Mục lục [Ẩn]
Người bệnh phổi mạn tính luôn luôn được khuyên rằng cần phải bỏ thuốc lá nếu đang hút để cứu vãn lấy lá phổi bị nhiễm độc và tổn thương nghiêm trọng. Thế nhưng, việc tự bỏ thuốc lá chỉ có thể thành công khi bạn có quyết tâm cực kỳ lớn. Hoặc để dễ dàng hơn, hãy thực hiện theo cách bỏ thuốc lá được hướng dẫn trong bài viết sau đây. Khi đó, chỉ cần bạn muốn bỏ và thực hiện đúng cách, bạn sẽ bỏ thuốc lá thành công. Cùng theo dõi ngay nhé!
Với người bệnh phổi mạn tính, bỏ thuốc lá quan trọng như thế nào?
Bỏ thuốc lá - Việc cấp thiết đối với người mắc bệnh lý mạn tính tại phổi
Thứ nhất: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi mạn tính
Nguyên nhân gốc gây bệnh phổi mạn tính là do phổi bị nhiễm độc bởi các chất độc hại như khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất độc hại… Sau một thời gian dài bị nhiễm độc, các tổn thương sẽ hình thành và ngày càng lớn, từ đó gây ra các bệnh lý mạn tính tại phổi như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó, thuốc lá là thủ phạm hàng đầu gây ra các bệnh lý này.
Ví dụ, với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, có đến 90% trường hợp mắc bệnh này có liên quan đến thuốc lá (hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc trong không khí).
Trong thuốc lá có khoảng 7000 hóa chất độc hại, chúng gây độc và tổn thương phổi theo nhiều cơ chế như:
- Phá hủy, làm tê liệt và ức chế hoạt động hệ thống phòng thủ của phổi, bao gồm hệ thống lông mao và các đại thực bào phế nang.
- Làm phì đại và quá sản các tế bào tiết nhầy, từ đó làm tăng tiết đờm nhầy.
- Làm tổn thương không hồi phục các thành phần của mô liên kết ở nhu mô phổi.
Những tác động trên khiến người hút thuốc lá lâu năm bị nhiễm độc phổi và dần dần tiến triển thành các bệnh lý mạn tính nguy hiểm tại phổi.
Thứ hai: Tiếp tục hút thuốc lá sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm từng ngày
Khi đã mắc bệnh lý mạn tính tại phổi như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản… nếu tiếp tục hút thuốc thì các chất độc hại sẽ lại tích tụ thêm và tăng cường tác hại trên phổi (các tổn thương ngày càng lớn và không hồi phục, đờm nhầy ngày càng nhiều và trở nên đặc quánh).
Hệ thống lông mao bị tê liệt dưới tác động của thuốc lá sẽ khiến đờm dù đã được sản xuất ra nhiều nhưng rất khó hoặc không thể khạc ra được.
Những tổn thương do nhiễm độc phổi ngày càng lớn khiến người bệnh dễ gặp những đợt cấp tính nguy hiểm với triệu chứng ho, đờm, khó thở tăng lên đột ngột, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Đặc biệt, nếu tiếp tục hút thuốc lá, bệnh nhân sẽ sớm phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh cũng như có nguy cơ ung thư phổi rất cao.
Chính vì những lý do trên, bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay là nhiệm vụ hàng đầu người mắc các bệnh cần làm để cứu lấy lá phổi của mình.
Tiếp tục hút thuốc lá sẽ khiến bệnh lý mạn tính tại phổi trầm trọng thêm từng ngày
Hướng dẫn cách bỏ thuốc lá cho người mắc bệnh mạn tính tại phổi
Bỏ thuốc lá chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là ở những người đã hút lâu năm đến mức phổi bị nhiễm độc và mắc các bệnh lý mạn tính tại phổi. Khi tự bỏ thuốc lá, người bệnh dễ gặp các triệu chứng của hội chứng cai thuốc như bứt rứt, khó chịu, thay đổi tâm trạng, thèm thuốc dữ dội… Điều đó khiến việc bỏ thuốc lá của họ rất dễ thất bại.
Để bỏ thuốc lá an toàn, hiệu quả và đơn giản, bạn nên dùng nước súc miệng Boni-Smok.
Cách dùng Boni-Smok như sau: Khi bạn thèm hút thuốc lá, bạn lấy khoảng 30ml nước súc miệng Boni-Smok (đầy 1 cốc đong bán kèm theo chai) rồi súc miệng thật kỹ, khò khò sâu trong cổ họng 30 giây đến 1 phút sau đó nhổ đi. Tiếp theo, bạn hút luôn 1 điếu thuốc lá.
Lúc này, các thành phần trong Boni-Smok sẽ phản ứng với nicotin trong khói thuốc tạo ra vị đắng ngắt. Vì vậy, bạn sẽ thấy khói thuốc không còn “ngon” như trước và phải bỏ ngay điếu thuốc đó đi, điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa cảm giác thèm thuốc.
Mỗi lần dùng Boni-Smok, bạn sẽ bỏ được một điếu thuốc. Một ngày bạn súc miệng 5-6 lần, sẽ bỏ được 5-6 điếu thuốc. Dần dần, bạn sẽ dễ dàng bỏ thuốc thành công, hạn chế được tối đa các triệu chứng của hội chứng cai thuốc lá.
Bỏ thuốc lá đơn giản khi dùng Boni-Smok
Bỏ thuốc lá là bước rất quan trọng trong quá trình cải thiện các bệnh lý mạn tính tại phổi. Nhưng như vậy liệu đã đủ?
Bỏ thuốc lá liệu đã đủ với người bệnh phổi mạn tính?
Khi bỏ thuốc lá thành công, khói thuốc từ bên ngoài sẽ không còn tấn công phổi của bạn nữa. Thế nhưng, những chất độc hại tích tụ trong phổi sau nhiều năm hút thuốc thì vẫn còn đó. Chúng tiếp tục gây tổn thương phổi và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn cho dù đã dùng thuốc điều trị tích cực.
Lúc này, giải độc cho phổi là nhiệm vụ hàng đầu nếu muốn bệnh phổi mạn tính được cải thiện tốt. Giải độc phổi là áp dụng phương pháp để làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các chất oxy hóa, đồng thời phục hồi tế bào phổi bị tổn thương.
Để giải độc phổi hiệu quả, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Sản phẩm này có các thành phần toàn diện giúp giải độc phổi hiệu quả như:
- Baicalin (chiết xuất hoàng cầm) giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.
- Xuyên tâm liên chứa Andrographolide sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ thống glutathione nội bào, giúp chống oxy hóa, bảo vệ và giải độc phổi hiệu quả.
- Lá Ô liu chứa Oleuropein giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ phổi trước các độc tố tích tụ trong phổi.
- Giúp tăng cường nồng độ enzyme CYP450 giúp hỗ trợ làm sạch, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, giảm xơ hóa và tổn thương phổi do hóa chất độc hại.
Không chỉ vậy, BoniDetox còn giúp bảo vệ phổi trước tác nhân gây độc mới, giảm ho, đờm, khó thở hiệu quả, đồng thời chứa fucoidan (chiết xuất tảo nâu Nhật Bản) giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ u bướu phổi hiệu quả.
Dùng BoniDetox để giải độc phổi
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bạn biết được tầm quan trọng của việc bỏ thuốc lá với người bệnh phổi mạn tính. Bạn hãy sử dụng Boni-Smok để bỏ thuốc lá thành công, đồng thời dùng BoniDetox để giải độc phổi, tăng cường sức khỏe sức đề kháng cho phổi nhé!
XEM THÊM:
- Tìm hiểu các thuốc điều trị hen suyễn thường gặp
- Hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD