Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ nên chăm sóc và điều trị như thế nào?

Cập nhập: Thứ tư, 16/02/2022

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng niêm mạc thanh quản bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn, virus, thường hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa lạnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về điều trị viêm thanh quản ở trẻ em cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh nhé.

 

 

 

 

Viêm thanh quản cấp tính là gì?

 

     Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại: viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em, viêm thanh quản cấp tính ở người lớn nhưng thường hay gặp ở trẻ em nhiều hơn.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản cấp tính

 

  • Tác nhân gây bệnh:

  • Virus thường gặp là: Influenzae (cúm), APC…

  • Vi khuẩn: S.pneumoniae (phế cầu), Hemophilus influenzae

  • Điều kiện thuận lợi:

  • Sau một thời gian viêm đường hô hấp trên: Bệnh mũi xoang, bệnh phổi, bệnh họng amidan, VA ở trẻ em.

  • Sử dụng giọng gắng sức: Nói nhiều, hét to, hát to…

  • Trào ngược họng, thanh quản.

  • Dị ứng.

 

Triệu chứng của viêm thanh quản cấp tính

  • Khó nuốt: Bỏ ăn, chảy nước miếng.

  • Khàn tiếng: Có thể nhẹ đến mất tiếng.

  • Khó thở.

  • Bệnh hay xảy ra vào ban đêm bắt đầu bằng triệu chứng cúm, khó thở thanh quản xảy ra tăng dần và có dấu hiệu điển hình trong vài giờ.

 

Các triệu chứng khác có thể không đầy đủ: sốt cao, viêm họng mãn, ho, thở có tiếng rít.

 

Cơn khó thở thanh quản cấp tính được chia thành 3 cấp độ:

 

  • Cấp độ nhẹ: Trẻ ho, khàn tiếng, chỉ có tiếng thở rít khi khóc. Giai đoạn này trẻ chưa phải nhập viện, tuy nhiên phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi và điều trị tại nhà.

 

  • Cấp độ trung bình: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở, thở nhanh. Khi nhận thấy những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị.

 

  • Cấp độ nặng: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Lúc này trẻ bị tắc nghẽn hô hấp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

 

Cách điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em

  • Nguyên tắc điều trị:

 

    Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp tính có thể gây khó thở trầm trọng nên cần được bác sĩ khám và theo dõi. Cơn khó thở thanh quản mức độ nhẹ thường thuyên giảm trong vòng ba ngày nếu được chăm sóc và theo dõi cẩn thận tại nhà.

 

   Trấn an trẻ đang sợ hãi. Tạo môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, kiêng nói, tránh la khóc, gắng sức.

 

    Cho trẻ uống nhiều nước ấm, tránh sử dụng các gia vị kích thích như ớt, tiêu trong chế biến thức ăn. Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.

 

   Khi chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản cấp tính, cần theo dõi diễn tiến bệnh để phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong những dấu hiệu sau:

 

  • Thở rít tiến triển, xuất hiện khi trẻ nằm yên.

  • Xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở bất thường, phập phồng cánh mũi.

  • Trẻ mệt nhiều.

  • Trẻ há miệng khi thở và chảy nước miếng.

  • Sốt cao trên 39 độ C.

  • Hoặc cơn khó thở thanh quản chưa giảm sau 3 ngày.

 

Phòng ngừa viêm thanh quản cấp tính ở trẻ như thế nào?

   Dưới đây là những biện pháp giúp phòng ngừa viêm thanh quản cấp tính ở trẻ:

 

  • Giữ ấm cho trẻ em về mùa lạnh.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm đường hô hấp trên, cúm…

  • Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng.

  • Khi phát hiện viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em cần theo dõi sát để phòng tiến triển xấu của bệnh.

 

   Trên đây là bài viết về cách điều trị và chăm sóc trẻ khi bị viêm thanh quản cấp tính. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại những kiến thức hữu ích cho các bậc cha mẹ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số 18001044 để được hỗ trợ.

Bài viết cùng chủ đề

Các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa và cách phòng tránh cha mẹ nên biết!

Các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa là gì? Cha mẹ phải làm gì để giúp con yêu phòng tránh hiệu quả các bệnh đó? Mời các bạn cùng tìm hiểu đáp án chi tiết nhất ở bài viết dưới đây!

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp chuột túi

Những nghiên cứu thực hiện trên trẻ sơ sinh phát hiện ra rằng trẻ nhận được sự âu yếm của mẹ ngay sau sinh thường khóc ít hơn, ít giật mình hơn và ngủ sâu hơn những trẻ không nhận được sự chăm sóc này.

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ bằng cách nào?

Cha mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách nào? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Điểm danh các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em mà các mẹ không nên bỏ qua

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ điểm danh các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em để các mẹ nắm rõ và có phương pháp chăm sóc bé đúng đắn. Mời các bạn cùng đón đọc!

Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Top 7 thực phẩm giàu kẽm cha mẹ không thể bỏ qua

Với trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi