Hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD

Cập nhập: Thứ sáu, 06/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Bệnh nhân COPD thường có triệu chứng khó thở do đường thở bị tắc nghẽn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc phục hồi chức năng hô hấp ở những đối tượng này là vô cùng quan trọng.

 

Làm sao để phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân COPD?

Làm sao để phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân COPD?

 

Phục hồi chức năng hô hấp là gì?

   Phục hồi chức năng hô hấp là các kỹ thuật giúp bệnh nhân:

  • Giảm triệu chứng khó thở, tăng khả năng gắng sức.
  • Giúp ổn định hoặc cải thiện bệnh, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị.
  • Giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống.

   Ngoài bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, phục hồi chức năng hô hấp còn được áp dụng cho bệnh nhân hen suyễn mãn tính, bệnh phổi nghề nghiệp, bệnh phổi mô kẽ, suy hô hấp mạn tính do di chứng bệnh lao…

   Phục hồi chức năng hô hấp gồm 3 nội dung chính:

  • Giáo dục sức khỏe: Người bệnh được tư vấn cai thuốc lá, các kiến thức về bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng,...
  • Vật lý trị liệu: Bệnh nhân được hướng dẫn và thực hành các kỹ thuật cải thiện thông khí, ho khạc đờm, học các bài tập thể dục và vận động làm tăng cường thể chất, khắc phục được hậu quả căn bệnh.
  • Hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội: Rối loạn tâm thần kiểu trầm cảm thường đi kèm với COPD. Do đó, bệnh nhân cần được tư vấn và hỗ trợ tâm lý để cải thiện tình trạng này.

   Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vật lý trị liệu để phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD.

 

Tại sao bệnh nhân COPD cần phục hồi chức năng hô hấp?

   Kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp rất quan trọng, nhằm cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường khả năng vận động của cơ thể, hỗ trợ làm giảm những triệu chứng khó thở, cải thiện tình trạng bệnh, chất lượng cuộc sống.

   Đặc biệt đối với những người bệnh hô hấp mãn tính (hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD…), kỹ thuật này có tác dụng giúp tống những chất tiết dịch ra ngoài cơ thể của người bệnh bởi những tác động trên các yếu tố sinh lý và cơ học của chức năng hô hấp.

   Qua đó giúp bệnh nhân lưu thông khí dễ dàng, thư giãn và kiểm soát nhịp thở tốt hơn, gia tăng sự trao đổi khí bằng cách tập cho lồng ngực giãn nở và thở có hiệu quả hơn, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị của bệnh nhân qua đó tiết kiệm chi phí và giảm số ngày nằm viện.

 

Các phương pháp phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD

Phương pháp thông đờm, làm sạch đường thở

   Đây là các phương pháp phù hợp cho bệnh nhân có nhiều đờm, gây cản trở hô hấp. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân biết cách loại bỏ đờm, dịch tiết phế quản giúp đường thở thông thoáng, phục hồi chức năng hô hấp.

Có 2 kỹ thuật thường được sử dụng:

Ho có kiểm soát

  Đây là động tác ho giúp tống đờm ra ngoài, làm sạch đường thở. Phương pháp này không phải để kiểm soát cơn ho mà là lợi dụng động tác ho để làm sạch đường thở.

   Các bước thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát:

  • Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế sao cho thư giãn và thoải mái.
  • Bước 2: Từ từ hít vào chậm và sâu.
  • Bước 3: Nín thở trong vài giây.
  • Bước 4: Ho mạnh 2 lần. Trong đó, lần ho đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài.
  • Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng, thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho.

   Khi có cảm giác muốn ho, bạn đừng nín ho mà nên thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát để tống đờm, số lần ho phụ thuộc vào lực ho và sự thành thạo kỹ thuật của bệnh nhân.

 

Kỹ thuật ho có kiểm soát.

Kỹ thuật ho có kiểm soát.

 

Kỹ thuật thở ra mạnh

  Kỹ thuật này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân yếu mệt, không đủ lực để ho.

   Bệnh nhân thực hiện kỹ thuật này theo các bước sau:

  • Bước 1: Hít vào một cách chậm và sâu.
  • Bước 2: Nín thở trong vài giây.
  • Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.
  • Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng.
  • Bước 5: Thở đều vài lần và lặp lại những động tác trên.

   Để việc thông đờm có hiệu quả, bệnh nhân nên uống đủ nước mỗi ngày, trung bình từ 1,7 - 2 lít nước, đặc biệt ở những bệnh nhân phải thở oxy.

Các kỹ thuật bảo tồn và duy trì chức năng hô hấp

   Đây là các bài tập giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng ứ khí trong phổi và tăng cường cử động hô hấp của lồng ngực.

Bài tập thở chúm môi

   Đây là kỹ thuật thở giúp đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra dễ dàng hơn.

   Các bước của kỹ thuật này là:

  • Bước 1:Bệnh nhân ngồi tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai.
  • Bước 2: Hít vào chậm qua mũi.
  • Bước 3: Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
  • Bước 4: Lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở.

 

Minh họa bài tập thở chúm môi

Minh họa bài tập thở chúm môi

 

Bài tập thở cơ hoành

  Cơ hoành là cơ hô hấp chính, nếu cơ này hoạt động kém sẽ làm giảm thông khí ở phổi và các cơ hô hấp phụ phải tăng cường hoạt động. Kỹ thuật thở cơ hoành giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng cho bệnh nhân.

   Kỹ thuật thở cơ hoành được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai.
  • Bước 2: Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.
  • Bước 3: Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển.
  • Bước 4: Hóp bụng lại và thở chậm qua miệng. Chú ý: Thời gian thở ra gấp đôi thời gian thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.

 

Kỹ thuật thở cơ hoành

Kỹ thuật thở cơ hoành

 

Tập thể dục và luyện tập

   Thể dục và vận động là phương pháp giúp tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Với bệnh nhân COPD, phương pháp này giúp khí huyết lưu thông, cơ bắp khỏe mạnh hơn, cơ hô hấp mạnh hơn.

   Có 2 loại bài tập vận động:

Bài tập vận động tay

   Chúng bao gồm các bài tập để giúp bệnh nhân tăng cường sức cơ chi trên, cơ hô hấp. Khi các bắp cơ vai, ngực và cánh tay khỏe mạnh hơn sẽ hỗ trợ tốt cho động tác hô hấp của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân dễ thực hiện các hoạt động thường ngày như nấu ăn, quét dọn, vệ sinh cá nhân.

Bài tập vận động chân

   Các bài tập vận động chân giúp các bắp cơ ở chân rắn chắc hơn. Bên cạnh đó, các bài tập vận động còn giúp cải thiện chức năng tim - phổi, tăng sức bền của cơ thể, giúp người bệnh lâu mệt hơn khi phải gắng sức. Ngoài ra, các bài tập vận động chân còn giúp người bệnh đi lại tốt hơn, đem lại sự năng động và tự tin cho bệnh nhân,

   Một số bài tập thường được sử dụng: Xe đạp lực kế, thảm lăn, đi bộ trên mặt phẳng, leo cầu thang,...

 

BoniDetox - Bí quyết phục hồi chức năng hô hấp từ Mỹ

   BoniDetox là sản phẩm được nhập nguyên lọ từ Mỹ, có công thức toàn diện gồm:

  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây bệnh: Cúc tây, xuyên bối mẫu.
  • Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi khi phổi bị nhiễm độc: Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, Baicalin (hoàng cầm), lá ô liu.
  • Nhóm thảo dược  giúp giảm các triệu chứng bệnh: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh.
  • Thảo dược tiêu diệt tế bào đột biến – phòng nguy cơ ung thư: Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản.

   Với công thức toàn diện này, BoniDetox là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân COPD.

 

Thành phần, tác dụng của BoniDetox

Thành phần, tác dụng của BoniDetox

 

   Đặc biệt, BoniDetox được sản xuất tại nhà máy J&E International (Mỹ). Nhà máy này sử dụng công nghệ  microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra các phân tử hạt có kích thước siêu nano (<70nm). Vì vậy, các thành phần thảo dược trong BoniDetox được hấp thu tối đa vào cơ thể và phát huy tác dụng, hiệu quả thu được là cao nhất.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các phương pháp phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân COPD. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa được không? Lời giải đáp của chuyên gia

Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa được không? Lời giải đáp của chuyên gia

Rất nhiều người khi bị bệnh viêm phế quản mãn tính đều rất hoang mang có chung một câu hỏi rằng bệnh viêm phế quản mãn tính liệu có chữa được không? Mời các bạn hãy đọc bài viết sau đây để tìm ra lời giải đáp từ các chuyên gia

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi