Bệnh mất ngủ có chữa được không? Chữa như thế nào?

Cập nhập: Thứ hai, 22/08/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Để cơ thể hoạt động tốt, sức khỏe đảm bảo, ngủ đủ giấc là một trong những điều kiện cần thiết. Thế nhưng, xã hội hiện đại ngày nay lại có rất nhiều nguyên nhân khiến con người mất ngủ, làm giảm sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Về lâu dài, mất ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch, trầm cảm… Vậy bệnh mất ngủ có chữa được không? Nếu có thì chữa như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

 

Bệnh mất ngủ có chữa được không?

Bệnh mất ngủ có chữa được không?

 

Sẽ ra sao nếu con người bị bệnh mất ngủ?

   Đối với sức khỏe của con người, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, cụ thể là:

Với não bộ

   Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp củng cố, duy trì và tăng cường trí nhớ cho bạn. Ngoài ra, nó còn giúp định hình trí nhớ và ký ức về các hoạt động, các biến cố xảy ra trong cuộc đời mỗi người. Tác dụng này của giấc ngủ đã được các nhà khoa học chứng minh.

Giúp điều hòa sự bài tiết hormon của cơ thể

   Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể luôn được duy trì cân bằng nhờ vào sự điều hòa của các hormon. Mà một số hormone lại được sản xuất dựa theo nhịp sinh học và chu kỳ ngày đêm, điển hình là hormone melatonin. Đây cũng chính là hormone kiểm soát chu kỳ ngủ thức của cơ thể, mang lại cảm giác buồn ngủ vào ban đêm.

    Khi bạn có nguyên nhân làm mất ngủ, melatonin sẽ bị giảm tiết. Theo đó, chu kỳ ngủ thức cũng bị rối loạn khiến bệnh mất ngủ càng tồi tệ hơn.

Giúp thanh thải các sản phẩm bài tiết ở não và điều chỉnh tính khí

   Giấc ngủ giúp sự đào thải những sản phẩm bài tiết của não bộ và hệ thần kinh. Những sản phẩm này nếu tích tụ lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương não bộ, sa sút trí tuệ, gây các bệnh lý ở bộ phận này như Alzheimer.

 

Ngủ ngon giấc giúp thanh thải những sản phẩm bài tiết của não bộ và hệ thần kinh

Ngủ ngon giấc giúp thanh thải những sản phẩm bài tiết của não bộ và hệ thần kinh

 

   Ngoài ra, giấc ngủ còn có vai trò quan trọng trong điều chỉnh tính khí. Một giấc ngủ sâu, chất lượng tốt sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, bớt căng thẳng và vui vẻ hơn so với những người có giấc ngủ không tốt.

Giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể

   Nhiều nghiên cứu cho thấy, người có giấc ngủ ngắn dưới 6 giờ mỗi đêm hoặc không ngủ chỉ trong một đêm dễ bị mắc bệnh hơn so với người ngủ đủ giấc. Thêm nữa, việc thiếu ngủ cũng làm cơ thể giảm khả năng sinh kháng thể khi tiêm chủng.

   Bởi những vai trò như trên nên khi bị mất ngủ, người bệnh sẽ sụt giảm cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, dễ mắc các vấn đề về sức khỏe như:

- Cơ thể mệt mỏi, dễ mắc các bệnh về tâm thần, tăng nguy cơ trầm cảm.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ.

- Làm giảm khả năng tập trung, tư duy, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất công việc.

- Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Tăng nguy cơ béo phì.

 

Mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì

Mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì

 

- Đẩy nhanh tốc độ lão hóa, da sạm, dễ bị thâm nám...

   Bởi những tác hại như thế nên mong muốn hàng đầu người bệnh luôn là được ngủ ngon trở lại. Vậy bệnh mất ngủ có chữa được không?

 

Bệnh mất ngủ có chữa được không?

   Mất ngủ là bệnh mà con người khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay mơ màng, dễ tỉnh giấc và khó ngủ trở lại. Việc cả thời lượng và chất lượng giấc ngủ đều giảm sút khiến cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ.

   Đối với câu hỏi “Bệnh mất ngủ có chữa được không?” thì đáp án chính xác là “có”. Y học hiện đại ngày nay đã tìm ra nhiều cách khác nhau để chữa căn bệnh này tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

   Những nguyên nhân gây bệnh mất ngủ thường gặp bao gồm:

Do bệnh lý

- Các bệnh gây đau: Bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa khớp, suy giãn tĩnh mạch…

- Các bệnh gây ho, khó thở vào ban đêm: Viêm phế quản mạn tính, COPD, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản…

- Các bệnh lý gây tiểu đêm: Phì đại tiền liệt tuyến, viêm đường tiết niệu…

Phòng ngủ không phù hợp

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

 

Phòng quá nóng khiến bạn khó ngủ

Phòng quá nóng khiến bạn khó ngủ

 

- Ánh sáng có cường độ quá mạnh hoặc ánh sáng chập chờn, nhấp nháy, không ổn định.

- Phòng ngủ quá ẩm thấp hoặc quá khô, bí bách, không có hoặc ít thông khí, có mùi khó chịu.

- Chất liệu chăn, ga, gối, đệm quá thô cứng, không sạch sẽ, có mùi khó chịu.

Do thói quen xấu

- Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh sẽ đánh lừa não bộ, làm giảm tiết hormone melatonin và gây khó ngủ, mất ngủ.

- Dùng đồ uống kích thích thần kinh (cà phê, trà đặc, thuốc lá…) vào buổi chiều tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

 

Uống cà phê vào buổi tối dễ bị mất ngủ

Uống cà phê vào buổi tối dễ bị mất ngủ

 

- Ăn quá no, ăn đồ khó tiêu vào buổi tối, ăn đêm trước khi đi ngủ.

- Tắm nước lạnh trước khi ngủ.

- Thức đêm để học bài, ôn thi, làm việc.

Tâm lý căng thẳng, stress

   Những áp lực từ công việc, tình cảm, gia đình… đều gây tâm lý căng thẳng, stress. Lúc này, hệ thần kinh bị kích thích, tăng tiết nồng độ hormone cortisol.

   Như ta đã tìm hiểu ở phần đầu, chu kỳ ngủ thức của chúng ta được điều hòa nhờ hormone melatonin. Chúng được sản xuất nhiều nhất vào lúc nửa đêm và giảm dần xuống mức thấp nhất vào buổi sáng. 

   Mà cortisol là hormone hoạt động trái ngược với melatonin. Chúng được tiết ra thấp nhất vào buổi tối và nhiều nhất vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đánh thức chúng ta tỉnh dậy.

   Do vậy, khi stress, cortisol được tiết ra nhiều cả vào ban đêm, từ đó gây tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ dễ tỉnh giấc, mất ngủ. Mà mất ngủ lại làm tổn thương hệ thần kinh và não bộ, khiến stress tồi tệ hơn. Cứ thế, stress và mất ngủ trở thành vòng tròn lặp đi lặp lại kéo dài dai dẳng.

   Vậy với những nguyên nhân như trên thì bệnh mất ngủ chữa như thế nào?

 

Bệnh mất ngủ chữa như thế nào?

Bệnh mất ngủ chữa như thế nào?

 

Cách chữa bệnh mất ngủ là gì?

   Để chữa bệnh mất ngủ, bạn cần áp dụng đồng thời biện pháp giúp khắc phục nguyên nhân và giúp giấc ngủ ngon quay trở lại.

   Đối với nguyên nhân gây mất ngủ là bệnh lý, bạn cần đi thăm khám, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh lý đó. Nếu do thói quen xấu, bạn cần thay đổi và xây dựng lối sống khoa học, đồng thời ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Nếu mất ngủ do không gian phòng ngủ không phù hợp, bạn cần sắp xếp lại không gian, thiết lập nhiệt độ, vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên.

   Với nguyên nhân mất ngủ là do tâm lý căng thẳng stress, bạn cần một biện pháp vừa giúp giải tỏa stress, vừa mang giấc ngủ sâu ngon quay trở lại. Biện pháp này sẽ được hé lộ ở phần tiếp theo!

 

Cách giải quyết bệnh mất ngủ do stress

   Nói về biện pháp giúp đẩy lùi bệnh mất ngủ do stress, Bs cao cấp Hoàng Đình Lân, nguyên Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương chia sẻ như sau:

 

Bs cao cấp Hoàng Đình Lân chia sẻ biện pháp hiệu quả giúp xua tan stress, lấy lại giấc ngủ ngon

 

   Theo Bs cao cấp Hoàng Đình Lân: “Trong thiên nhiên có rất nhiều tinh chất và thảo dược quý vừa giúp giải tỏa căng thẳng stress, nuôi dưỡng não bộ, vừa mang lại giấc ngủ ngon hiệu quả như lactium, melatonin, cây nữ lang, hoa cúc, hoa bia… Hiện nay, tôi thấy sản phẩm BoniSleep + của Mỹ có thành phần rất toàn diện, hội tụ đầy đủ những tinh chất và thảo dược quý trên, mang lại giấc ngủ ngon tự nhiên cho người mất ngủ. Cá nhân tôi đánh giá rất cao sản phẩm này và đã khuyên nhiều người bệnh sử dụng.”

 

BoniSleep + - Bí quyết 2 trong 1: Vừa giúp giảm stress vừa giúp ngủ ngon

   BoniSleep + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Công thức của sản phẩm là sự kết hợp đột phá giữa các tinh chất quý, những thảo dược tự nhiên và vi chất thiết yếu, đó là:

- Nhóm thành phần giúp giải tỏa căng thẳng, stress: 5- HTP, L-theanine, GABA. Trong đó:

+ 5-HTP vào cơ thể sẽ tạo thành serotonin, giúp thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện suy nhược thần kinh, giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

+ L-Theanine giúp kích thích sản xuất sóng não alpha, tạo trạng thái thư giãn sâu và tinh thần thoải mái, làm dịu căng thẳng. Hơn nữa, L-Theanine còn giúp làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin giúp chống trầm cảm, an dịu thần kinh, giải tỏa stress hiệu quả.

+ GABA giúp giảm lo âu, căng thẳng, thúc đẩy cơn buồn ngủ đến tự nhiên.

- Nhóm giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc: Melatonin và các thảo dược như nữ lang, lạc tiên, hoa bia, trinh nữ, ngọc trai,... Trong đó, melatonin giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học, mang lại cảm giác buồn ngủ vào ban đêm, kết hợp tác dụng giúp ngủ sâu ngon của các loại thảo dược sẽ mang đến hiệu quả vượt trội.

 

Công dụng của BoniSleep +

Công dụng của BoniSleep +

 

- Nhóm giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ: Lactium, Magie, vitamin B6. Những thành phần này giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, đảm bảo não bộ hoạt động tốt. Đặc biệt, tinh chất lactium còn giúp tái tạo sức sống cho não bộ, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang lại giấc ngủ sâu ngon tự nhiên. Hiệu quả của lactium đã được chứng minh ở rất nhiều nghiên cứu, ví dụ như nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật năm 2006 trên 44 người tình nguyện với liều 150mg Lactium/ngày. Kết quả: Sau 4 tuần lactium cho hiệu quả giúp cải thiện 66% giấc ngủ.

   Nhờ sự kết hợp toàn diện của những thành phần trên, BoniSleep + mang đến tác dụng 2 trong 1, vừa giúp giảm stress, căng thẳng, vừa giúp ngủ ngon, là bí quyết hàng đầu cho người bệnh.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết bệnh mất ngủ có chữa được không. Để lấy lại giấc ngủ sâu ngon ngày trước, sử dụng BoniSleep + là giải pháp hàng đầu dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

BoniVein - Uống một được hai, cải thiện đồng thời suy giãn tĩnh mạch và trĩ

BoniVein - Uống một được hai, cải thiện đồng thời suy giãn tĩnh mạch và trĩ

Sử dụng kê nội kim có giúp giảm triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính không?

Người bệnh thường có xu hướng sử dụng những kinh nghiệm dân gian để giảm thiểu những triệu chứng này, một trong số đó là dùng kê nội kim. Phương pháp này có thực sự chính xác hay không?

Rụng tóc sau sinh - nỗi ám ảnh của các bà mẹ bỉm sữa

Nếu bạn bị rụng tóc nhiều đến mức vo được thành từng búi, lộ ra những mảng da đầu giống như hói sau khi mang thai và sinh con thì bạn không hề cô độc. Bởi vì rất nhiều bà mẹ khác cũng gặp tình trạng này. Nó là hệ quả của sự thay đổi hormon trong cơ thể.

Cách phân biệt bệnh gút và viêm khớp dạng thấp

Phải làm sao để phân biệt bệnh gút và viêm khớp dạng thấp? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

Sống khỏe mạnh với bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính có khả thi hay không?

Sống khỏe mạnh với bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính có khả thi hay không?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

BoniSleep

Loại: Giá: Số lượng:
BoniSleep+ 30V 405.000đ/Hộp
BoniHappy+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi