dàng. Chỉ cần trẻ lười ăn đã khiến cả nhà đau đầu, stress. Nhiều mẹ đã ép con ăn một cách tiêu cực, gây tác dụng ngược khiến tình trạng bé lười ăn ngày càng nghiêm trọng
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi