Thiếu máu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Cập nhập: Thứ năm, 25/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về tình trạng thiếu máu, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

 

Nguyên nhân thiếu máu là gì?

Nguyên nhân thiếu máu là gì?

 

Nguyên nhân thiếu máu là gì?

    Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi. Điều đó dẫn đến tình trạng máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.

    Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu như:

   Do giảm sinh hồng cầu:

  • Thiếu nguyên liệu tạo hồng cầu như thiếu sắt (có thai, cho con bú, cho máu, kinh nguyệt nhiều kéo dài, chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, cắt đoạn dạ dày), thiếu vitamin B12 (do ăn chay hoàn toàn, cắt đoạn dạ dày, bệnh Crohn…), thiếu acid folic (chế độ ăn không hợp lý, tiêu chảy, tác dụng phụ của thuốc, có thai…)
  • Tủy xương giảm sinh hồng cầu: Suy tủy, thiếu erythropoietin (erythropoietin là 1 cytokine glycoprotein có vai trò kích thích sản xuất hồng cầu trong tủy xương).

   Do tan máu:

  • Bệnh hồng cầu hình tròn, bệnh hồng cầu hình bầu dục khiến hồng cầu dễ vỡ.
  • Rối loạn cấu tạo hemoglobin trong bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh), bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (do rối loạn tổng hợp hemoglobin).
  • Rối loạn men hồng cầu: Thiếu máu tan máu do thiếu hụt G6PD.
  • Có những yếu tố làm vỡ hồng cầu trong huyết tương như kháng thể chống hồng cầu, chất độc, nhiễm trùng, thường gặp do truyền nhầm nhóm máu, bệnh thiếu máu tan máu tự nhiễm, nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nhiễm độc các chất gây vỡ hồng cầu như phenol, benzen, quinin, sulfamid.

   Do chảy máu: Người bệnh có thể thiếu máu cấp tính trong chấn thương, xuất huyết nội tạng hoặc thiếu máu mạn tính do một số bệnh lý như bệnh trĩ, loét dạ dày - tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, chị em có chu kỳ kinh nguyệt dài và ra nhiều kinh nguyệt.

 

 Bệnh nhân trĩ bị chảy máu nhiều dễ bị thiếu máu

Bệnh nhân trĩ bị chảy máu nhiều dễ bị thiếu máu

 

Dấu hiệu thiếu máu

    Thiếu máu được chia thành thiếu máu cấp tính và thiếu máu mạn tính với những triệu chứng khác nhau.

Dấu hiệu thiếu máu cấp tính

  • Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay trắng bệch, xảy ra nhanh chóng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Huyết áp giảm.
  • Khó thở, nhịp thở nhanh.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất, hôn mê.
  • Mỏi cơ, đi lại khó khăn.

    Trường hợp thiếu máu cấp tính có diễn tiến nhanh và người bệnh cần được cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng thiếu máu mạn tính

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau như:

  • Da xanh, thường xuyên mệt mỏi.
  • Niêm mạc môi, dưới lưỡi, mắt nhợt nhạt.
  • Móng tay khô, mất độ bóng, dễ bị gãy, có thể có móng tay khum.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực, có thể có cơn đau thắt ngực.
  • Khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh.
  • Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thoáng ngất và ngất, bệnh nhân có thể thường xuyên cảm thấy buồn bã.
  • Rối loạn tiêu hóa: Kém ăn, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.
  • Rối loạn kinh nguyệt, hoặc kinh nguyệt kéo dài. Nam giới giảm hoặc mất khả năng tình dục.

 

Người bệnh thiếu máu có da xanh, thường xuyên thấy mệt mỏi, chóng mặt

Người bệnh thiếu máu có da xanh, thường xuyên thấy mệt mỏi, chóng mặt

 

    Ở người bị thiếu máu mạn tính, các triệu chứng thường diễn ra và phát triển từ từ.

   Trong trường hợp thiếu máu do cơn tan máu cấp tính, người bệnh có triệu chứng như sốt cao kèm theo rét run, đau bụng, vàng da, vàng niêm mạc (tăng nhanh và rõ rệt), nước tiểu sẫm màu, phân vàng, trong cơn tan máu nặng có thể có suy thận và suy tim cấp tính.

 

Làm sao để biết mình bị thiếu máu?

    Để biết mình có bị thiếu máu hay không, bạn cần đi khám sớm, làm các xét nghiệm sinh hóa máu và một số kiểm tra khác (khi cần thiết).

     Một bệnh nhân được gọi là thiếu máu khi có 2 trong 3 dấu hiệu sau đây:

  • Hematocrit giảm dưới mức bình thường. Trong đó, Hematocrit (HCT) là chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu, cho biết cơ thể bạn có quá nhiều hay quá ít tế bào hồng cầu.
  • Nồng độ hemoglobin (lượng huyết sắc tố) trong máu giảm dưới mức bình thường.
  • Số lượng hồng cầu giảm dưới mức bình thường.

 

Cách điều trị thiếu máu

    Việc điều trị thiếu máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó loại bỏ nguyên nhân và kết hợp các phương pháp khắc phục phù hợp. Sau đây là cách điều trị một số bệnh thiếu máu thường gặp:

  • Thiếu máu thiếu sắt: Bác sĩ sẽ cần tìm xem nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt của bệnh nhân là gì (do chế độ dinh dưỡng, kinh nguyệt bất thường, giun móc, giun lươn…?) và loại bỏ nguyên nhân đó. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần bổ sung sắt trong chế độ ăn và sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Điều trị bằng vitamin B12, với bệnh nhân bị thiếu máu ác tính thường dùng dưới dạng tiêm và phải điều trị suốt đời.
  • Thiếu máu do thiếu acid folic: Sử dụng viên uống bổ sung acid folic.
  • Thiếu máu tan máu tự miễn: Bệnh nhân được chỉ định thuốc prednisolon. Nếu thuốc này không hiệu quả hoặc bệnh tái phát đòi hỏi phải tăng liều prednisolon lên cao thì bệnh nhân cần phải cắt lách. Nếu thiếu máu trầm trọng thì bệnh nhân có thể truyền máu nhưng cần được theo dõi chặt chẽ.
  • Thiếu máu do suy tủy: Các phương pháp điều trị bao gồm:
  1. Truyền khối hồng cầu và tiểu cầu.
  2. Dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn khi cần thiết.
  3. Ghép tủy đồng loại, ghép tế bào gốc nếu có điều kiện.
  4. Nếu suy tủy do bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì cần được điều trị bằng prednisolon.

 

Sử dụng viên uống bổ sung sắt khi bị thiếu máu thiếu sắt

Sử dụng viên uống bổ sung sắt khi bị thiếu máu thiếu sắt

 

    Khi bị thiếu máu, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ bao gồm sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, đồng thời tái khám định kỳ theo lời dặn.

 

Người thiếu máu nên ăn gì?

    Việc điều chỉnh chế độ ăn uống của bệnh nhân phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Ví dụ, với thiếu máu do thiếu sắt, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt, cụ thể bạn có thể tham khảo bài viết thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì

    Với thiếu máu do thiếu vitamin B12, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm như ngao, thịt bò, nội tạng động vật, cá mòi, cá hồi, sữa và sản phẩm chế biến từ sữa, trứng, ngũ cốc…

    Và sau đây là một số thực phẩm tốt cho người thiếu máu nói chung mà bệnh nhân nên đưa vào thực đơn hàng ngày của mình:

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê,...
  • Hải sản
  • Trứng
  • Rau xanh: Súp lơ, cải bó xôi, rau muống, đậu bắp
  • Trái cây: Cam, bưởi, quýt…
  • Mật ong
  • Các loại hạt: Hạt điều, hạt vừng, hạt chia,...

 

Người thiếu máu không nên ăn gì?

    Người bệnh thiếu máu nên hạn chế:

  • Thực phẩm giàu calci trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt. Do các thực phẩm giàu canxi có khả năng giảm hấp thu sắt trong cơ thể nếu ăn cùng thực phẩm giàu sắt.
  • Các thực phẩm có tanin: Các loại trà, rượu vang, cà phê,…vì tanin dễ dàng tạo phản ứng hoá học với sắt và sinh ra muối khó tan. Chúng sẽ ức chế trực tiếp quá trình tổng hợp và hấp thụ sắt trong cơ thể.
  • Thực phẩm chứa axit oxalic: Khế, củ cải đường, đậu phộng,…
  • Bệnh nhân cần kiêng rượu bia và hạn chế các thực phẩm được chế biến quá kỹ.

    Đến đây, hy vọng bạn đã có những thông tin đầy đủ về tình trạng thiếu máu. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thiếu máu - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa thiếu máu nhé!

Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì?

 Đau dây thần kinh tọa là bệnh đặc trưng bởi những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở thắt lưng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì nhé!

Làm cách nào để phát hiện thịt bò có nhiễm sán hay không?

Mặc dù có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng thịt bò cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe, nhất là khi nó bị nhiễm ký sinh trùng như sán. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết thịt bò có nhiễm sán nhé!

Con cá đã cứu hàng ngàn người dân Campuchia khỏi tình trạng thiếu máu thiếu sắt

“Lucky fish” - đây là tên của một con cá thần kỳ đã cứu hàng ngàn người dân Campuchia thoát khỏi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt vào năm 2008.

Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cơ tim có thể dẫn đến đột tử hoặc để lại di chứng nghiêm trọng, cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà