Mục lục [Ẩn]
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp mãn tính nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào, đặc biệt là phụ nữ có thai. Theo thống kê, căn bệnh này có thể gây nguy hiểm cho khoảng 4-8% phụ nữ đang trong thai kỳ. Điều này khiến không ít chị em đang mắc hen phế quản lo lắng liệu mình có nên mang thai và bệnh có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Phụ nữ bị hen phế quản có thể mang thai an toàn không?
Phụ nữ mắc hen phế quản có nên mang thai?
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí của phổi (phế quản). Đường thở bị viêm nên rất dễ nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường như: dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động và ô nhiễm không khí. Đường thở bị viêm sẽ hẹp lại và làm cho không khí qua phổi rất khó khăn, gây nên bùng phát các cơn hen phế quản cấp.
Người bệnh hen phế quản thường bị khó thở
Theo các chuyên gia, khi hen phế quản được kiểm soát tốt, người bệnh có thể chung sống hòa bình với bệnh hen thì vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, các mẹ cần phải chuẩn bị thật kỹ trước và trong quá trình mang thai bởi nếu không kiểm soát bệnh tốt, cơn hen suyễn tái phát liên tục sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Bà bầu bị hen phế quản và thai nhi sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm gì?
Người bệnh hen phế quản thường có các triệu chứng như thở khò khè, tiếng khò khè thường nghe thấy được ở thì hít vào, không thở được, tức nặng ngực, ho kèm theo đờm… khi cơn hen phế quản cấp tái phát.
Trong thời kỳ mang thai nếu chị em phụ nữ bị lên cơn hen cấp có thể gây nguy cơ thiếu oxy, điều này là cực kỳ nguy hiểm cho bé. Không chỉ vậy, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần, cơn hen cấp tính không được xử lý còn có thể dẫn đến sinh non, tăng huyết áp, thai nhi kém phát triển...
Trẻ nhỏ có nguy cơ bị thiếu tháng khi được sinh ra bởi bà mẹ bị hen phế quản
Chưa dừng lại ở đó, ngoài thai nhi, chính những bà mẹ khi mang thai cũng sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, tiền sản giật, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
Phụ nữ bị hen phế quản cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai?
Để có thể mang thai và sinh con an toàn, "mẹ tròn con vuông", chị em phụ nữ bị hen phế quản nên có các bước chuẩn bị như sau:
Thông báo với bác sĩ kế hoạch mang thai
Chị em nên thông báo cho bác sĩ về dự định có thai của mình để được tư vấn thời điểm thích hợp cho phép mang thai sẽ tốt cho mẹ và thai nhi.
Tiêm phòng các loại bệnh cần thiết
Cũng giống như những chị em phụ nữ thông thường khác, chị em phụ nữ bị hen phế quản cũng cần tiêm phòng các bệnh như: Sởi, quai bị, rubella, HPV, HBV... trước khi mang thai.
Phụ nữ bị hen phế quản cần tiêm phòng các loại bệnh cần thiết trước khi mang thai
Kiểm soát bệnh hen phế quản ổn định
Đây là một trong những điều kiện tiên quyết mà chị em phụ nữ cần có trước khi mang thai. Chỉ khi bệnh hen suyễn ổn định, có nghĩa là người bệnh không gặp triệu chứng vào ban ngày, không thức giấc vào ban đêm do hen phế quản, hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, chức năng phổi bình thường thì lúc đó mới có thể đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và bé.
Để làm được điều này, chị em phụ nữ cần:
+ Sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều hay bỏ thuốc.
+ Tránh các tác nhân kích hoạt cơn hen phế quản: Hạn chế tiếp xúc với lông chó, lông mèo, phấn hoa, bụi nhà, tránh xa khói thuốc lá, các hóa chất độc hại do ô nhiễm môi trường…
+ Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hít thở… nhưng không được vận động gắng sức.
+ Giải độc phổi, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi:
Theo ý kiến của các chuyên gia, độc tố tích tụ trong phổi lâu ngày khiến phổi bị nhiễm độc, tổn thương chính là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển xấu đi, tăng tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng trong mỗi cơn hen phế quản cấp. Do đó, giải độc phổi có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân hen.
Để có phương pháp giúp giải độc phổi, phòng ngừa cơn hen suyễn hiệu quả mà an toàn, mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của TS.BS Vũ Thị Khánh Vân- Nguyên trưởng khoa A9 của viên YHCT Quân đội trong video sau đây:
Chia sẻ của TS.BS Vũ Thị Khánh Vân về phương pháp giúp giải độc phổi hiệu quả, an toàn.
Trong chương trình, TS.BS Vũ Thị Khánh Vân có khuyên người bệnh dùng sản phẩm BoniDetox để kiểm soát bệnh hen suyễn một cách tốt nhất. Vậy cụ thể, sản phẩm này có hiệu quả như thế nào?
BoniDetox - Bí quyết giúp kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ cơn hen phế quản tái phát
BoniDetox là sản phẩm giúp giải độc phổi, tăng cường chức năng phổi, giảm nguy cơ cơn hen phế quản tái phát một cách an toàn và hiệu quả. Công thức thành phần toàn diện của sản phẩm bao gồm:
- Thảo dược giúp giải độc phổi: Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá oliu có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, từ đó giúp giảm tần suất cơn hen phế quản cấp tính tái phát.
- Thảo dược giúp tăng khả năng tự vệ của phổi: Cúc tây, xuyên bối mẫu là các thảo dược giúp tăng cường hệ thống tự phòng thủ của phổi, làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại như virus, bụi mịn, ô nhiễm không khí, hoá chất độc hại…
- Thảo dược giúp giảm ho, đờm, khó thở: Tỳ bà diệp, bạch đàn, bồ công anh.
Đặc biệt, thành phần fucoidan của BoniDetox còn giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả cho người bị nhiễm độc phổi bởi khói thuốc, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại… Tác dụng này của fucoidan đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản.
Công thức toàn diện của BoniDetox
Dùng BoniDetox sau bao lâu có hiệu quả?
Với sự kết hợp hoàn hảo của 10 thảo dược trên, bệnh nhân hen suyễn khi dùng BoniDetox với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần sẽ thu được những tác dụng như sau:
- Sau khoảng 1 tháng: Các triệu chứng như ho, đờm nhiều sẽ cải thiện, tần suất xuất hiện các đợt cấp hen phế quản thưa dần.
- Sau 3 tháng: Tình trạng khó thở sẽ được cải thiện và bệnh hen phế quản sẽ được kiểm soát hiệu quả.
Khi bệnh hen phế quản được kiểm soát hiệu quả, chị em phụ nữ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để sẵn sàng cho việc mang thai sắp tới.
Hy vọng đến đây chị em phụ nữ bị hen phế quản đã biết được mình cần chuẩn bị những gì để có thể mang thai và sinh con một cách an toàn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được tư vấn nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Những yếu tố gây khởi phát cơn hen, hãy tránh càng xa càng tốt!
- Nếu mắc COPD, hãy cẩn trọng khi đi du lịch vùng cao