5 thông tin cần biết để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

Cập nhập: Thứ ba, 07/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ứng dụng triết lý “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” trong chăm sóc sức khỏe thì ta có thể hiểu rằng, khi biết rõ về một căn bệnh cụ thể, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp điều trị tốt hơn, từ đó cải thiện nó hiệu quả hơn. Với căn bệnh rất phổ biến hiện nay là rối loạn tiền đình, bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được 5 thông tin quan trọng nhất về nó, từ đó có cách cải thiện hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là gì?

 

Rối loạn tiền đình là gì?

   Tiền đình là cơ quan thuộc hệ thần kinh nằm sau hai bên ốc tai, có vai trò cân bằng cơ thể khi thực hiện các động tác như di chuyển, xoay người, cúi người, phối hợp động tác… duy trì trạng thái cân bằng ở các tư thế. Khi cơ thể thực hiện bất kỳ động tác gì thì tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo để giúp con người giữ được thăng bằng.

   Rối loạn tiền đình là tình trạng liên quan đến việc tiếp nhận và dẫn truyền thông tin của tiền đình bị tắc nghẽn hoặc rối loạn, từ đó khả năng giữ thăng bằng mất hoặc giảm đi kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, ù tai, buồn nôn…

   Bệnh xuất phát từ việc dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bộ bị tổn thương, hoặc có những tổn thương khác trong tai và não. Trong đó, dây thần kinh số 8 là dây thần kinh cảm giác, có chức năng cảm giác thính giác và cảm giác thăng bằng, là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.

 

Những triệu chứng thường gặp của rối loạn tiền đình

    Các triệu chứng của rối loạn tiền đình lặp đi lặp lại và xuất hiện bất ngờ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và làm giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

   Có hai dạng rối loạn tiền đình và mỗi dạng lại có những triệu chứng đặc trưng, cụ thể:

Rối loạn tiền đình trung ương

    Rối loạn tiền đình trung ương thường ít gặp (chiếm tỷ lệ 5-10% bệnh nhân). Dạng rối loạn tiền đình này là do hệ thống tiền đình của hệ thần kinh trung ương bị tổn thương (tổn thương nhân tiền đình và/hoặc hệ thống liên hệ của các nhân tiền đình ở não, tiểu não) khiến người bệnh bị chóng mặt, đi đứng khó khăn, dễ bị choáng váng, có thể kèm theo nôn ói, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Trong đó, chóng mặt là triệu chứng thường gặp nhất.

 

Người bị rối loạn tiền đình trung ương thường bị chóng mặt

Người bị rối loạn tiền đình trung ương thường bị chóng mặt

 

Rối loạn tiền đình ngoại biên

    Rối loạn tiền đình ngoại biên rất thường gặp (chiếm tỷ lệ 90% – 95% bệnh nhân). Dạng rối loạn tiền đình này gây ra những triệu chứng như:

  • Chóng mặt: Người bệnh có thể bị chóng mặt thoáng qua hoặc chóng mặt nặng:
  • Chóng mặt thoáng qua: Chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, thường gặp khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc lắc đầu.
  • Chóng mặt nặng và kéo dài: Khi gặp tình trạng này, người bệnh không thể thay đổi tư thế, ví dụ đang nằm không thể ngồi dậy, không thể đi đứng được.
  • Mất ngủ: đây là triệu chứng rất điển hình của rối loạn tiền đình. Người bệnh thường bị khó vào giấc, giấc ngủ ngắn và nông, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
  • Nôn ói nhiều và kéo dài khi bị nặng.
  • Ù tai
  • Giảm thính lực
  • Nặng đầu, khó tập trung.
  • Da tái xanh do rối loạn vận mạch
  • Nghiêm trọng hơn, người bệnh dễ bị té ngã gây chấn thương do không kiểm soát được thăng bằng.

 

Người bị rối loạn tiền đình dễ bị mất ngủ

Người bị rối loạn tiền đình dễ bị mất ngủ

 

Nguyên nhân và đối tượng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình

    Rối loạn tiền đình ngoại biên có nhiều nguyên nhân như:

  • Viêm dây thần kinh tiền đình.
  • Viêm tiền đình
  • Bệnh Meniere
  • Viêm mê nhĩ.
  • U dây thần kinh số 8
  • Có dị vật ống ngoài tai.
  • Viêm tai giữa cấp.
  • Các bệnh rối loạn chuyển hóa: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…

Rối loạn tiền đình trung ương có nhiều nguyên nhân như:

  • Đau nửa đầu migraine
  • Nhiễm trùng não
  • Xuất huyết não
  • Nhồi máu não
  • Chấn thương, u não

Các đối tượng nguy cơ dễ mắc rối loạn tiền đình đó là:

  • Người trên 40 tuổi: Thống kê cho thấy, cứ trung bình trong 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có đến 35 người mắc các bệnh lý liên quan đến tiền đình.
  • Người bị mất máu nhiều do chấn thương, phụ nữ sau sinh, người mắc bệnh lý mạn tính thường xuyên bị mất máu như người bệnh trĩ nặng.
  • Người thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng, stress: Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8. 
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đặc biệt là người bị nghiện rượu.
  • Phụ nữ có thai: Nếu gặp tình trạng ốm nghén dẫn tới chán ăn, người phụ nữ dễ gặp tình trạng không bổ sung đủ dinh dưỡng. Đồng thời, nội tiết tố thay đổi khiến đối tượng này dễ bị lo lắng mệt mỏi. Tất cả những yếu tố này kết hợp khiến phụ nữ có thai dễ bị rối loạn tiền đình.

 

Phụ nữ có thai dễ bị rối loạn tiền đình

Phụ nữ có thai dễ bị rối loạn tiền đình

 

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

    Bác Nguyễn Thị Thợi (72 tuổi) trú tại thôn Lê Lợi, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc là một bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Vì căn bệnh này mà bác bị mất ngủ kinh niên kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa thường xuyên. 1 tháng bác phải đi viện đến 2-3 lần, người trở nên cáu gắt và luôn trong tình trạng mệt mỏi.

 

Bác Nguyễn Thị Thợi

Bác Nguyễn Thị Thợi (72 tuổi) và người chồng của mình

 

Như vậy trường hợp của bác Thợi đã cho chúng ta thấy được những ảnh hưởng của rối loạn tiền đình tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy thực sự rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

 Khi ở thể nhẹ, bệnh rối loạn tiền đình không nguy hiểm, tuy nhiên nó vẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những cơn chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng xuất hiện bất ngờ sẽ làm gián đoạn công việc và sinh hoạt hàng ngày. 

    Tuy nhiên, nếu không được điều trị hiệu quả, ở nhiều trường hợp, đặc biệt khi đã chuyển nặng, bệnh lại là nguyên nhân tác động đến diễn tiến của nhiều bệnh lý khác:

  • Các cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện thường xuyên kèm theo hiện tượng mệt mỏi vì mất ngủ gây cản trở đến khả năng tập trung khi làm việc, hệ lụy là số lượng và chất lượng công việc bị suy giảm.
  • Dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với những người xung quanh, thậm chí là có nguy cơ trầm cảm.
  • Có nguy cơ cao gặp tai nạn nếu cơn chóng mặt nặng ập đến bất ngờ trong lúc đang điều khiển phương tiện giao thông.
  • Tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực.
  • Nguy cơ đột quỵ, tai biến: Nếu nguyên nhân rối loạn tiền đình là do hệ mạch máu não thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ đột quỵ và tỉ lệ tái phát cao, do đó cần được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bệnh nhân có thể phải nằm liệt giường thậm chí tử vong

  

Cần làm gì để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả?

    Khi có dấu hiệu của bệnh, nên đi khám ở chuyên khoa Nội thần kinh hoặc Tai Mũi Họng của các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
  • Tuân thủ các bài tập phục hồi chức năng tiền đình: Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình có vai trò lớn trong tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, uống đủ nước và nên uống nước ion kiềm, hạn chế ăn thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường…
  • Hạn chế căng thẳng, stress.
  • Có biện pháp cải thiện hiệu quả bệnh mất ngủ: Như trường hợp của cô Thợi, sau khi ngủ ngon sâu, đủ giấc bằng cách dùng sản phẩm BoniHappy + của Mỹ, hiện nay bệnh rối loạn tiền đình của cô đã được cải thiện tốt.
  • Cần thay đổi một số thói quen không tốt, trong đó cần chú ý không nên để gối cao khi nằm ngủ.

    Khi thực hiện theo các phương pháp kể trên, bệnh rối loạn tiền đình sẽ được cải thiện tốt, bạn sẽ dần trở lại cuộc sống bình thường và cân bằng. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được tư vấn bởi các dược sĩ đại học giàu kinh nghiệm. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình tại nhà

Bài tập nhìn đuổi theo, lắc lư hai bên hay xoay đầu… là những bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình.

Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Thoái hóa đốt sống cổ do nhiều nguyên nhân gây ra như: Sự thoái hóa do tuổi tác, hoạt động sai tư thế trong thời gian dài,..
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà