Mục lục [Ẩn]
Trái tim được cấu tạo từ các bó cơ để đảm bảo khả năng co bóp, đẩy máu đi khắp cơ thể. Do đó, khi cơ tim bị bệnh, chức năng của tim sẽ bị suy giảm, dẫn đến hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng khác. Vậy bệnh cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Bệnh cơ tim là gì?
Bệnh cơ tim là gì?
Bệnh cơ tim là bệnh xảy ra ở bắp thịt trên thành tim, do cấu trúc cơ tim bị thay đổi, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu cho toàn cơ thể.
Khi mắc bệnh này, các cơ tim trở nên phì đại, dày hoặc chai cứng, khiến hoạt động co bóp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
Các dạng bệnh cơ tim có nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có đặc điểm riêng:
- Bệnh cơ tim giãn nở: Là dạng phổ biến nhất, thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh cơ tim giãn nở xảy ra khi tâm thất trái giãn to, khiến khả năng bơm máu của tim bị suy giảm, tăng nguy cơ suy tim và hình thành cục máu đông trong tim.
Bệnh cơ tim giãn nở thường là hệ lụy của một số bệnh lý khác như: Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Ngoài ra, người thực hiện hóa trị liệu, nghiện ma túy hoặc nghiện rượu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Hình ảnh cơ tim bình thường (bên trái) và bệnh cơ tim giãn nở
- Bệnh cơ tim phì đại: Xảy ra do thành cơ tim dày lên bất thường, chủ yếu ở thành tâm thất trái. Theo đó, khoang bên trong tâm thất trái bị thu nhỏ, khiến tim không thể giãn ra giữa các nhịp đập, làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ thể.
Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm vì thường không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh vẫn sinh hoạt ăn uống như người bình thường mà không cảm thấy dấu hiệu bất thường nào. Thế nhưng, triệu chứng đầu tiên và cũng là cuối cùng của bệnh cơ tim phì đại là đột tử.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường liên quan đến yếu tố di truyền do có chứa gen đột biến gây cơ tim phì đại.
- Bệnh cơ tim hạn chế: Do cơ tim bị xơ hóa, khiến buồng tâm thất không đủ khả năng giãn ra để được đổ đầy máu, làm giảm chức năng tâm trương.
Bình thường, tâm thất có nhiệm vụ bơm máu đến phổi để lấy oxy và đẩy máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Khi tâm thất không được đổ đầy máu, lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan sẽ bị suy giảm, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, thậm chí xuất hiện những triệu chứng của bệnh suy tim.
- Bệnh cơ tim do căng thẳng (stress): Còn gọi là hội chứng trái tim tan vỡ, xảy ra do sự rối loạn chức năng tâm thu của vùng mỏm và/hoặc vùng giữa tâm thất trái, gây phì đại vùng mỏm trong thì tâm thu.
- Bệnh cơ tim thứ phát: Là hậu quả của các bệnh lý hệ thống, tình trạng rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm khuẩn…
- Bệnh cơ tim do rượu: Cơ tim bị tổn thương do tác động trực tiếp của rượu và do cơ thể bị thiếu dinh dưỡng.
Có thể thấy, bệnh cơ tim có rất nhiều dạng khác nhau. Dù là dạng nào thì hoạt động bơm máu cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào gây ra các bệnh lý này?
Những nguyên nhân gây bệnh cơ tim
Các nguyên nhân gây bệnh cơ tim thường gặp bao gồm:
- Di truyền: Phổ biến nhất là trường hợp mẹ di truyền sang con.
- Do các bệnh lý tim mạch khác: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, nhịp tim nhanh, bệnh lý van tim.
- Do bệnh lý ngoài tim: Tiểu đường, bệnh tuyến giáp.
- Một số nguyên nhân khác: Nghiện rượu, sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị, phụ nữ có thai.
Người nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh cơ tim
Khi bệnh cơ tim tiến triển nặng hơn, tim trở nên yếu, giảm khả năng bơm máu cho cơ thể và không đảm bảo duy trì nhịp tim bình thường. Cuối cùng, tim dần bị suy, loạn nhịp, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khác nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng nhận biết bệnh cơ tim
Khi mới mắc bệnh cơ tim, người bệnh thường khó nhận ra bởi không có biểu hiện nào. Đến khi bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu cho cơ thể, họ mới xuất hiện một số triệu chứng như:
- Phù chân, mắt cá và bàn chân.
- Khó thở khi làm việc nặng. Một số trường hợp cơ tim tổn thương nhiều, giảm khả năng co bóp còn khiến người bệnh bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng khó thở khi nghỉ ngơi.
- Cảm giác hồi hộp, căng thẳng.
- Thường xuyên bị ho khi nằm xuống, cảm giác đau tức ngực, nặng ngực.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hay chóng mặt, ngất xỉu.
Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện trên, bạn cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Để phát hiện bệnh cơ tim, thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra tim người bệnh bằng điện tâm đồ, chụp X-quang lồng ngực, siêu âm tim đồ… Tùy mức độ bệnh cơ tim và thể trạng mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Khi chụp X-quang lồng ngực, bác sĩ sẽ phát hiện điểm bất thường ở tim
Cách điều trị bệnh cơ tim
Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim hiện nay bao gồm:
- Sử dụng thuốc để giảm triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng: Các loại thuốc được sử dụng thường xuyên bao gồm:
- Thuốc chống loạn nhịp: Dronedarone, sotalol, amiodarone, propafenone…
- Thuốc giảm huyết áp như những chất ức chế ACE, chất đối kháng thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi.
- Thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông, thuốc giảm viêm như Corticosteroid.
- Thuốc bổ trợ: Thuốc lợi tiểu; thuốc cân bằng điện giải như Aldosterone đảm bảo hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm triệu chứng. Người bệnh cần thay đổi những thói quen xấu và đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày:
- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, chẳng hạn như: Bông cải xanh, bắp cải, bí đỏ, khoai lang; quả lựu, táo…
- Nên chế biến các món ăn nhạt, ít muối.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều chất béo như đồ chiên xào, rán, đồ ăn nhanh.
- Tránh xa rượu bia. Nếu nghiện rượu, bạn nên sử dụng BoniAncol + để bỏ rượu.
- Tránh xa khói thuốc lá, không hút thuốc. Nếu không bỏ được thói quen hút thuốc, bạn nên sử dụng Boni-Smok để bỏ thuốc lá
- Giữ tinh thần lạc quan, giải tỏa căng thẳng, stress bằng cách nghe nhạc, đọc sách, đi mua sắm, đi du lịch…
- Duy trì tập luyện thể dục thể thao, nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh…
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt. Nếu bị mất ngủ, hãy để BoniSleep + và BoniHappy + mang giấc ngủ tự nhiên trở lại với bạn.
Khi được điều trị sớm, người bệnh cơ tim sẽ hạn chế được tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian sống. Do đó, khi thấy triệu chứng bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM: