Mục lục [Ẩn]
Gan là một trong cơ quan nội tạng chính và đặc biệt nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều nhiệm vụ mang tính sống còn. Do đó, nếu gan gặp vấn đề, toàn bộ cơ thể sẽ rơi vào trạng thái báo động, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong trường hợp suy gan cấp tính. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng, cũng như cách phòng ngừa bệnh lý này nhé!
Suy gan cấp - Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây suy gan cấp tính
Suy gan cấp là tình trạng giảm chức năng gan nghiêm trọng, tiến triển nhanh kể từ khi bắt đầu có triệu chứng. Tình trạng này xảy ra sau một tổn thương gan nặng, khiến tế bào gan bị hư hại ồ ạt ở người có chức năng gan bình thường trước đó.
Dựa trên thời gian từ khi có biểu hiện vàng da đến khi xuất hiện bệnh lý não gan, bệnh lý này được chia ra thành 3 loại gồm: suy gan tối cấp (7 ngày), suy gan cấp (8 - 28 ngày), suy gan bán cấp (5 - 12 tuần).
Nguyên nhân gây suy gan cấp tính có thể kể đến như:
Do nhiễm trùng
Nhiễm trùng virus viêm gan B là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính tại Việt Nam. Các loại virus viêm gan A, C, E cũng gây bệnh nhưng tỷ lệ ít hơn. Nhiễm các loại virus khác như: Cytomegalovirus, Herpes, Epstein Barr, thủy đậu cũng có thể dẫn đến suy gan cấp.
Suy gan cấp cũng được ghi nhận trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, hoặc nhiễm ký sinh trùng sốt rét, sán lá gan, giun,...
Do ngộ độc
Trường hợp phổ biến nhất gây suy gan cấp là do ngộ độc paracetamol hay acetaminophen. Nguy cơ này tăng lên đáng kể ở những người nghiện rượu hoặc đang cùng sử dụng các thuốc chuyển hóa qua CYP450. Một số loại thuốc đông y cũng có thể gây ngộ độc.
Bên cạnh đó, việc ăn phải các loại nấm độc cũng dẫn đến suy gan cấp tính, điển hình là nấm tử thần Amanita phalloides.
Ngộ độc paracetamol là nguyên nhân gây suy gan cấp tính
Do phản ứng thuốc
Người bệnh sử dụng một số loại thuốc như: Isoniazid, Rifampicin, thuốc chống viêm không Steroid, Sulphonamides, Phenytoin, Tetracycline, Allopurinol, Ketoconazole, IMAO, hay các thuốc độc tế bào trong điều trị ung thư cũng có thể bị suy gan cấp tính.
Mắc các bệnh chuyển hóa
- Bệnh Wilson do cơ thể không thải trừ được lượng đồng dư dẫn đến tích lũy đồng trong các mô cơ thể (gan, não, mắt) và gây độc.
- Hội chứng Reye xuất hiện ở trẻ em sau khi hồi phục từ căn bệnh nhiễm virus cấp tính như cúm, thủy đậu, enterovirus,...
- Gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ.
Mắc các bệnh về mạch máu
- Huyết khối tĩnh mạch cửa.
- Huyết khối tĩnh mạch gan (hội chứng Budd-Chiari).
- Tắc tĩnh mạch.
- Viêm gan do thiếu máu cục bộ.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây suy gan cấp tính có thể kể đến như: ung thư di căn gan, cắt gan một phần, đột quỵ do nhiệt, viêm gan tự miễn,...
Các biến chứng nguy hiểm của suy gan cấp tính
Khi bị suy gan cấp tính, người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi như: da và lòng trắng mắt trở nên vàng hơn, đau hạ sườn phải, đi ngoài phân đen, nôn ra máu,...
Suy gan nặng sẽ làm giảm tổng hợp albumin, các yếu tố đông máu, làm tăng tích tụ các chất độc nội sinh, gây một loạt các biến chứng nghiêm trọng như:
- Bệnh não - gan do bất thường về thần kinh - tâm thần, đặc trưng bởi sự thay đổi về nhân cách, rối loạn tâm thần, vận động và tri giác. Mức độ tăng dần của các triệu chứng là: giảm tập trung và chú ý, run, khó phối hợp động tác, lơ mơ, mất định hướng, loạn vận ngôn, lú lẫn, ngủ gà, hôn mê,...
- Phù não là nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh suy gan cấp, với tỷ lệ 30 - 50%.
- Suy thận xảy ra với tỷ lệ từ 30 - 50% và có thể lên đến 75% ở người bệnh suy gan cấp do quá liều paracetamol.
- Nhiễm khuẩn huyết gây ra khoảng 11% trường hợp tử vong do suy gan cấp.
- Suy đa phủ tạng là biến chứng nặng nhất, kết hợp với phù não gây tử vong ở người bệnh.
- Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển và viêm phổi.
- Biến chứng chuyển hóa gồm rối loạn điện giải, mất cân bằng kiềm toan, giảm phosphat máu và hạ đường huyết.
- Rối loạn đông máu do không tổng hợp được các yếu tố đông máu.
- Rối loạn huyết động do nhiều cơ chế phức tạp gây ra.
Viêm gan cấp tính có thể gây nhiễm khuẩn huyết
Phương pháp phòng ngừa suy gan cấp tính
Các phương pháp phòng ngừa suy gan cấp tính có thể kể đến như:
- Dùng đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả paracetamol, cũng như các thuốc kê đơn khác.
- Hạn chế uống quá nhiều rượu, nếu bắt buộc phải uống rượu, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniAncol + để bảo vệ gan.
- Không hút thuốc lá, sử dụng các biện pháp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, lựa chọn các cơ sở uy tín khi đi xăm mình, làm móng, bấm lỗ tai,...
- Tiêm phòng vacxin viêm gan B, A, và các bệnh khác như cúm,...
- Không tiếp xúc với máu và chất dịch từ người khác khi không có đồ bảo hộ.
- Ăn uống lành mạnh, không ăn đồ sống tái, đồ ăn để lâu, nhiễm nấm mốc, đồ ăn chứa hóa chất độc hại, nước uống cần đun sôi,... tăng cường các thực phẩm tốt cho gan: tỏi, nho, bưởi, trà xanh, yến mạch, cá béo,...
- Sử dụng các thảo dược giúp thải độc gan: cà gai leo, atiso,...
- Duy trì cân nặng hợp lý để tránh bị béo phì, mắc phải gan nhiễm mỡ.
- Thường xuyên đi khám định kỳ nếu bạn mắc hoặc có tiền sử bị viêm gan B, viêm gan C.
Tiêm phòng virus viêm gan B giúp giảm nguy cơ suy gan cấp tính
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân, biến chứng, cũng như cách phòng ngừa suy gan cấp tính. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Bị gan nhiễm mỡ uống thuốc gì hiệu quả?
- Hơn 25 nghìn ca tử vong - Số người chết vì ung thư gan cao gấp 3,8 lần tai nạn giao thông