Mục lục [Ẩn]
Bệnh lao phổi có thể điều trị khỏi nhưng vẫn có nguy cơ tái phát nếu bạn không chủ động phòng ngừa từ sớm. Điều đáng ngại là triệu chứng lao phổi tái phát lại tương đối giống với các bệnh lý đường hô hấp thông thường, khiến bệnh nhân chủ quan không thăm khám sớm, gây nhiều khó khăn trong điều trị. Vậy các triệu chứng đó là gì? Làm cách nào để phòng ngừa?
Triệu chứng lao phổi tái phát là gì?
Triệu chứng lao phổi tái phát là gì?
Lao phổi tái phát là tình trạng bệnh nhân lao đã điều trị khỏi, xét nghiệm không còn vi khuẩn lao nhưng đến nay chúng lại xuất hiện và gây bệnh.
Thực tế sau điều trị lao, trong cơ thể người bệnh vẫn tồn tại trực khuẩn lao ở thể ngủ. Chúng thường khu trú ở phần dưới hoặc phần đỉnh của phổi. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn lao sẽ chuyển sang dạng hoạt động và gây bệnh trở lại.
Các triệu chứng lao phổi tái phát vẫn giống như lần đầu mắc bệnh, chúng bao gồm:
- Ho có đờm hoặc ho kèm theo máu.
- Khó thở.
- Đau tức ngực.
- Sốt.
- Sụt cân nhanh chóng.
Nếu bệnh nhân không để ý đi khám sớm, triệu chứng lao phổi tái phát sẽ dần tiến triển nặng, để lại nhiều di chứng nặng nề như: giãn phế quản, u nấm phổi, xơ phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp mạn tính…
Do đó, khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán kịp thời. Nếu đúng là lao phổi tái phát, bạn cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý ngừng thuốc khi chưa đủ thời gian điều trị.
Bởi lẽ, tình trạng này không chỉ gây di chứng nặng nề mà còn dễ dẫn đến lao kháng thuốc.
Lao phổi tái phát sẽ rất nguy hiểm khi vi khuẩn lao kháng thuốc
Lao phổi tái phát sẽ rất nguy hiểm khi vi khuẩn lao kháng thuốc
Bình thường, người bệnh lao không kháng thuốc chỉ cần điều trị trong 6 tháng sẽ khỏi đến 91%. Thế nhưng khi bị tái phát, vi khuẩn lao dễ kháng lại tác dụng của các thuốc điều trị trước đây. Với phác đồ điều trị tiên tiến nhất, người bệnh cũng phải mất đến 9 tháng mà chỉ có 75% khả năng khỏi bệnh.
Hơn nữa, các thuốc điều trị lao đều có độc tính nhất định. Khi sử dụng nhiều loại thuốc trong thời gian dài, hàng loạt tác dụng phụ của chúng sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Sức đề kháng của bệnh nhân lao phổi vốn đã yếu, lại cộng thêm tác dụng phụ của các thuốc tây, khiến sức khỏe tổng thể của họ càng sụt giảm hơn, nhiều trường hợp đã không thể cứu vãn được nữa.
Ngoài ra, lao phổi tái phát còn gây nhiều hệ lụy khác như:
- Chi phí điều trị rất cao, tăng gánh nặng cho gia đình người bệnh.
- Tăng mức độ nguy hiểm với cộng đồng bởi vi khuẩn lao kháng thuốc dễ lây lan sang người khác.
Do đó ngay từ bây giờ, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa triệu chứng lao phổi tái phát.
Để phòng ngừa hiệu quả tình trạng này, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây lao tái phát là gì?
Nguyên nhân nào khiến lao phổi tái phát?
Đa phần, lao phổi tái phát là do những vi khuẩn lao có sẵn trong cơ thể ở dạng ngủ chuyển sang dạng hoạt động và gây bệnh. Ngoài ra, lao tái phát còn do người bệnh tiếp xúc với nguồn lây khác trong cộng đồng.
Yếu tố nguy cơ thúc đẩy vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh trở lại bao gồm:
- Sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.
- Chế độ sinh hoạt không điều độ, không cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Việc tuân thủ điều trị lao kém, dùng thuốc không đúng cách và ngừng thuốc khi chưa đủ một đợt điều trị.
- Thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu và lạm dùng chất kích thích.
- Có các bệnh đi kèm khác như đái tháo đường, suy thận và bệnh ác tính.
Sức đề kháng yếu là cơ hội cho lao phổi tái phát
Cách phòng ngừa nguy cơ triệu chứng lao phổi tái phát
Để phòng ngừa hiệu quả triệu chứng lao phổi tái phát, ngay từ đợt điều trị lao phổi đầu tiên, bạn cần tuân thủ đúng việc dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ.
Sau khi kết thúc đợt điều trị, bạn nên:
- Tái khám định kỳ: Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bác sĩ nhận biết được có vi khuẩn lao trong cơ thể hay không, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.
- Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh: Nguồn lây bệnh ở đây là những người đang điều trị lao, có trực khuẩn lao trong cơ thể. Người bệnh cần tránh tất cả những nguồn lây bệnh này.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Một đặc điểm cần lưu ý của bệnh lao phổi là vi khuẩn lao chỉ hoạt động trở lại và gây bệnh khi sức đề kháng, hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Nếu cơ thể đủ sức đề kháng khống chế được chúng thì khả năng phòng ngừa triệu chứng lao tái phát sẽ có hiệu quả tốt. Vốn dĩ khi bị nhiễm vi khuẩn, phổi người bệnh đã bị tổn thương và giảm sức đề kháng. Vì vậy, họ cần tăng cường sức đề kháng cho phổi và cho cả cơ thể bằng cách:
- Không sử dụng các chất có cồn, chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá...
Người có tiền sử bị lao phổi không nên dùng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích khác
- Bảo vệ cơ thể khỏi những chất gây hại cho đường hô hấp như khói bụi, chất bẩn...
- Thực hiện lối sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng điều độ và khoa học.
- Kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm nếu có.
- Sử dụng sản phẩm có chứa Fucoidan (chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản) để tăng cường sức đề kháng cho phổi. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, Fucoidan có tác dụng giúp nâng cao sức đề kháng của phổi, tăng số lượng của tế bào miễn dịch T và tế bào NK, đây cũng chính là bí quyết giúp cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ của người dân Nhật Bản.
Để bổ sung Fucoidan, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Bởi lẽ, sản phẩm không chỉ chứa thành phần giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi mà còn có các thảo dược giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, giải độc cho phổi, giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở.
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm được triệu chứng lao phổi tái phát và mức độ nguy hiểm của nó. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần dùng thuốc điều trị lao và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, bạn nên dùng thêm sản phẩm BoniDetox để tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi, chúc các bạn khỏe mạnh!
XEM THÊM:
- 7 Triệu chứng lao phổi điển hình bạn cần biết
- 10 cách làm giảm mệt mỏi do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính