5 nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa thường gặp nhất và cách khắc phục

Cập nhập: Thứ bảy, 25/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nổi mẩn ngứa là một vấn đề vô cùng thường gặp và gần như là nó chẳng tha cho ai bao giờ, kể cả người già, phụ nữ và trẻ em. Bất cứ khi nào xuất hiện, nó đều khiến cho người mắc phải gãi liên tục để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trong bài bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 5 nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa thường gặp nhất và cách khắc phục nhé!

 

5 nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa

5 nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa và cách khắc phục

 

Da bị nổi mẩn ngứa do côn trùng đốt

   Việt Nam là một nước nhiệt đới, với khí hậu chủ yếu là nóng ẩm và mưa nhiều. Đây là một điều kiện lý tưởng để các loại côn trùng sinh trưởng và phát triển quanh năm. Các loại côn trùng thường hay cắn và khiến da bị nổi mẩn ngứa có thể kể đến là: bọ ve, chấy rận, rệp, ruồi trâu, kiến ba khoang, ong, kiến lửa,... hay thường gặp nhất chính là muỗi.

  Côn trùng sẽ tiết ra những chất dịch, độc tố kích thích hệ thống miễn dịch của người bị cắn. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể IgE, dẫn đến giải phóng histamin và các hóa chất gây viêm khác, từ đó gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa.

   Vết cắn của côn trùng có thể rất nhẹ và biến mất sau 1 đến vài ngày cho dù bạn không làm gì cả. Tuy nhiên, có những vết cắn lại vô cùng nguy hiểm, như vết cắn của kiến ba khoang chẳng hạn.

   Để giảm tình trạng nổi mẩn ngứa do côn trùng đốt, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị đốt với xà phòng, chườm lạnh. Nếu bị ngứa nhiều, bạn có thể dùng các loại kem bôi da, thuốc kháng histamin h1 thế hệ 1(chlorpheniramine, promethazine, hydroxyzine...) hoặc thế hệ 2 (loratadin, cetirizin, fexofenadine,...). Trong trường hợp nặng, bạn nên đến bệnh viện để được xử lý đúng cách nhất.

 

Côn trùng đốt là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mẩn ngứa

Côn trùng đốt là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mẩn ngứa

 

Da bị nổi mẩn ngứa do nấm ký sinh

   Không chỉ có côn trùng, khí hậu ở nước ta cũng rất thích hợp để các loại nấm ký sinh trên người phát triển mạnh. Một số loại bệnh do nấm gây ra có thể kể đến như:

  • Bệnh lang ben do nấm Pityrosporum.
  • Bệnh hắc lào do nấm trichophyton, microsporum hay epidermophyton,...
  • Bệnh nấm kẽ do Epidermophyton, trichophyton hoặc candida albicans,..
  • Nấm móng, tóc do trichophyton.

  Hầu hết các bệnh nấm da đều gây nổi mẩn ngứa dai dẳng rất khó chịu. Chúng có thể gây ngứa ở một khu vực nhất định, rồi lan ra những khu vực khác và tiếp tục khiến người bệnh khổ sở. Thậm chí, nó có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung quần áo, khăn, chăn chiếu,... Đặc biệt hơn là, chúng còn rất dễ tái phát.

   Với tình trạng da bị nổi mẩn ngứa do nấm, bạn sẽ cần dùng đến các loại thuốc có tác dụng diệt nấm như:

  • Thuốc bôi ngoài da: Ketoconazole, Clotrimazole, Miconazole, Terbinafin,...
  • Thuốc uống: Itraconazole, terbinafin,...

   Lưu ý, khi bị nấm da, bạn không được tắm bằng xà phòng, vì sẽ khiến nấm lan ra nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm thuốc kháng histamin, kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn. Bạn hãy đi khám để xác định được loại nấm, cũng như  chọn được loại thuốc phù hợp nhé!

 

Da bị nổi mẩn ngứa do viêm da tiếp xúc

   Một nguyên nhân thường gặp khác khiến da bị nổi mẩn ngứa phải kể đến là viêm da tiếp xúc. Tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng như:

  • Các loại hóa chất tẩy rửa.
  • Các loại nước hoa, nước tẩy trang, mỹ phẩm,...
  • Các loại trang sức, giày dép, vải,...
  • Các loại thuốc, kem bôi ngoài da,...
  • Độc tố của các loại thực vật, và ánh sáng mặt trời.

   Viêm da tiếp xúc là bệnh dễ mắc nhưng lại khó chữa. Điều đầu tiên mà người bệnh cần thực hiện là hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh cho bản thân. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể chườm lạnh, rửa với nước mát, bôi kem dưỡng ẩm và tắm với bột yến mạch.

    Với trường hợp trung bình đến nặng, bạn có thể dùng corticoid bôi ngoài da. hoặc dạng uống trong thời gian ngắn. Lưu ý, việc chữa viêm da tiếp xúc nên tránh sử dụng thuốc kháng histamin bôi ngoài da. Nếu người bệnh bị ngứa nhiều, bác sĩ có thể chỉ định uống một đợt thuốc kháng histamin.

 

Corticoid bôi ngoài da được dùng để trị viêm da tiếp xúc

Corticoid bôi ngoài da được dùng để trị viêm da tiếp xúc

 

Da bị nổi mẩn ngứa do zona thần kinh

   Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV), virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Các virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể... loại virus này sẽ tái hoạt động.

   Khi bị nhiễm virus Zona, người bệnh sốt từ 38 - 39 độ C, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt mỏi, nước tiểu vàng. Da nổi mẩn đỏ, ngứa, đau rát, các đám mụn nước nhỏ, bọng nước tập trung thành từng chùm, dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên.

    Sau vài ngày, các mụn nước này vỡ đi, hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da giống như bị hắc lào. Người bệnh xuất hiện cảm giác đau như kim châm, giật giật từng cơn ở vùng da nhiễm bệnh. Một số triệu chứng khác có thể kể đến như: ù tai, nhức đầu, chóng mặt, khó chịu, đi loạng choạng, sợ ánh sáng, tăng tiết mồ hôi.

    Để điều trị zona thần kinh, bạn cần giữ vùng nhiễm bệnh sạch sẽ, vệ sinh bằng xà phòng, mặc quần áo rộng để tránh va quệt. Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng virus, corticoid cục bộ,...

 

Da bị nổi mẩn ngứa do chức năng gan kém

   Chức năng chính của gan là chuyển hóa các loại độc tố trong cơ thể thành dạng ít độc hại hơn để đào thải ra ngoài. Do đó, khi chức năng gan kém, các chất độc sẽ tồn đọng lại trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa.

    Các mụn nhọt, mẩn đỏ gây ngứa sẽ xuất hiện đột ngột trên da. Các mảng mẩn đỏ xuất hiện với giới hạn rõ. Mẩn đỏ có thể xuất hiện li ti, sau đó lan ra phạm vi rộng hơn. Một số trường hợp nặng, mảng đỏ có thể lan rộng ra toàn thân.

   Cùng với đó, người bệnh có biểu hiện khác như: mệt mỏi, khó chịu, thay đổi tính tình, chán ăn, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu,...

 

Nổi mẩn ngứa là dấu hiệu của chức năng gan kém

Nổi mẩn ngứa là dấu hiệu của chức năng gan kém

 

   Để khắc phục tình trạng này, trước hết, bạn cần phải ngừng sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá vì chúng làm giảm chức năng gan, gây ra một số vấn đề như gan nhiễm mỡ hay ung thư gan. Bạn cũng cần hạn chế ăn thực phẩm giàu cholesterol, dầu mỡ, tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi.

   Bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm giúp thải độc và tăng cường chức năng gan như: rau má, sâm đất, mướp đắng, râu ngô, bạc hà, lá sen, ngó sen, rau diếp cá,...

    Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng cũng là cách để giúp gan khỏe mạnh hơn. Khi cần dùng đến thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, tránh dùng thuốc bừa bãi gây hại đến gan.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về 7 nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa và cách khắc phục. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà