Bệnh u tuyến ức là gì, có nguy hiểm không?

Cập nhập: Thứ tư, 15/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tuyến ức là 1 trong 9 tuyến nội tiết của cơ thể, nằm ở phía trước trung thất, ngay trước tim và sau xương ức. Tuyến ức phát triển và hoạt động nhiều nhất trong giai đoạn sơ sinh và trước tuổi vị thành niên, sau đó giảm dần ở tuổi thanh niên. U tuyến ức là bệnh lý hiếm gặp, nhưng lại rất nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này nhé!

 

Bệnh u tuyến ức là gì

Bệnh u tuyến ức là gì, có nguy hiểm không?

 

Tuyến ức có chức năng gì?

   Tuyến ức là cơ quan bạch huyết nguyên phát chuyên biệt của hệ thống miễn dịch. Tuyến này cấu tạo bởi hai thùy giống hệt nhau và nằm ở vùng trung thất. Mỗi thùy lại được hình thành bởi một tủy trung tâm và vỏ não ngoại vi.

   Tuyến ức tạo điều kiện cho sự trưởng thành của tế bào T, một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cung cấp khả năng miễn dịch qua trung gian bào. Mỗi tế bào T có một thụ thể tế bào T riêng biệt, phù hợp với một chất cụ thể, được gọi là kháng nguyên.

   Tuyến ức sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo cho các tế bào T chống lại các kháng nguyên đúng cách và không tấn công các protein của cơ thể. Khi chúng ta già đi, các mô của tuyến ức sẽ bị thay thế dần bằng mô mỡ. Tuy nhiên, quá trình tạo ra các tế bào lympho T vẫn còn tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc đời.

 

u vùng trung thất

U tuyến ức thuộc loại u vùng trung thất

 

U tuyến ức là bệnh lý như thế nào?

   U tuyến ức là bệnh lý thuộc khối u vùng trung thất. Trung thất là một phần trung tâm của ngực, bên trong có các cơ quan như tuyến ức, mạch máu lớn, dây thần kinh, thực quản đoạn ngực, tim và màng ngoài tim,...

   U trung thất xuất hiện khi các tế bào tăng sinh phát triển trong mô tuyến ức, mô thần kinh và mô bạch huyết. Trong đó, u tuyến ức là trường hợp có tỷ lệ mắc cao nhất, với 30% trường hợp ở người lớn, 15% ở trẻ em. Tỷ lệ mắc của nam và nữ là như nhau.

 

U tuyến ức có những loại nào?

   U tuyến ức được chia thành các loại sau:

U tuyến ức ác tính

   U tuyến ức ác tính là các khối u phát triển chậm thường thấy ở những người trong độ tuổi từ 40 - 60. Mỗi khối u phát triển theo những tốc độ khác nhau. Một số phát triển rất chậm. Một số rất ít khác phát triển nhanh hơn và có thể lan sang phổi hoặc màng phổi. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp u này đều có khả năng xâm lấn nên đều được xem là ác tính.

   Các triệu chứng thường gặp của căn bệnh này bao gồm khó nuốt, ho và mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Chúng có thể được tìm thấy một cách tình cờ nhờ chụp x-quang ngực. U tuyến ức ác tính còn liên quan đến các bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, hội chứng Sjogren.

   U tuyến ức ác tính cực kỳ hiếm ở trẻ em và thanh thiếu niên, chỉ chiếm  dưới 1% của tất cả các khối u trung thất. Nguyên nhân, triệu chứng và phương hướng điều trị tương tự với khối u xảy ra ở người lớn. Hội chứng cận ung thư với khoảng 70% là nhược cơ.

Ung thư biểu mô tuyến ức

    Ung thư biểu mô tuyến ức hiếm gặp hơn nhiều so với u tuyến ức ác tính. Nó có xu hướng phát triển nhanh hơn và có nhiều khả năng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư biểu mô tuyến ức được tìm thấy ở tất cả các nhóm tuổi nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi.

   Hầu hết, mọi người đều có các triệu chứng như ho, khó thở và đau ngực.

 

U tuyến ức tiến triển qua các giai đoạn nào?

   Theo phân loại Masaoka, u tuyến ức phát triển qua những giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Ung thư chỉ nằm trong lớp vỏ quanh tuyến ức.
  • Giai đoạn 2: Ung thư đã lan vào tổ chức mỡ xung quanh tuyến ức hoặc lớp màng phổi trung thất.
  • Giai đoạn 3: Bệnh ung thư đã lan sang các cơ quan khác gần tuyến ức, chẳng hạn như phổi, mạch máu và màng ngoài tim.
  • Giai đoạn 4A: Bệnh ung thư đã lan rộng hơn vào lớp màng phổi, màng ngoài tim.
  • Giai đoạn 4B: Ung thư đã lan đến các cơ quan xa khỏi tuyến ức, lan truyền qua các mạch máu hoặc mạch bạch huyết.

 

Chẩn đoán u tuyến ức như thế nào?

   U tuyến ức được chẩn đoán bằng các xét nghiệm như sau:

  • Khám tổng quát và hỏi bệnh sử: để kiểm tra các dấu hiệu chung của sức khỏe, các dấu hiệu của bệnh.
  • Chụp X quang ngực
  • CT scan (CAT scan): Chụp các hình ảnh chi tiết về các vùng bên trong cơ thể, chẳng hạn như ngực, lấy từ các góc khác nhau.
  • Chụp MRI (hình ảnh cộng hưởng từ): Chụp các hình ảnh chi tiết về các khu vực bên trong cơ thể, chẳng hạn như ngực.
  • Chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron): để tìm các tế bào khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ glucose phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch: Các tế bào khối u ác tính xuất hiện sáng hơn trong hình vì chúng hoạt động mạnh hơn và hấp thụ nhiều glucose hơn so với các tế bào bình thường.
  • Sinh thiết để xác định đó là u tuyến ức ác tính hay ung thư biểu mô tuyến ức.

 

Chụp MRI

Chụp MRI giúp chẩn đoán u tuyến ức

 

Điều trị u tuyến ức như thế nào?

Điều trị triệu chứng

   Điều trị triệu chứng u tuyến ức chủ yếu là điều trị nhược cơ. Người bệnh được điều trị bằng các thuốc kháng cholinesterase, corticoid. Khi có biểu hiện yếu cơ toàn thân do cơn nhược cơ, người bệnh cần phải được điều trị tích cực bằng lọc, thay thế huyết tương để giảm lượng kháng thể tự miễn trong máu.

   Biện pháp này sẽ giúp cho họ tránh phải điều trị corticoid trước phẫu thuật, giúp tăng khả năng liền vết mổ xương ức. Sau khi cắt tuyến ức, nhược cơ sẽ giảm, tuy nhiên, tỷ lệ mất hoàn toàn triệu chứng này cao nhất là 63%.

Điều trị triệt căn

  • Điều trị theo giai đoạn:
  • Giai đoạn I: phẫu thuật là biện pháp điều trị duy nhất
  • Giai đoạn II: phẫu thuật kết hợp tia xạ hậu phẫu
  • Giai đoạn III: phẫu thuật trước nếu phẫu thuật viên đánh giá có khả năng phẫu thuật được. Trong trường hợp không phẫu thuật được, người bệnh được điều trị hoá chất trước, sau đó mới phẫu thuật. Trong cả 2 trường hợp này tia xạ hậu phẫu là cần thiết.
  • Giai đoạn IV thường không có chỉ định phẫu thuật. Phối hợp hoá chất và tia xạ được chỉ định. Trừ trường hợp giai đoạn IVA, có thể tiến hành phẫu thuật lấy u tối đa tạo điều kiện cho hoá chất và tia xạ đạt kết quả tối ưu.

 

U tuyến ức sống được bao lâu?

   U tuyến ức là loại ung thư đa phần là có tiên lượng tốt. Người bệnh có thể sống thêm đến 10 năm. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn 1, 2: tỷ lệ sống thêm 5 năm là 90 - 95%, 10 năm là 75 - 80%.
  • Giai đoạn 3: tỷ lệ sống thêm 10 năm dưới 50%.
  • Giai đoạn 4: tỷ lệ sống thêm 5 năm là dưới 10%.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh lý u tuyến ức. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: bệnh u tuyến ức
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà