Mục lục [Ẩn]
Căng thẳng và stress là vấn đề mà bất kỳ ai cũng đều có thể gặp phải. Tình trạng này tác động tiêu cực đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau như làm tăng huyết áp, đường huyết, và gây viêm trong cơ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 7 cách giảm stress vô cùng hiệu quả nhé!
7 cách giảm stress hiệu quả có thể bạn chưa biết
Những ảnh hưởng của stress đến cơ thể
Stress là một phản ứng của cơ thể xảy ra khi chúng ta gặp phải một vấn đề nào đó như: áp lực từ học tập, thi cử, làm việc, ly dị, mất người thân, tuổi già,... Stress kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể như:
Stress làm chúng ta mất ngủ
Cơ thể chúng ta có “một chiếc đồng hồ sinh học” giúp điều hòa các hoạt động trong cơ thể, trong đó có giấc ngủ. Stress lại phá vỡ quá trình này, và gây rối loạn giấc ngủ.
Hãy tưởng tượng, bạn đang nằm trên giường mà cảm thấy bồn chồn, lo lắng, suy nghĩ đắn đo những vấn đề đang gặp phải. Tất cả những suy nghĩ đó sẽ không cho bạn có được cảm giác thư thái để đi vào giấc ngủ. Kết quả là bạn sẽ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc và dễ tỉnh giấc giữa đêm.
Stress gây rối loạn tiêu hóa
Đường tiêu hóa của chúng ta rất nhạy cảm với stress. Hai ảnh hưởng điển hình nhất của stress đến hệ tiêu hóa có thể kể đến là: Trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng ruột kích thích (IBS).
Stress làm tăng đường huyết
Stress sẽ làm tăng tốc độ của quá trình tổng hợp glucose, phân giải glycogen và tăng đề kháng insulin. Hậu quả cuối cùng của những điều này chính là đường huyết cao lên. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường hoặc làm bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn.
Stress sẽ khiến đường huyết trong cơ thể tăng lên
Stress làm giảm ham muốn tình dục
Đối với nam giới, stress sẽ khiến nồng độ testosterone giảm xuống, gây rối loạn cương dương, hay liệt dương. Điều này cũng khiến cho chất lượng tinh trùng giảm đi, gây ra một số tình trạng như di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm,... Đối với nữ giới, stress cũng làm thay đổi nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chậm kinh, giảm ham muốn, khó thụ thai và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Stress khiến cơn hen phế quản tái phát thường xuyên hơn
Nhiều nghiên cứu cho thấy, stress làm tăng tỷ lệ mắc hen phế quản lên đến 40% và khiến cơn hen tái phát thường xuyên hơn. Lý do là bởi stress khiến hệ miễn dịch của người bệnh phản ứng mạnh mẽ hơn với những chất mẫn cảm. Bên cạnh đó, stress cũng làm họ dễ nổi nóng, tăng nhịp tim, thở nhanh hơn, từ đó làm tăng tần suất tái phát cơn hen.
Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau giúp giảm stress và ngăn ngừa những tác động tiêu cực từ nó. Dưới đây là 7 cách giảm stress vô cùng hiệu quả mà bạn có thể chưa biết đến.
7 cách giảm stress hiệu quả mà bạn cần biết
Giảm stress với Rhodiola rosea
Rhodiola rosea còn được gọi là cây rễ vàng. Đã có nghiên cứu chỉ ra, sử dụng 400 mg chiết xuất thảo dược này mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng lo lắng, kiệt sức và cáu kỉnh.
Một nghiên cứu khác trong vòng 8 tuần với 100 người có các triệu chứng mệt mỏi mãn tính, chất lượng giấc ngủ kém và dễ bị mất tập trung cho thấy, uống 400 mg chiết xuất Rhodiola mỗi ngày đã giúp cải thiện các triệu chứng trên một cách đáng kể chỉ sau 1 tuần.
Giảm stress nhờ Glycine
Glycine là một acid amin thiết yếu của cơ thể, được dùng để tạo ra nhiều loại protein, hormone và enzyme. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, glycine giúp làm tăng khả năng chống lại stress bằng cách làm dịu não bộ và hạ thấp nhiệt độ trung tâm của cơ thể.
Một thử nghiệm khác cũng chỉ ra, việc uống 3 gam glycine trước khi đi ngủ sẽ giúp tăng chất lượng giấc ngủ, giảm buồn ngủ vào ban ngày. Glycine còn được biết là có tác dụng làm tăng khả năng tập trung, cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp.
Giảm stress với Ashwagandha
Ashwagandha còn được gọi là sâm Ấn Độ. Nó có nhiều công dụng với sức khỏe như giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, cải thiện đường huyết, và giảm viêm khớp.
Trong một nghiên cứu, 60 người bị căng thẳng khi được dùng 240 mg chiết xuất ashwagandha trong 60 ngày đã cho kết quả rất tích cực. Mức cortisol ở những người bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm đã giảm đi 23%. Đây là một loại hormone gây căng thẳng, mất ngủ, tăng đường huyết và huyết áp.
Sâm Ấn Độ giúp giảm nồng độ cortisol sinh ra do stress
Giảm stress với L-theanine
L-theanine là một hợp chất được chiết xuất từ trà xanh. Một nghiên cứu cho thấy, bổ sung 200mg L-theanine sẽ làm giảm các triệu chứng của stress (như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thở nhanh,...) khi thực hiện một công việc căng thẳng về tinh thần.
L-theanine còn được chứng minh là có tác dụng tạo cảm giác thư giãn, tăng sản sinh sóng não để giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Đặc biệt, nó hoàn toàn không gây ra bất cứ tác dụng phụ gì với người sử dụng.
Giảm stress nhờ bổ sung các loại vitamin B
Những vitamin nhóm B đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất bằng cách chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cũng như duy trì sức khỏe của tim và não. Bên cạnh đó, vitamin B còn có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
Trong một nghiên cứu với 60 người bị căng thẳng liên quan đến công việc, họ đã được dùng một dạng bổ sung phức hợp của các vitamin nhóm B. Kết quả cho thấy, họ ít gặp phải các triệu chứng căng thẳng, bao gồm trầm cảm, tức giận và mệt mỏi.
Giảm stress với trà hoa cúc
Trà hoa cúc là loại đồ uống ưa thích của nhiều người bởi mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Uống trà hoa cúc còn giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, và giảm tác động tiêu cực từ căng thẳng, stress.
Hoạt chất apigenin đã được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn do căng thẳng thần kinh. Các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc cũng giúp chống viêm, bảo vệ các tế bào thần kinh của não bộ.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về 7 cách giúp giảm stress hiệu quả. Hiện nay, BoniSleep + là sản phẩm có chứa sâm Ấn Độ, cây rễ vàng, hoa cúc, L-theanine,... giúp giảm stress và khắc phục tình trạng mất ngủ tối ưu nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM:
- https://songkhoeanvui.com/thuc-hanh-long-biet-on-giup-cai-thien-mat-ngu-do-stress
- https://songkhoeanvui.com/phai-lam-sao-khi-bi-suy-giam-sinh-ly-nam-do-stress