Mục lục [Ẩn]
Những người bị rối loạn lo âu thường bị mất ngủ, khó ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm. Và ngược lại, không ngủ đủ giấc, giấc ngủ không chất lượng cũng sẽ khiến chứng rối loạn lo âu trầm trọng hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như có cách cải thiện hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Rối loạn lo âu và mất ngủ - làm sao để cải thiện?
Rối loạn lo âu và mất ngủ liên hệ chặt chẽ với nhau như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ là 1 triệu chứng của rối loạn lo âu, đặc biệt là ở người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Nghiên cứu chỉ ra rằng, các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng đến hơn 50% người trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát.
Câu hỏi đặt ra là rối loạn lo âu gây mất ngủ hay mất ngủ ra rối loạn lo âu? Đáp án sẽ phụ thuộc vào việc bệnh nào xuất hiện trước.
Rối loạn lo âu gây mất ngủ như thế nào?
Một trong những triệu chứng của rối loạn lo âu đó là rối loạn giấc ngủ. Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ ngắn, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm…
Nguyên nhân là bởi, những người bị lo âu thái quá thường mang những lo lắng của mình lên giường. Và sự lo lắng vào ban đêm đó sẽ khiến họ bị mất ngủ. Người bệnh cũng dễ gặp ác mộng khiến giấc ngủ của họ bị gián đoạn. Đồng thời, họ sợ phải đi ngủ vì sợ đối mặt với những cơn ác mộng đó.
Trên thực tế, trạng thái hưng phấn tinh thần, thường được biểu hiện bằng sự lo lắng, căng thẳng, stress đã được xác định là yếu tố chính gây tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, 1 số triệu chứng thực thể của rối loạn lo âu như rối loạn tiêu hóa, nhịp tim nhanh, thở nhanh, đổ mồ hôi, hồi hộp, căng cơ… cũng tác động khiến giấc ngủ bị rối loạn.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người dễ bị lo lắng đặc biệt nhạy cảm với tác động của việc ngủ không đủ giấc. Khi bị mất ngủ, người bệnh lại có thêm 1 nỗi lo nữa, khiến tình trạng rối loạn lo âu trở nên phức tạp và trầm trọng hơn.
Mất ngủ là triệu chứng của rối loạn lo âu
Mất ngủ có thể là nguyên nhân gây rối loạn lo âu
Các nghiên cứu về hóa học thần kinh và hình ảnh thần kinh cho thấy:
- Việc có những giấc ngủ dài và chất lượng mỗi đêm là điều kiện cần thiết để cơ thể phục hồi cả về tinh thần và cảm xúc.
- Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon, đặc biệt là khi tình trạng đó diễn ra trong thời gian dài thì có thể tạo ra những suy nghĩ tiêu cực. Người bệnh trở nên nhạy cảm, cảm xúc bị xáo trộn, dễ rơi vào lo âu, trầm cảm.
Khi điều trị hiệu quả chứng mất ngủ thì các triệu chứng liên quan đến rối loạn lo âu sẽ được giảm bớt. Và ngược lại, cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn lo âu thì người bệnh cũng sẽ ngủ ngon hơn, có những giấc ngủ chất lượng hơn.
Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?
Có một số thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ. Có thể kể đến như thuốc Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Phenobarbital, Zolpidem… Tuy nhiên, các thuốc này đều gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi dùng lâu, người bệnh sẽ dễ bị nhờn và nghiện thuốc.
Vì vậy, các phương pháp không dùng thuốc luôn được ưu tiên. Hiện nay, giải pháp an toàn, hiệu quả dành cho người mất ngủ đó là kết hợp giữa liệu pháp thay đổi nhận thức, hành vi CBT-I và sử dụng BoniSleep + của Mỹ.
CBT-I (Cognitive behavioral therapy for insomnia) là phương pháp cải thiện mất ngủ mãn tính không dùng thuốc. CBT-I gồm 2 phần:
- Phần nhận thức: Giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Phần hành vi: giúp người bệnh hình thành thói quen ngủ tốt và tránh những hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Để hiểu rõ hơn về liệu pháp CBT-I, mời bạn tham khảo tại đây.
BoniSleep+ là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm BoniSleep+, mời bạn tham khảo tại đây.
Sản phẩm BoniSleep +
Điều trị rối loạn lo âu bằng cách nào?
Có hai phương pháp điều trị rối loạn lo âu là tâm lý trị liệu và dùng thuốc. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh cần áp dụng thêm một số biện pháp kết hợp khác.
Dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu
Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê các thuốc như thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc Benzodiazepines…
Đặc điểm chung của các thuốc trên là gây ra nhiều tác dụng phụ. Chúng đều chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Ngay cả khi có ý định ngừng thuốc, bạn cũng cần xin ý kiến của bác sĩ.
Tâm lý trị liệu
Các chuyên gia tâm lý thường áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi CBT trong điều trị rối loạn lo âu.
Cơ sở của liệu pháp CBT là “Cảm xúc luôn song hành với tư duy – cách bạn suy nghĩ”. CBT giúp người bệnh nhận ra những tư duy sai lệch dẫn đến cảm giác lo âu thái quá của mình. Đồng thời, nó sẽ dạy chúng ta cách để thay đổi những suy nghĩ sai lệch đó. Điều này giúp người bệnh thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, có cái nhìn tích cực, trở nên vui vẻ, giảm lo lắng, căng thẳng.
Liệu pháp CBT nên được kết hợp với việc sử dụng BoniBrain. Sự kết hợp này sẽ tăng cường hiệu quả trong việc giảm lo âu. BoniBrain có các thành phần như L-Tryptophan, L- Tyrosine, cây rễ vàng, Mg, Vitamin B6, B12, B9… giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin, tăng cường năng lượng cho não bộ…. Nhờ đó, sản phẩm giúp cải thiện tâm trạng, tinh thần sảng khoái, hạnh phúc, giảm lo âu, căng thẳng hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh nên:
- Dành thời gian cho những hoạt động mà mình cảm thấy thoải mái
- Tránh xa rượu bia, bỏ thuốc lá (nếu đang hút)
- Không uống cà phê và các đồ uống chứa cafein khác.
- Tập thiền định, tập thở sâu.
- Có chế độ ăn uống khoa học
Tập thở sâu tốt cho người bị rối loạn lo âu
Khi kết hợp điều trị hiệu quả mất ngủ và rối loạn lo âu thì người bệnh sẽ sớm lấy lại giấc ngủ chất lượng, loại bỏ những lo lắng quá mức. Điều đó giúp họ cải thiện sức khỏe và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
XEM THÊM:
- Tổng hợp các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất hiện nay
- 7 vấn đề về sức khỏe bạn có thể gặp nếu thiếu ngủ lâu dài