Mục lục [Ẩn]
Có thể bạn chưa biết, tư thế ngồi hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn điều đó, đồng thời đưa ra lời khuyên hữu ích nhất về cách ngồi cũng như các phương pháp tăng cường sức khỏe cho phổi. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thay đổi tư thế ngồi để tăng cường sức khỏe cho phổi
Tư thế ngồi ảnh hưởng như thế nào đến chức năng phổi?
Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những ảnh hưởng của tư thế cơ thể đến chức năng của phổi, trong đó có tư thế ngồi. Thở là một quá trình mà chúng ta có thể kiểm soát bằng cách sử dụng các cơ khác nhau trong cơ thể và quan trọng nhất là cơ hoành.
Cơ hoành là một vân cơ dẹt, rộng, có hình vòm, làm thành một vách gân - cơ, ngăn giữa vị trí lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành có vai trò quan trọng trong hệ hô hấp. Khi nó co thì vòm hoành hạ xuống, giúp cho lồng ngực giãn ra, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào trong và ngược lại.
Vai trò của cơ hoành với quá trình hít thở của con người
Các nghiên cứu cho thấy, những thay đổi về tư thế của cơ thể có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa độ căng-chiều dài của các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng tạo ra sức căng của cơ này và liên quan đến dung tích phổi, tốc độ cũng như độ sâu của hơi thở ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân bị rối loạn chức năng tim phổi.
Ngoài ra, nếu bạn muốn có nhiều luồng không khí vào phổi thì tốt nhất bạn nên mở rộng tất cả các bộ phận chính trong khoang ngực như xương sườn, xương sống trên (hoặc cột sống ngực), xương bả vai, xương quai xanh hoặc xương đòn. Và khi bạn ngồi sai tư thế sẽ không thể làm tốt điều đó.
Như vậy, khi bạn ngồi trong tư thế thõng xuống, khả năng thông khí của phổi sẽ bị giảm đi, hơi thở nông và ít thường xuyên hơn do hoạt động của cơ hoành bị ảnh hưởng. Nếu không thay đổi ngay từ bây giờ, nó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trên sức khỏe của lá phổi.
Tư thế ngồi thẳng (trái) và ngồi thõng (phải)
Tư thế ngồi tốt giúp tăng cường sức khỏe cho phổi
Khi ngồi, tư thế tốt nhất đó là giữ thẳng cổ, không phải cúi về phía trước. Hai vai nên thả lỏng và hai cánh tay nên khép lại gần thân mình. Đầu gối nên vuông góc với bàn chân hoặc đặt hoàn toàn trên mặt đất, lưng thẳng, khuỷu tay và cổ tay nên có một điểm tựa.
Các tư thế ngồi bạn cần chú ý
Với dân văn phòng, đối tượng có thời gian ngồi liên tục làm việc với máy tính là điều không thể tránh khỏi, vì vậy họ càng cần có tư thế đúng đắn. Khi làm việc cùng máy tính thì chủ yếu phụ thuộc vào tay của bạn, vì thế cần phải tuân thủ những nguyên tắc như sau:
- Giữ cho phần đầu, vai và cổ không bị ngả nhiều về phía trước để phần cột sống của chúng ta cong một cách tự nhiên.
- Luôn giữ lưng thẳng khi làm việc để giảm áp lực lên phần thắt lưng và hông, giảm chứng đau lưng và mệt mỏi sau một ngày ngồi làm việc liên tục.
- Điều chỉnh ghế ngồi sao cho phần đùi và ống chân tạo thành góc lớn hơn 90 độ. Bạn có thể kê thêm một vật dụng để gác chân cho thoải mái nhất.
- Giữ cánh tay luôn ở vị trí đúng để tránh mỏi và đau nhức bằng cách tạo ra một góc 90 độ ở khuỷu tay khi gõ bàn phím hay khi sử dụng chuột
- Không nên để lòng bàn tay chạm vào bàn phím mà hãy giữ ở phía bên trên, nhẹ nhàng dùng những ngón tay ấn xuống bàn phím, điều này sẽ hạn chế các ngón tay và bàn tay bị mỏi kể cả khi phải gõ máy liên tục.
- Đặt lại hình máy tính với khoảng cách tầm 50cm, mắt đặt ngang với màn hình.
- Sau một thời gian làm việc hãy đứng dậy, đi lại hoặc tập những động tác nhẹ nhàng để giãn gân cốt.
Tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng
Ngoài ra, khi đứng hay nằm, bạn cũng cần có tư thế đúng. Khi đứng, xương sống nếu nhìn từ trước ra sau thì tất cả 33 đốt sống đều phải ở trên một đường thẳng. Nếu nhìn từ trên xuống, xương sống cần có 3 điểm cong, 1 là ở cổ, 1 ở vai và 1 ở thắt lưng. Đứng như vậy sẽ không chỉ giúp phổi hoạt động tốt hơn mà còn tốt cho xương sống.
Tư thế đứng thẳng tốt cho phổi
Khi nằm, tư thế giúp phổi hoạt động tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, kê gối ở dưới đầu và giữa hai chân.
Các bài tập giúp dễ thở, tăng cường sức khỏe cho phổi
Tư thế đứng, ngồi, nằm rất quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cho phổi. Và để hít thở dễ dàng hơn, đặc biệt là với những người mắc các bệnh lý mạn tính tại phổi, thì họ nên tập thêm bài tập thở cơ hoành và thở chúm môi.
Bài tập thở cơ hoành
Khi tập thở cơ hoành đúng cách, vai trò của nó sẽ được tăng cường, từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho phổi. Các bước thực hiện bài tập này như sau:
- Nằm ngửa trên mặt phẳng hoặc trên giường, co đầu gối và đỡ đầu. Có thể dùng một chiếc gối kê dưới đầu gối để hỗ trợ chân.
- Đặt một tay lên ngực trên và tay kia ngay dưới khung xương sườn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy cơ hoành di chuyển khi bạn thở.
- Hít vào từ từ bằng mũi để dạ dày hướng ra ngoài, đồng thời đưa tay lên.
- Siết cơ bụng để dạ dày di chuyển vào trong, khiến tay hạ xuống khi thở ra bằng môi mím chặt. Bàn tay trên ngực của bạn nên giữ yên càng nhiều càng tốt.
Các bạn nên thực hành bài tập thở này từ 5 - 10 phút mỗi lần, khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày rồi sau đó tăng dần thời gian. Đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với cách thở này, bạn có thể bắt đầu thực hành bài tập khi ngồi hoặc đứng.
Hướng dẫn tập thở cơ hoành
Bài tập thở chúm môi
Thở chúm môi giúp oxy đi vào cơ thể nhiều hơn so với hít thở bình thường. Cách thở này cũng giúp đường khí quản mở ra lâu hơn, giảm số lần thở mỗi phút của bạn.
Cách tập:
- Thư giãn ở tư thế ngồi với cơ cổ vai gáy thư giãn.
- Hít vào bằng mũi chậm rãi từ 2-4 giây, môi mím lại (không khí qua mũi sẽ được làm ẩm và ấm trước khi đi tới phổi. Trong khi hít vào bằng miệng không thể làm được điều này.)
- Trước khi thở ra, chúm môi giống như bạn đang chuẩn bị thổi nến.
- Ở động tác chúm môi, thở ra bằng miệng từ từ.
Tiếp tục các bước trên trong 3-5 phút, mỗi lần thở, bạn hãy cố gắng thở ra lâu hơn thời gian hít vào.
Bài tập thở chúm môi
Giải độc phổi là bước quan trọng nhất để tăng cường sức khỏe cho phổi
Con người luôn luôn hít thở, trung bình 1 ngày chúng ta thực hiện động tác thở khoảng 23.000 lần, tức là đưa không khí ngoài môi trường ra vào phổi hơn 20.000 lần/ngày. Theo đó, các bụi bẩn, độc tố, khói, hóa chất độc hại trong không khí sẽ dễ dàng vào phổi, tích tụ trong đó, dần dần khiến phổi bị nhiễm độc. Đặc biệt là với những người hút thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại thì tình trạng nhiễm độc phổi sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều lần, khiến họ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm như viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang, giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…
Lúc này, điều đầu tiên cần làm nếu muốn tăng cường sức khỏe cho phổi đó là giải độc phổi, tiếp theo là tăng sức đề kháng cho phổi hiệu quả. Có nhiều loại thảo dược đã được chứng minh giúp giải độc, tăng cường sức khỏe cho phổi như:
Cam thảo Italia
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) thì cam thảo có tác dụng giúp tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzyme giải độc của cơ thể. Nhờ đó, cam thảo có tác dụng giúp giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
Xuyên Tâm Liên từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng như một kháng sinh thực vật dùng trong các bệnh viêm nhiễm như viêm phổi, viêm họng, viêm amidan,… Andrographolide trong thảo dược này có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động của glutathion (một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất… ).
Xuyên tâm liên giúp giải độc phổi
Thảo dược này có chứa Oleuropein - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ, ngăn không để tế bào bị tổn thương trước các gốc tự do oxy hóa nội bào. Chất này còn có tác dụng giúp chống viêm, ức chế viêm phổi phát triển thành hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Hoàng cầm
Thảo dược này có chứa hoạt chất baicalin được chứng minh rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus). Điều này rất quan trọng trong việc giúp phổi phục hồi lại sau thời gian dài bị nhiễm độc và tổn thương.
Tảo nâu Nhật Bản
Tảo nâu Nhật Bản nổi tiếng với hợp chất rất quý là Fucoidan. Chất này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho phổi, tăng đề kháng mà còn giúp con người giảm nguy cơ ung thư hiệu quả.
Các thảo dược này đã được nghiên cứu, kết hợp một cách hoàn hảo nhất trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ.
Sản phẩm BOniDetox
BoniDetox - Sản phẩm giúp giải độc và bổ phổi đến từ nền y học tiên tiến nhất thế giới
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là lựa chọn tốt cho những người gặp vấn đề tại đường hô hấp nhờ tác dụng toàn diện.
BoniDetox giúp giải độc phổi, loại bỏ hết các độc tố trong phổi và giúp phổi dần dần được trở lại trạng thái bình thường. Tác dụng này là nhờ các thảo dược xuyên tâm liên, lá oliu, baicalin (trong hoàng cầm) và cam thảo Italia.
Không chỉ loại bỏ độc tố trong phổi, BoniDetox còn giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các yếu tố gây độc từ bên ngoài như khói thuốc, bụi, vi khuẩn, virus. Tác dụng này là nhờ thảo dược cúc tây và xuyên bối mẫu. Hai thảo dược này làm tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi bằng cơ chế đã được nghiên cứu và chứng minh. Đó là tăng cường chức năng, hoạt động của đại thực bào phế nang và hệ thống lông mao trong phế quản.
BoniDetox giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, khó thở nhờ tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giãn phế quản, giảm ho, long đờm đến từ bồ công anh, tỳ bà diệp và lá bạch đàn.
Với các thành phần toàn diện kể trên, BoniDetox thực sự là một lựa chọn tốt nhất của bạn lúc này để giải độc và tăng cường sức khỏe cho phổi.
BoniDetox giúp tăng cường sức khỏe cho phổi
Bài viết này đã giúp bạn có được tư thế ngồi và những phương pháp khác giúp tăng cường sức khỏe cho phổi. Với sự kết hợp hoàn hảo của y học cổ truyền và y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm BoniDetox - sản phẩm giúp bổ phổi, giải độc phổi một cách toàn diện nhất hiện nay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mời quý bạn đọc gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1044 để được tư vấn. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: