Triệu chứng bệnh gút - làm thế nào để cơn gút cấp không quay trở lại?

Cập nhập: Thứ bảy, 14/03/2020

Mục lục [Ẩn]

Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh gút ngày một tăng cao. Nếu như năm 2003, tỷ lệ mắc gút chỉ là 0.14% thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên 1%. Tức là từ hơn 115 nghìn người bệnh sau 11 năm đã tăng lên hơn 9 triệu người. Bệnh được đặc trưng bởi những cơn gút cấp, nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp khác nên bị bỏ qua. Vì vậy biết được triệu chứng bệnh gút, chẩn đoán và có hướng điều trị sớm là điều cần thiết. Đọc bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!

Triệu chứng bệnh gút - làm thế nào để cơn gút cấp không quay trở lại?

Triệu chứng bệnh gút - làm thế nào để cơn gút cấp không quay trở lại?

Bệnh gout là gì?

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát. Nguyên nhân gây ra bệnh do tăng acid uric máu làm lắng đọng tinh thể muối urat trong các mô.

Nhiều người hiểu lầm bệnh gút chỉ gây đau và dùng các thuốc giảm đau trong mỗi đợt gút cấp là được. Nhưng thực tế cho thấy, đã có những trường hợp tử vong do các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Triệu chứng bệnh gút

Bệnh được đặc trưng bởi các cơn gout cấp tái phát và những hạt tophi. Trong đó, biểu hiện sớm nhất đó lại các cơn đau, còn hạt tophi thường xuất hiện muộn hơn.

Cơn đau gút cấp có dấu hiệu nào?

  • Thường xuất hiện sau khi uống rượu bia, một bữa ăn giàu đạm, va chạm  khớp, hoặc khi trời lạnh, thường xuất hiện và dữ dội hơn vào ban đêm, ban ngày mức độ đau có giảm hơn.
  • Cơn gút cấp thường khởi phát ở khớp bàn - ngón chân cái (60 - 70% ).
  • Triệu chứng: khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội, bóng rát. Tình trạng ngày càng tăng, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi thứ tự: bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp.

Cơn gút cấp có biểu hiện sưng nóng đỏ đau dữ dội tại khớp bị viêm

Cơn gút cấp có biểu hiện sưng nóng đỏ đau dữ dội tại khớp bị viêm

  • Đáp ứng tốt với thuốc colchicin (thường giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ).
  • Người mệt mỏi, đôi khi sốt 38 – 38.5 độ C, có thể kèm rét run.

Cơn gút cấp kéo dài bao lâu? 

  • Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày. Sau đó các dấu hiệu viêm giảm dần: đỡ đau, đỡ nề, bớt đỏ. Và khi hết đợt cấp, khớp trở lại hoàn toàn bình thường.
  • Cơn gút cấp dễ tái phát, khoảng cách có thể gần nhưng cũng có thể rất xa. Hầu hết bệnh nhân sẽ bị đợt gút thứ 2 sau 6 tháng đến 2 năm. Khoảng 62% bệnh nhân bị tái phát trong năm đầu, 16% tái phát sau 1-2 năm, 11% từ 2-5 năm, 4% từ 5-10 năm và 7% không bị tái phát trong khoảng 10 năm trở lại.
  • Bên cạnh thể điển hình, bệnh nhân cũng có thể gặp thể nhẹ, kín đáo, đau ít nên dễ bị bỏ qua.

Có thể thấy, bệnh cơn gút cấp có những dấu hiệu rất điển hình nhưng dễ bị bỏ qua bởi. Bởi cơn đau của bệnh gút có những đặc điểm dễ nhầm lẫn với bệnh khác.

Những bệnh có biểu hiện giống triệu chứng bệnh gút

Bệnh giả gút

Bệnh giả gút là bệnh khi tinh thể Calci pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô quanh khớp. Thống kê cho thấy 25% những người bị bệnh giả gút (CPPD) có triệu chứng giống hệt bệnh gút. Hai bệnh này cũng có những đặc điểm khác nhau để có thể phân biệt như:

  • Bệnh giả gút khi khởi phát ít đau đớn hơn so với cơn gút cấp
  • Nếu bệnh gút đa số cơn gút cấp phát triển sớm ở ngón chân cái thì gần một nửa bệnh nhân bị giả gút với vị trí đau ban đầu là đầu gối.
  • Bệnh gút bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, còn bệnh giả gút thì không. Chế độ ăn kiêng ko ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển bệnh.
  • Bệnh giả gút không tạo hạt tophi.
  • Kiểm tra dịch khớp ở người bệnh gút thấy có tinh thể Natri urat hình kim, còn bệnh giả gút khi soi dịch phát hiện ra tinh thể Calci pyrophosphate hình thoi hoặc dạng thanh.

Gần 50% bệnh nhân bị giả gút với vị trí đau ban đầu là đầu gối

Gần 50% bệnh nhân bị giả gút với vị trí đau ban đầu là đầu gối

Viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch  gây ra viêm tại các tổ chức liên kết màng hoạt dịch, làm tổn thương ở các khớp. Một số triệu chứng có thể phân biệt với cơn gút cấp:

  • Thường xảy ra cứng khớp vào buổi sáng.
  • Các khớp viêm có tính chất đối xứng
  • Các bệnh về viêm khớp dạng thấp không liên quan đến chế độ ăn uống
  • Thường gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên. Vì vậy những triệu chứng bệnh gout ở nữ thường dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đừng bỏ lỡ: Cách phân biệt bệnh gút và viêm khớp dạng thấp để hiểu hơn về 2 căn bệnh này nhé!

Thoái hóa khớp

  • Thoái hóa khớp thường xảy ra ở các vị trí như ngón tay, khớp gối, cột sống cổ, khớp háng…
  • Xảy ra ở nhiều khớp
  • Mức độ đau nhẹ hơn so với cơn gút cấp và không có hiện tượng viêm sưng đỏ.

Thấp tim

Thấp tim cũng gây đau và viêm khớp nhưng bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên, không phụ thuộc vào bữa ăn.

Khi có những dấu hiệu bệnh gút, bạn nên đi khám sớm để đánh giá được mức độ và chẩn đoán xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh trên.

 

Bệnh gút khám ở đâu và xét nghiệm những gì?

Để kiểm tra bệnh gout, bạn có thể đến những bệnh viện tuyến huyện trở lên. Bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Đo nồng độ acid uric trong máu: tăng cao hơn > 420 µmol/l (ở nam giới), >360 µmol/l ở phụ nữ.
  • Định lượng acid uric niệu 24 giờ: để xác định tăng hay giảm thải acid uric.
  • Xét nghiệm tìm tinh thể urat trong dịch khớp: quan trọng nhất là tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp.
  • X-quang khớp

 

Cần làm gì để giảm triệu chứng bệnh gút? 

Người bệnh gút nên sinh hoạt, luyện tập như thế nào?

Chế độ sinh hoạt tập luyện của người bệnh gút khi có và không có cơn gút cấp là khác nhau:

  • Khi có cơn gout cấp: người bệnh cần để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối. Vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat vào trong khớp làm cơn đau nặng hơn. Người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi, khi các khớp bị đau được bất động bằng nẹp hay bột sẽ giúp giảm đau tốt hơn.
  • Khi không có cơn gout cấp: Giảm cân (nếu béo phì). Đồng thời bệnh nhân nên tập những môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ... Không chơi những môn thể thao vận động mạnh như đá bóng, cầu lông, bóng chuyền… 

Giảm cân, đi bộ nhẹ nhàng khi không có cơn gút cấp

Giảm cân, đi bộ nhẹ nhàng khi không có cơn gút cấp

Có phải người bệnh gout chỉ cần điều chỉnh lối sống?

Thay đổi lối sống ở người bệnh gout là điều cần phải thực hiện. Tuy nhiên, chỉ vậy thôi là chưa đủ.

Đối với những người phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, acid uric trong máu mới tăng nhẹ, bệnh có thể được cải thiện khi có chế độ ăn uống tập luyện khoa học. Tuy nhiên, nếu acid uric máu tăng cao, đã có cơn gút cấp thì cần phải có biện pháp can thiệp làm hạ acid uric trong máu.

Cách điều trị bệnh gút

Nguyên tắc trong điều trị bệnh gút

  • Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp.
  • Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng.

Việc điều trị bệnh gout phải kết hợp giữa chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý với dùng thuốc. Các thuốc điều trị bệnh gút gồm thuốc giảm đau, chống viêm và các thuốc hạ acid uric trong máu.

Mời bạn đón đọc thêm: 5 Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh gút

Thuốc giảm đau, chống viêm

  • Colchicin: Có tác dụng điều trị đặc hiệu cơn gút cấp, giảm đau nhanh trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là trên đường tiêu hóa. Thuốc này không có tác dụng hạ acid uric trong máu.
  • Thuốc nhóm NSAIDs: Các thuốc trong nhóm này có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt. Thế nhưng chúng cũng có rất nhiều tác dụng phụ mà đặc biệt là gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Thuốc thuộc nhóm Corticoid: Là những thuốc có tác dụng chống viêm rất mạnh nhưng chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng hoặc chống chỉ định với Colchicin, NSAIDs và bệnh nhân phụ thuộc vào corticoid. Bởi ngoài nhiều tác dụng phụ, chúng còn gây tăng acid uric máu vì giảm thải acid uric qua thận.

 

Người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng thuốc tây điều trị gút

Người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng thuốc tây điều trị gút

Thuốc hạ acid uric

Có nhiều nhóm thuốc dùng để hạ acid uric trong đó loại thuốc thông dụng nhất là allopurinol. Thuốc này ức chế enzyme xanthine oxidase , ức chế sự chuyển đổi hypoxanthin thành xanthin rồi thành acid uric từ đó hạ acid uric máu hiệu quả. Tuy nhiên có đến 20% bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ, có khoảng 5 % phải ngừng thuốc.

Vì những tác dụng bất lợi trên mà nhiều người bỏ điều trị, cố gắng chịu đựng trong những cơn đau gút cấp. Vì thế mà tình trạng ngày càng nặng, cơn đau dày lên và ngày càng dữ dội, bệnh chuyển sang mạn tính, rất khó điều trị và có các biến chứng nguy hiểm trên thận và khớp.

Chính vì vậy mà tìm ra giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh gút là bài toán được đặt ra cho các nhà khoa học.

Thảo dược tự nhiên - chìa khóa vàng đẩy lùi bệnh gút

Thảo dược là lời giải trong công cuộc tìm kiếm phương pháp cải thiện bệnh gút  tối ưu nhất. Sau rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã tìm ra các thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc hạ acid uric máu và giảm đau chống viêm trong bệnh gút, trong đó tiêu biểu nhất là:

- Quả anh đào đen. 

- Hạt cần tây. 

- Hạt nhãn.

-Bách xù, ngưu bàng tử, trạch tả, hạt mã đề.

- Gừng, tầm ma, bạc hà, húng tây.

 

Trạch tả được dùng nhiều trong y học cổ truyền để cải thiện bệnh gout

Trạch tả được dùng nhiều trong y học cổ truyền để cải thiện bệnh gout

 

Nhiều người sẽ tự hỏi tại sao lúc đau ăn gừng, bạc hà hiệu quả không cao như vậy? Hay uống nước sắc các loại này lâu ngày nhưng acid uric trong máu không hạ?

Lý do bởi vì lượng hoạt chất có tác dụng trong thảo dược thường thấp,  phải dùng rất nhiều mới cho hiệu quả rõ rệt. Đồng thời khi dùng một dược liệu riêng lẻ, hiệu quả sẽ không thể cao. Chúng ta có thể thấy, trong các phương thuốc cổ truyền, các thầy thuốc thường kết hợp rất nhiều loại với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Mỗi một tỷ lệ cũng sẽ cho tác dụng khác nhau. Ngoài ra, nếu cách dùng không đúng sẽ làm mất tác dụng của thảo dược. 

Ngày nay, nhờ khoa học tiến bộ, người ta đã nghiên cứu kết hợp chúng với nhau, đồng thời áp dụng công nghệ bào chế hiện đại tạo ra viên uống BoniGut- Sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh gút. 

 

BoniGut - Thành phần tự nhiên được nâng tầm bằng công nghệ sản xuất hiện đại.

BoniGut là sản phẩm của Canada và Mỹ, có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên gồm các nhóm:

  • Nhóm giúp hạ acid uric: quả anh đào đen, hạt nhãn, hạt cần tây, bách xù, trạch tả, ngưu bàng tử, hạt mã đề
  • Nhóm giúp chống viêm giảm đau: gừng, tầm ma, bạc hà, lá húng tây

 

BoniGut có công thức toàn diện giúp hạ acid uric hiệu quả

BoniGut có công thức toàn diện giúp hạ acid uric hiệu quả

 

Các thảo dược này được trải qua quy trình sản xuất hiện đại tại nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Hai nhà máy này đều đã đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Mỹ), bộ Y tế Canada và  WHO.

Tại đây, BoniGut được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước siêu nano, đồng nhất và ổn định, giúp cơ thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất.

   Bài viết trên đã trình bày những triệu chứng bệnh gút, đồng thời đưa ra các phương pháp điều trị và giải pháp tối ưu nhất. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích, giúp bạn tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn để giải quyết bệnh của mình.

 

XEM THÊM:

Bia rượu- kẻ thù của bệnh nhân gút

Giã từ cảnh đau đớn 20 năm vì bệnh gút

 

 

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi