8 dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Cập nhập: Thứ ba, 25/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngày nay, vi khuẩn, virus, ô nhiễm môi trường,… ngày càng gia tăng khiến tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý đường hô hấp ngày càng cao, trong đó có bệnh viêm phổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp. Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh viêm phổi: Nguyên nhân, 8 dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng ngừa.

 

Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm

 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi

   Thông thường, đường hô hấp của bạn sẽ có cơ chế tự bảo vệ để ngăn cản các tác nhân gây hại xâm nhập (ví dụ hệ thống vi nhung mao bề mặt, dịch tiết phế quản, đại thực bào,…). Nhưng vì một nguyên nhân nào đó khiến những cơ chế tự bảo vệ này gặp vấn đề hoặc hệ miễn dịch của bạn quá yếu sẽ khiến tác nhân gây hại xâm nhập vào một hoặc cả hai phổi, gây ra bệnh viêm phổi.

Một số tác nhân gây ra bệnh viêm phổi thường gặp:

  • Viêm phổi do vi khuẩn: Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ em và người lớn. Viêm phổi do vi khuẩn nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí gây tử vong. Các loại vi khuẩn thường gặp gồm: Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Legionella pneumophila, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae,… Trong đó thường gặp nhất là viêm phổi do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Ở trẻ em, viêm phổi do vi khuẩn có xu hướng phát triển nhanh với các triệu chứng dồn dập.
  • Viêm phổi do virus: Virus thường là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em, một số virus gây viêm phổi thường gặp là virus cúm, rhinovirus ( virus gây cảm lạnh), virus RSV (virus hợp bào hô hấp). Hiện nay, virus Covid – 19 là tác nhân nguy hiểm nhất gây viêm phổi xâm lấn ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, virus có thể làm hỏng phế nang và khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, dẫn đến sự phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) – một dạng suy hô hấp nghiêm trọng, khiến người bệnh phải can thiệp điều trị khẩn cấp, chạy ECMO (tim – phổi nhân tạo), thậm chí gây tử vong nhanh chóng.
  • Viêm phổi do nấm: Đây là bệnh mắc phải do bệnh nhân hít phải các bào tử của nấm gây viêm nhiễm. Bệnh thường có diễn biến nhanh và phức tạp nếu không được điều trị kịp thời.

   Một loại viêm phổi khác là viêm phổi mắc phải ở bệnh viện. Tại Việt Nam, viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng từ 21-75% trong tổng các trường hợp nhiễm khuẩn tại bệnh viện, trong đó viêm phổi do lây nhiễm qua thở máy chiếm đến 90% các ca viêm phổi bệnh viện và được xác định sau thở máy 48 giờ.

Ngoài ra, còn có một loại viêm phổi nữa là viêm phổi hít. Bệnh nhân mắc bệnh này khi hít phải một lượng lớn các dị vật như nước bọt, thức ăn, acid dịch vị,… đi vào phổi.

 

8 dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm phổi

  • Ho

 

Ho

Ho là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi.

 

   Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm phổi và các yếu tố khác, bệnh nhân sẽ bị ho khan hoặc ho có đờm, tức ngực.

   Những người bị viêm phổi do các loại vi khuẩn sẽ thường bị ho có đờm, đờm đặc, có màu xanh hoặc vàng.

Ngược lại, bệnh nhân bị viêm phổi do virus thường (nhưng không phải luôn luôn) có ít đờm hơn hoặc không có đờm nếu hệ miễn dịch của họ hoạt động không tốt.

  • Sốt

   Sốt là triệu chứng viêm phổi phổ biến ở trẻ em. Còn ở người lớn thì bệnh nhân viêm phổi có thể sốt hoặc không tùy vào loại viêm phổi và cơ địa bệnh nhân. Một số loại viêm phổi do vi khuẩn không gây tăng thân nhiệt ở người trưởng thành.

  • Ớn lạnh, rùng mình

   Không giống như việc bạn bị ớn lạnh khi nhiệt độ giảm, ớn lạnh do viêm phổi thường xuất hiện nhanh chóng và dữ dội hơn.

  • Khó thở

   Bệnh nhân viêm phổi bị viêm, nhiễm trùng ở các phế nang – được biết đến là các túi khí dự trữ oxy cho cơ thể bạn. Viêm phổi xảy ra làm các phế nang chứa đầy dịch nhầy và mủ, khiến máu không được cung cấp đủ oxy gây khó thở. Một số người cần thở oxy để giúp họ thở được khi bị viêm phổi.

Trẻ em bị khó thở, không cung cấp đủ oxy cho máu thường có biểu hiện môi hoặc móng tay tái xanh.

  • Khó chịu, tức ngực

   Bệnh nhân viêm phổi thường có cảm giác đau, nhói dưới xương ức, nặng ngực hơn khi hít thở sâu hoặc ho.

 

Bệnh nhân viêm phổi thường cảm thấy khó thở

Bệnh nhân viêm phổi thường cảm thấy khó thở, tức ngực

 

  • Chảy mồ hôi hoặc da ẩm ướt

   Bệnh nhân có khả năng bị đổ mồ hôi hoặc da ẩm ướt khi cơ thể cố gắng chống lại các tác nhân gây hại trong bệnh viêm phổi.

   Bệnh nhân không nên xem nhẹ triệu chứng này vì nó cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng huyết – một biến chứng của bệnh viêm phổi có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của con người.

  • Chóng mặt và lú lẫn

   Đây là dấu hiệu xấu cho thấy bệnh viêm phổi đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Khi viêm phổi biến chứng thành nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sẽ bị giảm huyết áp, lượng nước tiểu giảm dần gây chóng mặt và lú lẫn. Lúc này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.

  • Các triệu chứng không đặc hiệu

   Một số triệu chứng viêm phổi không đặc hiệu ở trẻ em:

  • Trẻ bú kém, gây mất nước.
  • Trẻ bị chán ăn, thiếu năng lượng.
  • Trẻ bị đau bụng hoặc nôn mửa

 

Phân biệt viêm phế quản và viêm phổi

Viêm phế quản và viêm phổi có các triệu chứng tương tự nhau nhưng trên thực tế, chúng gây ảnh hưởng đến các phần khác nhau của hệ hô hấp, cụ thể:

  • Viêm phế quản: Bệnh nhân bị viêm, sưng tại các ống phế quản có chức năng dẫn khí từ ngoài vào hai lá phổi. Viêm phế quản có những triệu chứng giống với nhiễm trùng đường hô hấp trên nhiều hơn, thường gặp là: Mệt mỏi, viêm họng, nhức đầu, sổ mũi, sốt nhẹ, ho ,…
  • Viêm phổi: Bệnh nhân bị viêm, nhiễm trùng tại các phế nang. Khi mới khởi phát, bệnh viêm phổi cũng có các dấu hiệu như viêm phế quản, nhưng sau đó sẽ trở nên rõ ràng và nặng hơn. Người bị viêm phổi có thể sốt cao, đau tức ngực khi thở sâu hoặc khi ho, việc hít vào hoặc thở ra khó khăn hơn, da thịt tím tái do thiếu oxy.

 

Những cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, bệnh nhân nên chú ý những điều sau:

  • Bỏ thuốc lá: Trong thuốc lá có vô vàn hóa chất độc hại, làm suy yếu hệ thống lông mao bảo vệ đường hô hấp, làm tăng nguy cơ gây viêm phổi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại phổi như: Bụi mịn, vi khuẩn, virus, các chất hóa học,... bằng cách:

+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài.

+ Cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách ở nơi thông gió, trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc không khí,…

+ Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa hóa học.

  • Ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Quả việt quất, bông cải xanh, rau bina, khoai lang,…
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi

      BoniDetox là giải pháp tối ưu từ tự nhiên giúp giải độc phổi cho những người hút thuốc lá, sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm và người mắc các bệnh lý liên quan đến phổi.

BoniDetox có công thức toàn diện bao gồm:

  • Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi (Baicalin, cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu).
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới (cúc tây, xuyên bối mẫu)
  • Nhóm thảo dược giúp giãn phế quản, giảm ho, đờm, khó thở (tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh)
  • Fucoidan: Nâng cao sức đề kháng cho phổi.

Nhờ đó, BoniDetox có tác dụng:

  • Giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, bảo vệ phổi trước những tác nhân gây độc mới như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,…
  • Giảm nguy cơ mắc và cải thiện các bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)…, đồng thời giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở ở các bệnh nhân này.

 

BoniDetox

BoniDetox với công thức toàn diện giúp bạn có một lá phổi khỏe mạnh

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn biết được các nguyên nhân, 8 dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi và biện pháp phòng ngừa. BoniDetox là một sản phẩm hiệu quả, an toàn từ Mỹ, là giải pháp tối ưu giúp bạn có một lá phổi khỏe mạnh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viêm phổi hoặc sản phẩm BoniDetox, hãy gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Sỏi mật có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh?

Nếu bạn đang muốn biết, những viên sỏi nhỏ bé trong bệnh sỏi mật có nguy hiểm không thì hãy theo dõi bài viết này. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đáp án chính xác và đưa ra giải pháp đơn giản, hiệu quả

Ho có đờm khó thở lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Khi bị ho có đờm khó thở lâu ngày không khỏi phải làm sao? Đáp án chính xác nhất sẽ được bật mí ở bài viết ngay dưới đây, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi