Mục lục [Ẩn]
Mặc dù tồn tại từ hơn 100 năm trước nhưng căn bệnh lao phổi vẫn là vấn đề thời đại mà bất kỳ ai trong số chúng ta cũng cần quan tâm. Tất cả thông tin liên quan đến bệnh lý này sẽ được chuyên gia của chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Lao phổi nguy hiểm như thế nào?
Lao phổi là gì?
Lao là bệnh do vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacterium gây ra. Loại vi khuẩn này thường xâm nhập và tồn tại một thời gian trong cơ thể, gọi là lao tiềm tàng. Đến khi có yếu tố thuận lợi như hệ miễn dịch kém, mắc các bệnh mãn tính… thì vi khuẩn lao sẽ hoạt động và gây triệu chứng bệnh.
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có thể gây bệnh tại nhiều cơ quan trong cơ thể, như phổi, hạch bạch huyết, màng bụng, màng não… Trong đó, lao phổi là bệnh lý phổ biến nhất (chiếm khoảng 80 - 90% các trường hợp).
Lao phổi có lây không?
Câu trả lời là CÓ. Lao phổi là bệnh lý rất dễ lây nhiễm.
Đường hô hấp là con đường nhanh nhất và gần nhất để lây lao phổi từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Thông qua trò chuyện, tiếp xúc khi người bệnh ho, khạc đờm, hắt hơi,... vi khuẩn lao sẽ phát tán ra ngoài. Sau đó chúng xâm nhập vào người khác và ủ bệnh.
Ngoài ra, lao phổi có thể lây khi:
- Tiếp xúc với vết thương hở, vết trầy xước ở người bệnh lao.
- Dùng chung khăn, bát đũa, lược,... với người bị lao phổi.
- Bà mẹ mang thai bị lao phổi thì đứa bé trong bụng cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
- Quan hệ tình dục với người bệnh lao phổi.
Bệnh lao phổi lây nhanh qua đường hô hấp
Cách phòng ngừa lao phổi hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm vaccin từ ngày còn bé.
Dấu hiệu lao phổi là gì?
Dưới đây là một vài triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi bạn cần lưu ý:
- Ho kèm theo đờm đặc kéo dài trên 3 tuần.
- Ho ra máu.
- Đau tức ngực, khó thở.
- Sốt về chiều kèm theo hiện tượng gai lạnh.
- Đổ mồ hôi về đêm.
- Mệt mỏi, chán ăn, mất năng lượng.
- Sụt cân nhanh chóng.
Bệnh nhân lao phổi có thể xuất hiện một vài hoặc tất cả các triệu chứng trên. Lúc này, việc đầu tiên người bệnh cần làm là đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt nhé.
Lao phổi có nguy hiểm không?
Ngoài gây ra những triệu chứng mệt mỏi, lao phổi còn tiềm ẩn vô vàn biến chứng nguy hiểm. Chúng có thể cướp đi tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
- Tràn dịch và tràn khí màng phổi. Bệnh nhân có thể bị suy hô hấp cấp tính, ngạt thở và tử vong.
- Xơ phổi.
- Giãn phế quản làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Lao thanh quản: Khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai.
- Nhiễm nấm Aspergillus phổi, có thể gây ho ra máu nặng, thậm chí là tử vong.
- Rò thành ngực.
Bệnh nhân lao phổi có thể bị suy hô hấp cấp tính nếu không điều trị sớm
Lao phổi có thể chữa được không?
Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm và bệnh nhân đảm bảo tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thế nhưng trên thực tế, liệu trình điều trị lao phổi thường kéo dài, ít nhất là 6 tháng khiến không ít bệnh nhân bỏ ngang. Điều này làm tăng nguy cơ lao kháng thuốc, bệnh kéo dài dai dẳng không khỏi.
Cách điều trị lao phổi
Phác đồ điều trị lao phổi
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị lao phổ biến là: Rifampin (RIF), Isoniazid (INH) và Rifapentine (RPT).
Tùy từng tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Chúng thường kéo dài từ 6-12 tháng, chia thành 2 giai đoạn:
Người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống vào một thời điểm trong ngày.
Những điều cần lưu ý khi điều trị lao phổi
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân lao phổi cần:
- Kiên nhẫn: Điều trị lao được ví giống như một cuộc chiến trường kỳ. Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, ăn uống ngon miệng, các triệu chứng khó chịu giảm dần. Lúc này, nhiều bệnh nhân thường lơ là việc dùng thuốc, thậm chí là bỏ ngang khiến bệnh không được chữa khỏi. Do đó, người bệnh cần thật kiên nhẫn dùng thuốc đều đặn và đủ liệu trình.
- Thông báo với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc như mờ mắt, chóng mặt, vàng da, vàng mắt…
- Tái khám định kỳ mỗi tháng 1 lần để bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp.
- Thực hiện xét nghiệm đờm 3 lần trong 8 tháng để biết hiệu quả điều trị.
- Sử dụng viên uống BoniDetox của Mỹ để tăng cường sức đề kháng phổi, cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.
Bệnh nhân lao phổi nên bổ sung thêm BoniDetox để tăng cường sức đề kháng
- Phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc, không dùng chung đồ dùng cá nhân,...
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Người bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học góp phần không nhỏ trong việc cải thiện bệnh lao phổi. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh nên ưu tiên bổ sung các khoáng chất:
- Kẽm: Các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc… sẽ rất tốt cho bệnh nhân lao. Bởi các thuốc điều trị lao thường gây thiếu hụt khoáng chất này, dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch.
- Sắt: Bệnh nhân lao phổi thường bị ho ra máu, dễ gặp tình trạng thiếu máu. Để khắc phục tình trạng này thì nhóm thực phẩm giàu sắt là lựa chọn số 1. Chúng bao gồm nấm hương, thịt bò, gan, lòng đỏ trứng gà…
>>> Tìm hiểu thêm: Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?
- Các loại vitamin A, C, E, K, nhóm B như thịt gà, thịt lợn, cá biển, khoai tây, chuối… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho bệnh nhân lao phổi.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin A cho bệnh nhân lao phổi
Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế đồ ăn cay nóng, không uống rượu bia, cà phê, trà đặc… Vì chúng có thể khiến tình trạng ho nặng và kéo dài hơn hoặc làm giảm tác dụng điều trị, tăng tác dụng phụ của các thuốc điều trị lao.
Những thông tin cần biết về bệnh lao phổi đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết trên. Nếu có vấn đề băn khoăn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ lên số hotline 18001044 trong giờ hành chính. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: