Người bệnh hen suyễn kiêng gì và nên ăn gì?

Cập nhập: Thứ ba, 22/09/2020

Mục lục [Ẩn]

 

    Chế độ ăn uống sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, trong trường hợp đang mắc một bệnh lý nào đó, người bệnh sẽ luôn băn khoăn không biết mình nên ăn gì và không nên ăn gì. Bởi thực tế, nhiều loại thức ăn sẽ giúp bệnh cải thiện tốt hơn nhưng cũng có nhiều loại khiến bệnh tiến triển xấu đi. Vậy với bệnh hen suyễn thì sao? Bị hen suyễn kiêng gì và nên ăn gì? Giải pháp nào là tốt nhất? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết ngay sau đây. Mời bạn cùng đón đọc.

 

Người bệnh hen suyễn kiêng gì?

Người bệnh hen suyễn kiêng gì?

 

Bệnh hen suyễn và mối liên hệ với chế độ ăn uống

Bệnh hen suyễn là gì?

    Hen suyễn là tên thường gọi của bệnh hen phế quản - Một bệnh lý mạn tính đường hô hấp. Đặc trưng của bệnh là những cơn hen với biểu hiện khó thở, thở ngắn, thở khò khè, cảm giác bóp nghẹt lồng ngực và ho khạc đờm khi kết thúc cơn hen.

    Tần suất và mức độ cơn hen thường sẽ nặng dần theo thời gian, đặc biệt là khi người bệnh không có phương pháp kiểm soát hiệu quả. Có nhiều yếu tố kích thích gây kích hoạt cơn hen khác nhau như bụi, hóa chất… Vậy với thức ăn thì sao?

Mối liên hệ của bệnh hen suyễn với chế độ ăn uống

   Chế độ ăn uống trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tần suất và mức độ nặng của cơn hen suyễn.

   Một số thực phẩm bổ dưỡng, có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Từ đó góp phần giúp bệnh cải thiện tốt hơn. Trong khi đó, một số loại thực phẩm lại có thể gây kích hoạt cơn hen  do chúng có liên quan đến các yếu tố dị ứng.

   Một báo cáo của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) lưu ý rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh hen suyễn. Trong khi đó, chế độ ăn uống lại ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của con người. Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn nhằm kiểm soát cân nặng cũng có ý nghĩa lớn đối với người bệnh hen suyễn.

   Với những ảnh hưởng của chế độ ăn uống như trên, câu hỏi đặt ra là người bệnh hen suyễn kiêng gì và nên ăn gì?

 

 Béo phì là một trong những yếu tố phát triển bệnh hen suyễn

Béo phì là một trong những yếu tố phát triển bệnh hen suyễn

 

Người bệnh hen suyễn kiêng gì?

    Cần lưu ý rằng, chưa có một nghiên cứu nào chỉ rõ một người bệnh hen suyễn cần kiêng một loại thực phẩm cụ thể nào đó. Bởi một loại thực phẩm có thể gây cơn hen suyễn cho người bệnh này nhưng lại lành tính với người bệnh khác. Ngay sau đây là những loại thực phẩm dễ gây kích hoạt cơn hen cho số đông người bệnh.

Các thực phẩm giàu Sulfit

    Sulfit là chất có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, gây kích hoạt cơn hen, bao gồm: Natri bisulfit, kali bisulfit, natri metabisulfit, kali metabisulfit và natri sulfit. Chất này được bổ sung để bảo quản thực phẩm tươi và rượu khỏi quá trình oxy hóa cũng như trước các vi khuẩn và nấm men gây hại. Các thực phẩm chứa nhiều Sulfit phổ biến là:

- Rượu, đặc biệt là rượu vang.

- Hoa quả sấy khô

- Các món ăn chua.

- Tôm (tươi, đông lạnh hoặc đã qua chế biến).

- Khoai tây chiên.

Vì vậy, người bệnh hen suyễn nên tránh xa các loại thực phẩm này.

 

Người bệnh hen suyễn nên tránh uống rượu vang

Người bệnh hen suyễn nên tránh uống rượu vang

 

Những thực phẩm gây đầy hơi

   Thói quen ăn nhiều thực phẩm gây chướng bụng, ợ hơi sẽ làm tăng áp lực lên cơ hoành (đặc biệt là trong trường hợp bạn bị trào ngược dạ dày, thực quản) và gây bùng phát cơn hen. Vì vậy, người bệnh nên chú ý tránh các loại thực phẩm như đồ uống có ga và đồ ăn chiên rán, đồ khó tiêu.

Đồ ăn chứa Salicylat

    Salicylat là một chất bảo quản tự nhiên,  giúp bảo vệ thực vật khỏi côn trùng, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Cơ địa nhạy cảm với Salicylat là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn hen suyễn. Chất này thường có mặt trong:

  • Thực phẩm: Ớt chuông, rau diếp xoăn, củ cải mứt, mật ong, kẹo (kẹo có hương vị trái cây), nước ngọt.
  • Đồ uống: Rượu bia, nước ngọt, nước hạt dẻ.
  • Một số thuốc: Thuốc aspirin

    Ngoài ra, Salicylat cũng có mặt trong một số loại nước hoa, đồ vệ sinh cá nhân có mùi thơm, các mùi hương nhân tạo, màu nhân tạo… Vì vậy, bạn nên chú ý, nếu cơ thể có phản ứng với một thực phẩm hay đồ vật nào kể trên, hãy tránh xa nó.

Các thực phẩm gây dị ứng thông thường

    Người bệnh hen suyễn sẽ gặp cơn hen nếu ăn phải những thực phẩm mà cơ địa họ bị dị ứng. Ví dụ một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như:

- Trứng:  Lòng trắng trứng: lòng trắng trứng chứa 23 loại glycoprotein khác nhau. Chúng là các dị nguyên thường gặp gây dị ứng thức ăn. Khoảng 2% trẻ em bị dị ứng với trứng,  đa số người bệnh sẽ hết dị ứng vào năm 16 tuổi.

- Các sản phẩm từ sữa: Khi một người bị dị ứng sữa tiếp xúc với sữa, các protein trong sữa liên kết với các kháng thể IgE do hệ thống miễn dịch của người đó tạo ra. Điều này gây kích hoạt hệ thống miễn dịch của người bệnh, dẫn đến các triệu chứng của cơn hen (có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng).

- Một số loại hải sản: Tôm, cá, cua, chai, sò, mực, bạch tuộc…

- Nhộng tằm: Một số người khi ăn nhộng tằm sẽ bị dị ứng dẫn đến hiện tượng ngứa. Ở người bệnh hen suyễn bị dị ứng nhộng tằm, khi ăn phải sẽ rất dễ kích hoạt cơn hen.

- Một số loại hạt như: Lạc, đậu nành, lúa mì,

Vì vậy, nếu cơ địa bạn bị dị ứng với những thực phẩm trên, hãy tránh xa chúng.

 

Một số người khi uống sữa hay các chế phẩm từ sữa sẽ gặp phải cơn hen

Một số người khi uống sữa hay các chế phẩm từ sữa sẽ gặp phải cơn hen

 

Người bệnh hen suyễn nên ăn gì?

    Một chế độ ăn uống hợp lý là một phần quan trọng trong kế hoạch cải thiện bệnh hen suyễn. Không có một thực đơn cụ thể cho người bị hen suyễn, nhưng thực tế cho thấy những thực phẩm sau đây có thể góp phần giúp bệnh cải thiện tốt hơn.

Thực phẩm giàu vitamin D

    Vai trò của vitamin D đối với người bệnh hen suyễn vẫn chưa rõ ràng. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự suy giảm nồng độ vitamin D huyết thanh có mối tương quan với việc tăng tỷ lệ mắc, nhập viện cấp cứu và suy giảm chức năng hô hấp..

    Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng bổ sung vitamin D trong chế độ ăn sẽ góp phần giúp bệnh hen suyễn được cải thiện tốt hơn. Một số thực phẩm giàu Vitamin D là: Cá hồi, trứng, sữa, nước cam.

    Tuy nhiên, nếu cơ địa của bạn dị ứng với một trong các thực phẩm trên, hãy tránh xa chúng và thay thế bằng những nguồn cung cấp vitamin D khác.

 

Các hồi được nhiều ý kiến đánh giá tốt cho người bệnh hen suyễn

Các hồi được nhiều ý kiến đánh giá tốt cho người bệnh hen suyễn

 

Vitamin A

    Theo một nghiên cứu được đăng trên website của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ năm 2018, trẻ em bị hen suyễn thường có lượng vitamin A trong máu thấp hơn so với trẻ em không bị hen suyễn.  Ở trẻ em bị hen suyễn, lượng vitamin A huyết thanh cao hơn cũng tương ứng với chức năng phổi tốt hơn.

    Vì vậy, lời khuyên tốt cho bạn đó là bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A trong bữa ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm được gợi ý là: Cà rốt, dưa lưới, khoai lang, các loại rau xanh.

Táo và lê

    Một nghiên cứu trên 1.600 người tại Úc cho thấy ăn táo và lê có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen, đồng thời giúp làm tăng chức năng hô hấp. Trong táo có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C, β-carotene, có vai trò lớn trong việc chống lại các gốc tự do - các tác nhân hàng đầu gây phản ứng viêm trong phế quản. Vì vậy, ăn hai trái táo mỗi ngày sẽ tốt cho tình trạng bệnh của bạn.

 

Táo là trái cây tốt cho người bệnh hen suyễn

Táo là trái cây tốt cho người bệnh hen suyễn

 

Chuối

    Một cuộc khảo sát được công bố trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu cho thấy chuối có thể làm giảm chứng thở khò khè ở bệnh nhân hen suyễn. Điều này có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa và kali trong trái cây giúp cải thiện chức năng phổi.

    Cần lưu ý rằng, chế độ ăn là một phần trong kế hoạch phòng ngừa và cải thiện bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định. Điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần có phương pháp điều trị đúng đắn, hiệu quả. Để làm được điều đó, trước hết bạn nên nắm được nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

 

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

  Cơ địa dị ứng được khẳng định là yếu tố tiền đề gây bệnh hen suyễn (Khi gặp phải những dị nguyên (phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, nấm mốc..., phế quản sẽ phản ứng lại và gây ra cơn hen suyễn). Còn nhiễm độc phổi là nguyên nhân thúc đẩy, khiến phế quản tăng phản ứng. Từ đó, tần suất và mức độ nặng của các cơn hen ngày càng tăng lên. Các nguyên nhân khiến phổi bị nhiễm độc là:

- Khói thuốc lá: Trong khói thuốc có hơn 7.000 chất độc hại. Chúng bám lại trong phổi, khiến phổi bị tổn thương và nhiễm độc, phế quản tăng phản ứng với các dị nguyên. Vì vậy, ở những người hút thuốc, bệnh hen suyễn sẽ nặng hơn so với những không hút thuốc.

- Môi trường ô nhiễm: Trong không khí ô nhiễm có rất nhiều chất khiến phổi bị nhiễm độc như: Bụi mịn, khói, chất khí độc hại, các chất hữu cơ dễ bay hơi… Do đó, nếu người hen suyễn sống trong môi trường ô nhiễm, bệnh sẽ tiến triển xấu đi nhanh hơn so với những người bệnh khác.

    Dựa vào các nguyên nhân và yếu tố khiến bệnh nặng hơn như trên, chúng ta sẽ nắm rõ và áp dụng hiệu quả các phương pháp điều trị bệnh.

 

Phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc khiến tần suất và mức độ cơn hen tăng lên

Phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc khiến tần suất và mức độ cơn hen tăng lên

 

Làm thế nào để cải thiện bệnh hen suyễn tốt nhất?

    Để bệnh hen suyễn được cải thiện tốt nhất, bạn cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tất các các dị nguyên đồng thời giải độc cho phổi hiệu quả.

Sử dụng các thuốc điều trị hen suyễn theo đúng hướng dẫn

   Thuốc điều trị hen suyễn được chia làm 2 loại: Thuốc kiểm soát hen suyễn và các thuốc cắt cơn hen.

  • Các thuốc kiểm soát hen phế quản là những thuốc sử dụng hàng ngày để khống chế tình trạng viêm, bao gồm: Glucocorticoid dạng hít, thuốc đối kháng leukotriene, Beta-2 agonist tác dụng kéo dài dạng hít hoặc dạng uống, theophylin dạng viên giải phóng kéo dài. Khi dùng thuốc kiểm soát, người bệnh sẽ được ưu tiên dùng dạng hít để hạn chế tác dụng phụ của thuốc khi phải dùng lâu dài.
  • Các thuốc cắt cơn hen bao gồm thuốc nhóm Beta-2 tác dụng nhanh dạng hít, glucocorticoid dạng uống hoặc tiêm, thuốc kháng cholinergic, theophylin dạng uống giải phóng nhanh hoặc dạng tiêm. Khi có cơn hen suyễn, người bệnh cần được dùng thuốc càng sớm càng tốt.

   Các thuốc được dùng sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo tình trạng của từng người bệnh. Bạn không được tự ý dùng thuốc, đổi thuốc, giảm liều hay ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

 

Người bệnh cần mang thuốc cắt cơn hen theo mình

Người bệnh cần mang thuốc cắt cơn hen theo mình

 

Tránh xa các dị nguyên

    Ngoài việc bị bệnh hen suyễn kiêng gì thì bạn cũng cần đặc biệt chú ý tránh xa các dị nguyên dễ gây khởi phát cơn hen như:

+ Các dị nguyên trong nhà: Bụi nhà, các loại lông động vật, gián, nấm, ẩm mốc…

+ Các dị nguyên ngoài nhà: Phấn hoa, các loại nấm, các loại bụi…

+ Các dị nguyên nơi làm việc: Các loại bụi và chất hóa học nghề nghiệp.

 

Người bệnh nên tránh xa các dị nguyên, lông động vật là một ví dụ

Người bệnh nên tránh xa các dị nguyên, lông động vật là một ví dụ

 

Giải độc cho phổi

    Giải độc phổi là sử dụng các biện pháp giúp làm sạch phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do đồng thời phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.

  TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền TW cho biết: “Để giải độc cho phổi, biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả đó là sử dụng các thảo dược tự nhiên. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, hoàng cầm (với hoạt chất chính là baicalin), xuyên tâm liên, lá oliu hay cam thảo Italia có tác dụng giúp giải độc phổi theo nhiều cơ chế khác nhau. Để tối ưu được hiệu quả của các thảo dược đó, sản phẩm BoniDetox của Mỹ đã ra đời. Tôi rất tin tưởng sản phẩm này vì công thức rất toàn diện, các tiêu chuẩn chất lượng đã được thông qua tại Mỹ. Thực tế cho thấy các bệnh nhân của tôi khi dùng BoniDetox theo đúng hướng dẫn đều đã cải thiện rất tốt”.

 

Giải độc phổi là điều cần làm ngay từ bây giờ

Giải độc phổi là điều cần làm ngay từ bây giờ

 

BoniDetox - Giải pháp hoàn hảo đến từ Mỹ cho người bệnh hen suyễn

    BoniDetox là sản phẩm của J&E International Corp – Mỹ  thuộc tập đoàn đa quốc gia ViVa Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Đây là sản phẩm duy nhất hiện nay giúp giải quyết được tình trạng nhiễm độc phổi - Nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn ngày càng nặng. Tác dụng đó là nhờ sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần từ thảo dược tự nhiên, đó là:

- Baicalin trong hoàng cầm: Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Baicalin rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus).

 

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh

 

- Xuyên tâm liên, lá oliu: Giúp chống oxy hóa hiệu quả, từ đó giúp bảo vệ tế bào phổi trước sự tấn công của các gốc tự do.

- Cam thảo Italia: Giúp làm sạch, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi hiệu quả.

    Các thảo dược này kết hợp với nhau tạo nên tác dụng giúp giải độc phổi tối ưu. Từ đó giúp cải thiện bệnh hen suyễn hiệu quả, giúp giảm tần suất và mức độ các cơn hen.

    Không chỉ vậy, BoniDetox còn chứa fucoidan chiết xuất từ loài tảo nâu nổi tiếng. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả cho người bị nhiễm độc phổi.

 

Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản

Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản

 

  Ngoài ra,  BoniDetox còn được tạo nên bởi công nghệ bào chế hiện đại, đó là công nghệ Microfluidizer. Với công nghệ này, nguyên liệu được đưa vào hệ thống thông qua bể chứa và được chuyển tới buồng tương tác với tốc độ 400 m/s bởi 1 máy bơm áp suất suất cao. Khi đó, nguyên liệu sẽ chịu những lực rất mạnh gây phá vỡ tế bào, đồng thời làm mát ngay tức thì. Từ đó tạo tạo ra những phân tử hạt có kích thước nano, dưới 70nm. Điều này giúp các thành phần trong BoniDetox được hấp thu và phát huy hiệu quả tối đa, tác dụng thu được là cao nhất.

 

Công thức và cơ chế toàn diện của sản phẩm BoniDetox

Công thức và cơ chế toàn diện của sản phẩm BoniDetox

 

Cảm nhận của người bệnh hen suyễn khi dùng BoniDetox

   Với hiệu quả vượt trội như trên, BoniDetox đã giúp rất nhiều người mắc bệnh hen suyễn sống vui và sống khỏe.

Sau đây là chia sẻ của cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định:

 

Cô Đặng Thị Bích Dư

Cô Đặng Thị Bích Dư

 

     “Từ ngày bị bệnh hen suyễn, đi đâu, hít phải cái gì cô cũng thấy lo lắng vì sợ cơn hen sẽ xuất hiện. Lúc nào cô cũng cần phải cầm theo lọ thuốc xịt bên người vì thiếu chúng, không biết tình trạng của cô sẽ thế nào. Trong 5 năm gần đây, bệnh của cô trở nặng hẳn đi, mỗi ngày cô gặp 6-7 cơn hen liền. Mỗi lần lên cơn là cô tự nhiên thấy ngứa cổ rồi ho sặc sụa, tức ngực. Cô cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn”.

    “May mắn thay, một lần tình cờ xem tivi thấy bác sĩ nói về bệnh hen suyễn, cô mới biết để cải thiện bệnh ngoài việc dùng thuốc tây đều đặn thì cần phải giải độc cho phổi nữa. Bác sĩ cũng nói về sản phẩm BoniDetox của Mỹ giúp giải độc phổi rất hiệu quả. Vì thế mà cô mua về dùng, và đó cũng là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời cô. Sau 1 tháng thì cô thấy hiệu quả rõ lắm, cô không bị lên cơn hen nặng nào nữa. Đôi khi hít phải bụi hay khói thì cô cũng chỉ có chút khó thở thôi, khoảng 10-20 giây sau là tự hết. Sau 3 tháng thì bệnh của cô đã đỡ hẳn rồi, cô ngủ một mạch từ đêm tới sáng luôn, cô mừng lắm”.

    Câu hỏi “Bị hen suyễn kiêng gì và nên ăn gì?” của bạn đã được giải đáp đầy đủ và chi tiết trong bài viết trên đây. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra giải pháp tối ưu cho bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn, hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

 

 

XEM THÊM:

 

 

Bài viết cùng chủ đề

BoniDetox–Bí kíp vàng giúp giải độc và phòng ung thư của Mỹ

Ô nhiễm không khí và hút thuốc lá gây nhiễm độc phổi, ho, đờm, khó thở, là nguyên nhân của các bệnh lý viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính copd, hen suyễn và ung thư phổi.

Tôi ở Hà Nam thì mua BoniDetox ở đâu? Có sợ hàng giả không?

Hỏi: Thưa chuyên gia, tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD  3 năm nay rồi, bệnh khiến tôi vô cùng khổ sở, ăn không ngon, ngủ không yên, người gầy sút đi lắm

Phổi yếu phải làm sao? Đâu là giải pháp tối ưu cho lá phổi của bạn?

Hiện không có loại thuốc cụ thể nào điều trị bệnh phổi yếu. Vậy người phổi yếu phải làm sao? Đâu là giải pháp tốt nhất? Mời độc giả đọc và tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

BoniDetox – Bí quyết từ thiên nhiên giúp làm sạch chất bẩn tích tụ trong phổi

BoniDetox – Bí quyết từ thiên nhiên giúp làm sạch chất bẩn tích tụ trong phổi

BoniDetox có giúp bệnh viêm phế quản mãn tính của tôi giảm triệu chứng?

Tôi có nghe chương trình tư vấn bác sĩ trên tivi, thấy bác sĩ có nhắc tới sản phẩm BoniDetox, xin hỏi trường hợp của tôi dùng có được không và đặc biệt có giúp tôi chấm dứt các triệu chứng không chứ tôi quá mệt mỏi rồi?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi