Loãng xương uống thuốc gì?

Cập nhập: Thứ bảy, 27/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Loãng xương là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, được bắt gặp nhiều ở những người có tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Với tình trạng loãng xương nhẹ, người bệnh thường chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để cải thiện.

   Tuy nhiên, với các trường hợp loãng xương nặng, có thể gây tàn phế, biến chứng tim mạch, hô hấp,... người bệnh sẽ cần phải dùng thêm thuốc. Vậy, loãng xương uống thuốc gì? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới  đây nhé!

Loãng xương uống thuốc gì?

Loãng xương uống thuốc gì?

 

Khi nào người bệnh loãng xương cần dùng thuốc?

   Xương của chúng ta luôn trải qua một quá trình chỉnh sửa liên tục, giữa việc hình thành và tiêu hủy. Loãng xương xảy ra khi quá trình phân hủy xương nhanh hơn quá trình hình thành.

   Loãng xương chia thành nhiều mức độ khác nhau, được đánh giá dựa trên mật độ xương. Mật độ xương được xác định bằng lượng mô khoáng trên một đơn vị diện tích (g/cm2), hoặc thể tích (g/cm3) và được xác định thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.

   Hiện nay, mật độ xương chậu được dùng nhiều nhất, nhằm xác định sự bền vững của xương, cũng như xem xét nguy cơ gãy xương ở các vị trí khác nhau. Để tính toán mật độ xương, bác sĩ sẽ sử dụng đến chỉ số T-Score. Theo đó:

  • Khi T-Score từ -1 SD trở lên thì xương bình thường.
  • Khi T-Score dưới -1 SD đến -2,5 SD là thiếu xương (tiền loãng xương).
  • Khi T-Score dưới -2,5 SD là loãng xương.
  • Khi T-Score dưới -2,5 SD kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương là loãng xương nặng.

   Khi người bệnh có chỉ số T-Score từ -2,5 SD trở lên thì sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện để cải thiện quá trình tạo xương và làm chậm sự tiêu hủy xương. Nếu chỉ số này thấp hơn -2,5 SD, thì người bệnh sẽ cần sử dụng thuốc điều trị loãng xương.

 

Người bệnh sẽ được đo mật độ xương trước khi dùng thuốc

Người bệnh sẽ được đo mật độ xương trước khi dùng thuốc

 

Loãng xương uống thuốc gì?

   Các loại thuốc điều trị loãng xương có nhiều loại khác nhau, có thể được dùng theo đường uống, tiêm, truyền,... Để trả lời cho câu hỏi, “loãng xương uống thuốc gì?”, chúng ta hãy điểm qua một số loại dưới đây:

Bisphosphonates

   Bisphosphonates là nhóm thông dụng nhất, gồm có: Alendronate, Risedronate, Ibandronate và Zoledronic acid. Chúng có tác dụng làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương, ức chế quá trình tiêu xương. Do đó, nó còn được gọi là thuốc chống hủy xương.

    Bisphosphonates được chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh, người có tuổi, nam giới thuộc nhóm nguy cơ (như: nghiện rượu bia, thuốc lá,…), hay do lạm dụng corticoid.

   Người bệnh cần uống thuốc khi đói, uống nhiều nước. Người bệnh không được ăn, uống gì trong vòng 30 - 60 phút sau khi dùng thuốc. Tác dụng phụ thường gặp của Bisphosphonates là gây ợ nóng, loét dạ dày, viêm thực quản,... Các loại Bisphosphonates truyền tĩnh mạch không ảnh hưởng đến dạ dày, tuy nhiên có thể gây ra một số triệu chứng giống như cúm nhẹ.

   Bisphosphonates chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người dưới 18 tuổi (cần đánh giá lợi ích và nguy cơ), người bị suy thận với mức lọc cầu thận (GFR) < 35ml/phút.

 

Zoledronic acid giúp ức chế quá trình tiêu xương

Zoledronic acid giúp ức chế quá trình tiêu xương

 

Denosumab   

   Denosumab là một loại kháng thể đơn dòng được dùng để điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, do corticoid, và người có nguy cơ gãy xương cao. Thuốc cũng được dùng khi người bệnh không thể dùng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc khác.

   Denosumab cũng có thể dùng cho phụ nữ bị ung thư vú phải dùng thuốc làm tăng nguy cơ gãy xương, hay nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt đang dùng thuốc có thể gây mất xương.

   Denosumab được sử dụng bằng cách tiêm nông, ngay dưới da, 6 tháng/lần. Thuốc có một số tác dụng phụ như: cứng cơ, chuột rút, phát ban, tê, ngứa ran ở ngón tay, đau sưng nướu, khó thở hoặc khó nuốt,... Nếu gặp các tình trạng này, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe. Một tác dụng phụ hiếm gặp của Denosumab là gây hoại tử xương hàm, gãy, nứt ở giữa xương đùi.

Thuốc hormone và liệu pháp liên quan đến hormone

   Các thuốc trong nhóm này có thể kể đến như: Estrogen và chất điều biến thụ thể Estrogen chọn lọc Raloxifene,... Theo đó:

  • Liệu pháp Estrogen giúp thúc đẩy hoạt động tế bào tạo xương và ức chế tế bào hủy xương, từ đó giảm phân hủy xương trong mọi giai đoạn của quá trình tái tạo mô hình xương.

Estrogen được sử dụng cho phụ nữ mãn kinh, khi hormone này bị suy giảm, kéo theo giảm mật độ xương. Thuốc cũng giúp làm giảm các triệu chứng của mãn kinh, ví dụ như bốc hỏa. Tuy nhiên, nó có một số tác dụng phụ như: làm tăng nguy cơ đông máu, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú và có thể cả bệnh tim mạch.

  • Liệu pháp testosterone được sử dụng cho những nam giới có lượng hormone testosterone thấp, giúp làm tăng mật độ xương, điều trị loãng xương và đem đến một số lợi ích khác cho sức khỏe.
  • Raloxifene có dạng viên nén, hoạt động tương tự như Estrogen. Bên cạnh tác dụng điều trị loãng xương, liệu pháp này còn được dùng để làm giảm nguy cơ ung thư vú ở một số phụ nữ.

   Ngoài ra, Calcitonin-salmon là hormon tổng hợp cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ gãy xương sống. Thuốc có một số tác dụng phụ là: chảy nước mũi, chảy máu cam (đối với dạng hít), phát ban, đỏ mặt (đối với dạng tiêm).

 

Calcitonin-salmon dùng trong điều trị loãng xương

Calcitonin-salmon dùng trong điều trị loãng xương

 

Thuốc tăng tạo xương

   Ba loại thuốc trong nhóm này đã được phê duyệt gồm:

  • Romososumab được sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh đối mặt với nguy cơ gãy xương cao. Người bệnh sẽ được tiêm hai mũi với thời hạn 1 năm. Thuốc không được dùng cho người mới bị đột quỵ hoặc đau tim.
  • Teriparatide và Abaloparatide cần tiêm hàng ngày trong 2 năm. Một số nghiên cứu cho thấy, chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương.

   Tác dụng của nhóm này sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi ngưng sử dụng. Do đó, để bảo vệ xương đã được hình thành, người bệnh sẽ cần dùng đến thuốc khác, ví dụ như bisphosphonate.

   Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cũng cần có chế độ dinh dưỡng tốt, tập thể dục và tắm nắng thường xuyên, từ bỏ hút thuốc lá và uống rượu bia.

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề “loãng xương uống thuốc gì?”. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

Xem thêm

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Tỏi - Thực phẩm giải độc gan và mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe

Tỏi giúp giải độc gan, giảm men gan, giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Ngoài ra, tỏi còn mang lại nhiều lợi ích khác trên sức khỏe khi dùng đúng cách.

Suy tuyến thượng thận - Hệ lụy tai hại do lạm dụng corticoid

Suy tuyến thượng thận là bệnh gì? Lạm dụng corticoid gây ra suy tuyến thượng thận như thế nào? Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

BoniDetox đã giúp tôi có lá phổi khỏe mạnh

Bác Ma Thế Ất, 70 tuổi ở số 403, tổ dân phố Tân Lập, thị trấn chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Giải đáp thắc mắc: Khó thở là biểu hiện của bệnh gì? Cải thiện bằng cách nào?

Bạn đang gặp tình trạng khó thở mà không rõ nguyên nhân? Bạn đang lo lắng, băn khoăn liệu có phải sức khỏe của mình đang gặp vấn đề, không biết khó thở là biểu hiện của bệnh gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Mời độc giả tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà