Mục lục [Ẩn]
Theo y học cổ truyền, tạng thận có chức năng chủ thủy, sản xuất và bài tiết nước tiểu. Vì vậy khi có vấn đề về tiểu tiện, người ta nghĩ ngay rằng chức năng thận đã có vấn đề. Tuy nhiên, liệu có phải tiểu nhiều lần là dấu hiệu của thận yếu không? Chúng ta cùng xem qua bài viết dưới đây để có đáp án chính xác nhất nhé!
Đi tiểu nhiều có phải thận yếu?
Vì sao nhiều người có chung thắc mắc: Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Theo y học cổ truyền, thận có một chức năng rất quan trọng đó là chủ về điều tiết, thanh lọc phần nước trong cơ thể (chủ thủy). Phần cặn bã hòa trong nước tiểu được dồn xuống bàng quang và tống ra ngoài.
Trong giải phẫu sinh lý, hai quả thận nằm trên thành sau của ổ bụng, nặng khoảng 150 gram ở người trưởng thành và có kích thước bằng một bàn tay nắm chặt.
Theo y học hiện đại, thận có chức năng tạo và bài xuất nước tiểu để đảm bảo chức năng sinh lý thông qua hoạt động chính:
- Lọc máu ở cầu thận
- Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận.
Thận còn sản xuất một số chất nội tiết như renin, kinin, erythropoietin, prostaglandin và chịu ảnh hưởng một số chất nội tiết như hormon kháng lợi tiểu, hormon cận giáp, atrial natriuretic peptid. Các hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình sinh lý, chuyển hóa của toàn bộ cơ thể.
Chính vì chức năng chủ thủy, sản xuất và bài tiết nước tiểu của thận mà khi có các bất thường ở hoạt động tiểu tiện, người ta thường nghĩ ngay đến việc cơ quan này gặp bất thường, rối loạn, trong đó có chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày (đi tiểu nhiều hơn 7-8 lần / ngày dù không uống nhiều nước).
Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Đi tiểu nhiều lần cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh suy thận, (nhiều người gọi là thận yếu). Khi chức năng thận suy giảm, nhiệm vụ bài tiết nước tiểu bị rối loạn, từ đó gây tiểu nhiều lần và một số triệu chứng khác như nước tiểu có bọt, phù nề, tiểu ít, da xanh, lừ đừ, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Có thể nói, suy thận (thận yếu) khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần. Nhưng khi bị đi tiểu nhiều lần, bạn không thể khẳng định được ngay rằng mình đã bị suy thận.
Ngoài suy thận, có nhiều bệnh lý khác cũng gây rối loạn quá trình sản xuất và bài tiết nước tiểu như:
- Bệnh tiểu đường: Việc đi tiểu nhiều lần (cả ngày lẫn đêm) là một trong dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao làm tăng áp lực lên thận, buộc thận tạo ra nhiều nước tiểu để hạn chế lượng đường dư thừa trong cơ thể. Bệnh tiểu đường gây biến chứng trên thận, vì vậy ở người mắc bệnh này cũng không thể loại trừ nguyên nhân đi tiểu nhiều là do suy thận.
Tiểu nhiều lần có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng một phần hoặc nhiều phần của đường tiết niệu bị viêm nhiễm do bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập qua niệu đạo và tấn công. Bệnh lý này gây ra triệu chứng đi tiểu nhiều lần và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác như tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu, bí tiểu,…
- Sỏi đường tiết niệu: Sỏi đường tiết niệu là bệnh mà có xuất hiện sỏi ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu, bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Ngoài gây tình trạng tiểu nhiều lần, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như tiểu són, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, đôi khi đau dữ dội.
- Bàng quang tăng hoạt: Đây là bệnh mà khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị rối loạn, cơ quan này sẽ co bóp bất thường cũng như không có sự kiểm soát dẫn đến cảm giác mót tiểu đột ngột và liên tục, người bệnh bị tiểu gấp và tiểu nhiều lần trong ngày, không thể nhịn tiểu được.
- Ung thư bàng quang: Nếu khối u phát triển sẽ chèn ép hoặc gây chảy máu trong bàng quang dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Khi tuyến này bị phì đại, nó chèn ép và kích thích bàng quang khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục, khiến họ đi tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt…
- Một số bệnh lý khác về thần kinh, cao huyết áp, đột quỵ.
Đi tiểu nhiều có thể do bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Như vậy, tình trạng đi tiểu nhiều lần có thể là biểu hiện của suy thận hoặc một số bệnh lý khác.
Nên làm gì khi bị tiểu nhiều lần?
Để biết tiểu nhiều có phải thận yếu không hay do bệnh khác, bạn nên đi khám sớm tại các bệnh viện uy tín.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, ngay cả khi các chỉ số về chức năng thận như creatinin vẫn bình thường và nguyên nhân tiểu nhiều lần đã được xác định là do bệnh lý như tiểu đường, phì đại tiền liệt tuyến … thì bạn cũng không thể chủ quan trước bệnh suy thận.
Như đã trình bày ở đầu bài viết, thận là cơ quan chủ chốt trong quá trình sản xuất và bài tiết nước tiểu. Cho dù nguyên nhân tiểu nhiều lần là gì, nó cũng ảnh hưởng đến thận. Ví dụ như người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không điều trị hiệu quả cũng gây suy thận… Hoặc khi dùng bất kỳ thuốc nào điều trị bệnh lý gây tiểu nhiều lần, nó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng thận.
Vì những lý do trên, đôi khi tiểu nhiều lần cũng là dấu cảnh báo chức năng thận đang có vấn đề cho dù các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng không có bất thường.
Vì vậy, bạn cần đồng thời khắc phục tình trạng tiểu nhiều lần đồng thời bảo vệ thận hiệu quả bằng cách:
- Điều trị bệnh lý nguyên nhân (có thể là suy thận hoặc bệnh khác) theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống nước đúng cách: Thông thường chúng ta sẽ cần 1,5 – 2 lít nước trong một ngày, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi;
- Thực hiện chế độ ăn giảm muối, hạn chế đường và carbohydrate trong bữa ăn…
- Giữ huyết áp ổn định và an toàn.
- Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu.
- Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng.
- Không hút thuốc lá.
- Sử dụng các loại nước ép tốt cho chức năng thận như: ép củ cải đường, cà rốt, cần tây, dưa chuột, rau bina, rau diếp…
Cần giữ huyết áp ổn định để
Hy vọng đến đây, bạn đã biết được đi tiểu nhiều có phải thận yếu không. Khi bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, bạn cần khám sớm để tìm ra và điều trị bệnh lý nguyên nhân, đồng thời việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tốt cho thận cũng là điều đặc biệt quan trọng trong mọi trường hợp. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Viêm họng mạn tính - Làm sao để cải thiện?
- 5 thông tin cần biết để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả