Bệnh nội tiết là gì? Các bệnh nội tiết thường gặp nhất và nơi khám bệnh

Cập nhập: Thứ tư, 07/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Hệ nội tiết là tập hợp các cơ quan đặc biệt, trải dọc theo chiều dài cơ thể. Những cơ quan này được gọi là tuyến nội tiết. Chúng điều tiết nhiều chức năng sinh lý và quá trình chuyển hóa vô cùng quan trọng trong cơ thể.

   Các tuyến đó hoạt động không đúng cách là nguyên nhân gây ra các bệnh tật và rối loạn. Chúng được gọi chung là bệnh nội tiết. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh nội tiết là gì? Các bệnh nội tiết thường gặp nhất và nơi khám bệnh

Bệnh nội tiết là gì? Các bệnh nội tiết thường gặp nhất và nơi khám bệnh

 

Bệnh nội tiết là gì?

    Mỗi người bình thường đều sẽ có 9 tuyến nội tiết. Trong đó, có 8 tuyến cơ bản là: Vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến thượng thận và tuyến tụy. Tuyến nội tiết còn lại là tinh hoàn (ở nam giới), và buồng trứng (ở nữ giới).

    Những tuyến này tham gia vào nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể, bằng cách tiết ra các hormone. Hormone hay nội tiết tố, là những loại protein có hoạt tính sinh học, có các chức năng chuyên biệt.

    Bệnh nội tiết được dùng để chỉ những bệnh hoặc rối loạn xảy ra khi tuyến nội tiết hoạt động mạnh, hoặc yếu hơn bình thường. Sự thay đổi này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Hiện nay, các bệnh nội tiết rất phổ biến, có thể được bắt gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau.

 

Một số bệnh nội tiết thường gặp

   Bệnh nội tiết được xếp vào các nhóm dựa theo từng tuyến gặp vấn đề. Một tuyến có thể gặp phải nhiều rối loạn, thậm chí ảnh hưởng đến một số tuyến khác. Chính vì vậy, bệnh nội tiết cũng là những căn bệnh khá phức tạp và thường là bệnh mãn tính.

    Một số bệnh nội tiết thường gặp có thể kể đến như:

Bệnh tiểu đường

   Đây là bệnh nội tiết phổ biến nhất hiện nay. Tiểu đường xảy ra khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm chức năng (kháng insulin). Điều này khiến cho đường huyết tăng cao, hoặc thay đổi lên xuống thất thường.

   Triệu chứng của bệnh tiểu đường là: Mệt mỏi, tê bì chân tay, khát nước, tiểu nhiều, tiểu đêm, mờ mắt, nhanh đói,... Bệnh tiểu đường thường đi kèm với các tình trạng khác như mỡ máu, tăng huyết áp. Đây cũng là những ảnh hưởng do kháng insulin gây ra.

 

Tiểu đường là bệnh nội tiết thường gặp nhất

Tiểu đường là bệnh nội tiết thường gặp nhất

 

Cường giáp

   Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động mạnh, sản xuất ra nhiều hormone T3 và T4. Hai hormone này tham gia vào quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và ổn định lượng canxi trong máu.

   Dư thừa hormone tuyến giáp sẽ dẫn đến nhiều rối loạn về thần kinh, tiêu hóa và tình dục. Biểu hiện của cường giáp có thể kể đến là: Căng thẳng, tim đập nhanh,  run chân tay, tiêu chảy, thay đổi cân nặng, rối loạn giấc ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, yếu cơ,...

Suy giáp

   Ngược với cường giáp, suy giáp xảy ra khi khả năng sản xuất hormone T3 và T4 bị giảm đi. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với nam giới. Biểu hiện của suy giáp gồm có: Mệt mỏi, khô da, rụng tóc và lông, phù niêm mạc, thâm nhiễm (mắt, lưỡi, thanh quản), táo bón, nhịp tim chậm, giảm trí nhớ. Suy giáp nặng có thể dẫn đến suy tim.

Suy tuyến thượng thận

   Suy tuyến thượng thận còn được gọi là suy vỏ thượng thận, hoặc bệnh Addison. Suy tuyến thượng thận sẽ làm giảm sản xuất ra các hormone aldosterone, cortisol và androgen. Điều này dẫn đến rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa (đường, đạm, chất béo) và sinh dục.

    Biểu hiện của suy tuyến thượng thận là: Mệt mỏi, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, sạm da, huyết áp thấp, chuột rút, hạ đường huyết, giảm khả năng tình dục. Nữ giới có thể bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, âm đạo chuyển màu xanh đen.

Suy sinh dục

   Suy sinh dục là bệnh nội tiết xảy ra khi tinh hoàn, hoặc buồng trứng giảm chức năng. Suy sinh dục ở nam giới là do giảm testosterone. Tình trạng này có thể dẫn đến mệt mỏi, mất hứng thú tình dục, trầm cảm, nhược cơ, giảm chất lượng tinh trùng,...

   Suy sinh dục ở nữ giới là do giảm estrogen và progesterone. Biểu hiện của suy sinh dục nữ là hay cáu gắt, bạc tóc sớm, mất ngủ, bốc hỏa, đổ mồ hôi, loãng xương, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, vô sinh,...

 

 Suy sinh dục làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới

Suy sinh dục làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới

 

Suy tuyến yên

   Suy tuyến yên là một bệnh nội tiết ít gặp hơn, nhưng rất đáng lo ngại. Bởi lẽ, tuyến yên có chức năng sản xuất các hormone chỉ đạo các tuyến nội tiết khác. Ví dụ như: TSH kích thích tuyến giáp, ACTH kích thích vỏ thượng thận, LH và FSH kích thích tinh hoàn, buồng trứng,...

    Do đó, suy tuyến yên sẽ làm giảm chức năng tuyến nội tiết khác, gây mất ngủ mãn tính, giảm ham muốn tình dục,... Nam giới có thể bị liệt dương, vô sinh, teo tinh hoàn, dương vật nhỏ,... Nữ giới có thể mất kinh đột ngột, vô sinh, dậy thì muộn, giảm bài tiết sữa mẹ,...

 

Khám bệnh nội tiết ở đâu?

   Để khám và chữa các bệnh nội tiết, bạn có thể đến những bệnh viện có chuyên khoa nội tiết. Một số lựa chọn cho bạn là:

  • Bệnh viện nội tiết Trung ương cơ sở Thái Thịnh. Địa chỉ: Số 80, ngõ 82,  Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện nội tiết Trung ương cơ sở Ngọc Hồi. Địa chỉ: Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai, tầng 6, nhà P, số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số 1A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện nội tiết Bắc Giang, 75CC + 7MH Xã Tân Mỹ, Yên Dũng, Bắc Giang.
  • Khoa nội tiết, bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, tầng 6, nhà C, số 225 Nguyễn Lương Bằng, Thanh Trung, Thành phố Hải Dương.
  • Bệnh viện nội tiết Nghệ An, 11 Mai Hắc Đế, Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.
  • Phân khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.
  • Khoa Nội tiết, Bệnh viện Chợ Rẫy, Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.

 

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về các bệnh nội tiết. Nếu còn băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Dậy thì muộn có ảnh hưởng như thế nào? Làm sao để khắc phục?

Dậy thì dù sớm hay muộn đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất, khả năng sinh sản cũng như tâm lý của trẻ.

Tỏi - Thực phẩm giải độc gan và mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe

Tỏi giúp giải độc gan, giảm men gan, giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Ngoài ra, tỏi còn mang lại nhiều lợi ích khác trên sức khỏe khi dùng đúng cách.

Các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường tê bì chân tay

Tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo biến chứng  thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Khi đó, người bệnh có nguy cơ loét, hoại tử chi, thậm chí phải cắt cụt chân nếu không kiểm soát đường huyết tốt.

Loãng xương uống thuốc gì?

"Loãng xương uống thuốc gì?" - Các thuốc điều trị loãng xương gồm có: Bisphosphonates, Denosumab, thuốc hormone, và...
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà