7 Triệu chứng lao phổi điển hình bạn cần biết

Cập nhập: Thứ bảy, 10/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   “3 triệu người thiệt mạng vì lao phổi mỗi năm.” - Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh truyền nhiễm này. Vì vậy, nếu thấy bản thân có một hoặc nhiều triệu chứng lao phổi điển hình sau đây thì bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé!

 

Những triệu chứng lao phổi điển hình là gì?

Những triệu chứng lao phổi điển hình là gì?

 

Lao phổi là gì?

   Lao phổi là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Khi khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, không đủ điều kiện chống lại thì vi khuẩn lao sẽ phát triển và gây bệnh. Bao gồm:

  • Lao phổi.

  • Lao hạch bạch huyết.

  • Lao màng bụng.

  • Lao màng não.

   Trong đó, lao phổi là bệnh lý phổ biến nhất. 

 

Những ai có nguy cơ mắc lao phổi?

   Nếu thuộc một trong những đối tượng dưới đây thì bạn cần phải hết sức cẩn thận với bệnh lao phổi:

  • Người tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc lao phổi.
  • Suy giảm miễn dịch do HIV, bệnh gan lách
  • Sử dụng ma túy, rượu bia, hút thuốc lá,...
  • Người hiện đang mắc các bệnh mãn tính như loét dạ dày tá tràng, suy thận, tiểu đường, bụi phổi silic…
  • Bệnh nhân cắt dạ dày hoặc ruột non…
  • Bệnh nhân ung thư.
  • Bệnh nhân ghép tạng.

 

Người hút thuốc lá là đối tượng có nguy cơ cao bị lao phổi

Người hút thuốc lá là đối tượng có nguy cơ cao bị lao phổi

 

Triệu chứng lao phổi là gì?

Ho kèm đờm đặc kéo dài

   Một trong những triệu chứng lao phổi thường gặp là ho kéo dài. Vi khuẩn lao khi xâm nhập vào phổi sẽ tấn công và khiến cơ quan này tổn thương gây ho, kèm theo đờm đặc. Nếu tình trạng đó kéo dài trên 3 tuần mà không phải do viêm phế quản, viêm phổi, COPD… thì bạn cần nghĩ đến lao phổi.

Ho ra máu

   60% bệnh nhân lao phổi gặp tình trạng ho ra máu. Lúc này, vi khuẩn đã gây chảy máu trong đường hô hấp. Điều bạn cần làm là đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời.

 

60% bệnh nhân lao phổi gặp tình trạng ho ra máu

60% bệnh nhân lao phổi gặp tình trạng ho ra máu

 

Đau, tức ngực và khó thở

   Triệu chứng lao phổi tiếp theo bạn không nên bỏ qua chính là đau tức ngực, khó thở. Ho nhiều gây ức chế lên phế quản, cộng thêm tình trạng phổi bị tổn thương sẽ làm khả năng trao đổi khí giảm, từ đó dẫn tới các triệu chứng như trên.

Sụt cân đột ngột

   Khi mắc lao phổi, người bệnh thường gầy, sụt cân nhanh chóng. Dù họ đã cố ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng cân nặng vẫn không cải thiện.

Sốt về chiều

   Bệnh nhân lao phổi có thể sốt ở nhiều dạng khác nhau: Sốt nhẹ, sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt kèm theo hiện tượng gai lạnh về chiều.

Đổ mồ hôi đêm

   Đây cũng là một triệu chứng lao phổi thường gặp mà bạn cần lưu ý. Tình trạng đổ mồ hôi đêm cộng thêm triệu chứng ho, sốt khiến không ít bệnh nhân mất ngủ kéo dài.

Mệt mỏi, chán ăn

   Người bệnh lao phổi luôn mệt mỏi, không muốn ăn uống, lúc nào cũng cảm thấy người không còn chút năng lượng nào, chỉ muốn nằm cả ngày.

 

Bệnh nhân lao phổi thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn

Bệnh nhân lao phổi thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn

 

   Cần lưu ý rằng không phải ai bị lao phổi cũng có tất cả những triệu chứng trên. Có những bệnh nhân chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ. Hoặc chúng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý khác. Do vậy, để chẩn đoán chính xác, bạn nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm sớm nhé.

 

Các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

   Để chẩn đoán lao phổi, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm tiêm dưới da để tìm bệnh lao (xét nghiệm Mantoux).

   Các bác sĩ thực hiện tiêm một lượng nhỏ tuberculin dưới da ở bên trong cánh tay. Xét nghiệm này có thể cho biết chúng ta đã bị nhiễm vi khuẩn lao hay chưa bằng kết quả là dương tính hoặc âm tính:

  • Kết quả âm tính: Bạn chưa bị lao phổi, tuy nhiên sau đó 2-3 tháng bạn vẫn cần thực hiện xét nghiệm lại một lần nữa. Bởi khi tiếp xúc với khuẩn lao thì phải mất vài tuần sau, hệ thống miễn dịch mới có phản ứng với việc xét nghiệm tiêm dưới da.
  • Kết quả dương tính: Điều đó có nghĩa là bạn đã nhiễm vi khuẩn lao. Lúc này, người bệnh cần thực hiện thêm các chẩn đoán tiếp theo bằng khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định chính xác kết quả có nhiễm lao phổi không.

   Trong trường hợp không may mắn mắc bệnh thì bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Còn nếu chưa bị bệnh, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa dưới dây.

 

Phòng ngừa bệnh lao phổi bằng cách nào?

  • Cách phòng ngừa lao phổi tốt nhất là tiêm vaccin. Nếu chưa tiêm vaccin này thì bạn nên đến các trung tâm tiêm chủng để thực hiện.

​​​​​​​

Tiêm vaccin phòng ngừa lao phổi

Tiêm vaccin phòng ngừa lao phổi

 

  • Tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, họ là những người đang điều trị lao hoặc có vi khuẩn lao trong cơ thể.
  • Tái khám thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
  • Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ.
  • Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Phơi nắng khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi với vi khuẩn lao.
  • Bổ sung thêm BoniDetox giúp tăng cường sức đề kháng phổi, giảm nhanh ho đờm, khó thở: Bạn dùng BoniDetox với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần là được. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ phổi tối ưu cho bạn.

 

Sử dụng BoniDetox giúp tăng cường sức đề kháng phổi

Sử dụng BoniDetox giúp tăng cường sức đề kháng phổi

 

    Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận biết được các triệu chứng lao phổi. Khi có một trong những biểu hiện trên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm nhé. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì băn khoăn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 18001044 trong giờ hành chính. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Những sai lầm của người bệnh bị viêm phế quản mãn tính khiến bệnh không đỡ

Thưa chuyên gia, tôi bị bệnh viêm phế quản mãn tính, mặc dù tôi vẫn dùng thuốc của bệnh viện nhưng không những triệu chứng không giảm đi mà còn có phần nặng lên, khiến tôi không ít lần nhập viện cấp cứu...

Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Bệnh có chữa được không và chữa như thế nào?

Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi là biểu hiện của bệnh gì? Bệnh có chữa được không và nếu có thì chữa như thế nào? Mời bạn đọc và tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Ô nhiễm không khí: Làm gì để phổi khỏe?

Đi kèm với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị mới là tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Việc sống và làm việc trong bầu không khí như vậy cực kỳ có hại cho lá phổi.

Những tác nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng COPD

Những tác nhân nào làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng COPD? Người bệnh cần làm gì để phòng ngừa các biến chứng đó? Câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất có trong bài viết ngay sau đây.

Tôi mới biết mình bị viêm phế quản mãn tính, tôi không muốn dùng thuốc tây mà chỉ uống BoniDetox được không?

Thưa chuyên gia, tôi bị tình trạng ho đờm đã một thời gian dài, nhưng mấy tháng nay triệu chứng đó nặng hơn và xuất hiện tình trạng khó thở, thở ngắn, người mệt mỏi.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi