Suy thận - Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn!

Cập nhập: Thứ hai, 06/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Chúng ta có thể chắc chắn một điều, nếu phải cầm trên tay tờ bệnh án có hai chữ suy thận, thì bất kỳ ai cũng sẽ đều không khỏi hoang mang và lo sợ. Có lẽ, viễn cảnh tồi tệ nhất xuất hiện trong tâm trí của họ chính là phải thường xuyên nằm trên giường bệnh, với hàng loạt rây rợ cắm vào tay để được lọc máu duy trì sự sống. Tuy nhiên, nếu bạn thức tỉnh đúng lúc, cơn ác mộng này có thể sẽ không bao giờ xuất hiện.

 

Suy thận

Suy thận - Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn!

 

Suy thận là bệnh lý có thực sự nguy hiểm như nhiều người nghĩ?

   Suy thận có thể hiểu một cách đơn giản là tình trạng thận bị giảm chức năng do một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Suy thận được chia thành hai nhóm là cấp tính và mãn tính.

Suy thận cấp tính

   Suy thận cấp đặc trưng bởi tình trạng chức năng thận suy giảm một cách đột ngột và nhanh chóng, các triệu chứng khá rầm rộ. Nguyên nhân có thể do thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim khiến tim không thể bơm máu tới thận, hoặc có huyết khối gây tắc động mạch thận … Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh suy thận cấp có thể tử vong rất nhanh, do thận mất đi khả năng loại bỏ chất thải, không cân bằng được nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, suy thận cấp có thể được chữa khỏi hoàn toàn, chức năng thận có thể hồi phục như bình thường.

Suy thận mãn tính

   Suy thận mãn lại đặc trưng bởi việc chức năng thận suy giảm dần dần theo thời gian. Khi các triệu chứng thực sự trở nên rõ ràng, thì chức năng thận đã giảm đi đáng kể, không thể phục hồi lại như ban đầu. Mặc dù không gây tử vong nhanh như tình trạng cấp tính, nhưng suy thận mãn tính lại giống như một bản án không thể nào thu hồi. Sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị bào mòn theo thời gian. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về suy thận mãn.

 

Suy thận mãn diễn biến như thế nào?

   Hiện nay, suy thận mãn được chia thành 5 giai đoạn dựa trên sự suy giảm của mức lọc cầu thận GFR như sau:

Suy thận độ 1 - “Cảnh cáo”

   Trong giai đoạn này, mức lọc cầu thận vẫn trên 90 mL/phút (ở người bình thường mức lọc trung bình là 90-100ml/phút). Những tổn thương ở thận vẫn còn ở mức độ nhẹ, chức năng còn hoạt động tốt và dấu hiệu khá mơ hồ. Nếu người bệnh quan sát kỹ, thì có thể thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường, mệt mỏi, chán ăn, hụt hơi, thiếu máu nhẹ, nhức hai bên thắt lưng.

 

Đau quanh thắt lưng

Đau quanh thắt lưng có thể là dấu hiệu của suy thận

 

Suy thận độ 2 - “Răn đe”

   Bước vào giai đoạn 2, mức lọc cầu thận đã giảm nhẹ về mức 60 - 89 mL/phút. Hiện tượng protein niệu bắt đầu xuất hiện, thận bị tổn thương nhiều hơn. Các triệu chứng cũng dễ quan sát hơn so với giai đoạn 1. Nước tiểu sẫm màu hơn, thiếu sức sống, huyết áp tăng, phù nề, đau thắt lưng nhiều hơn, mất ngủ và chuột rút ban đêm.

Suy thận độ 3 - “Tối hậu thư”

   Chức năng thận suy giảm đáng kể trong giai đoạn 3. Ở giai đoạn 3A, mức lọc cầu thận từ 45 – 59 mL/phút. Người bệnh bắt đầu thiếu máu nghiêm trọng hơn và gặp phải những vấn đề về xương khớp.

  Trong giai đoạn 3B, thận bị tổn thương nghiêm trọng, mức lọc cầu thận còn khoảng 30 - 44 mL/phút. Đây là lúc người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị tích cực. Mục tiêu là không để bệnh tiến triển sang giai đoạn 4.

Suy thận độ 4 - “Kết án”

    Với suy thận độ 4, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy người bệnh trở nên xanh xao, kiệt sức, huyết áp tăng cao, xuất huyết đường tiêu hóa, phù nề và ngứa toàn thân, nhức đầu và đau nhức xương khớp thường xuyên.

   Lúc này, mức lọc cầu thận chỉ còn 15 - 29 mL/phút. Các chất thải tích tụ trong máu khiến nhiều cơ quan bị nhiễm độc. Người bệnh có nguy cơ cao gặp các biến chứng suy tim, phù phổi, phù não, tiểu đường. Lúc này, người bệnh đã có thể phải lọc máu sớm để giảm nguy cơ tổn thương nội tạng.

Suy thận độ 5 - “Chung thân”

   Đây là giai đoạn cuối cùng của suy thận mãn tính, mức lọc cầu thận còn dưới 15 mL/phút. Các cơ quan đã bị nhiễm độc nhiều, một loạt các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, và máu trở nên nghiêm trọng hơn. Trong giai đoạn 5, người bệnh bắt buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng thường xuyên hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống.

 

lọc máu để duy trì sự sống

Người bệnh suy thận độ 5 sẽ cần lọc máu để duy trì sự sống

 

   Đây là thời điểm mà sinh lực của người bệnh đã gần như bị rút sạch, sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc. Do đó, chi phí điều trị cũng không phải là một con số nhỏ. Nhiều người bệnh thậm chí đã phải bán tất cả tài sản, mà vẫn không thể chi trả để tiếp tục việc điều trị.

 

Suy thận - Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn!

   Đối với suy thận cấp tính, diễn biến của bệnh rất nhanh và triệu chứng rõ ràng, nguyên nhân gây bệnh dễ dàng được xác định, từ đó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với suy thận mãn tính, nguyên nhân gây bệnh có thể là 1, nhưng cũng có khả năng là rất nhiều yếu tố cùng tác động.

   Điển hình như hút thuốc lá nhiều, nghiện rượu, bị tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, dùng thuốc tây điều trị dài ngày,... Do đó, nếu muốn ngăn bệnh tiến triển xấu đi, người bệnh sẽ cần kiểm soát các bệnh lý hiện có, kết hợp cùng chế độ sống lành mạnh như:

  • Không sử dụng bừa bãi các loại thuốc tây, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có thể nên sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên thay thế để tránh gánh nặng cho thận.
  • Theo dõi và duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg.
  • Nếu bị tiểu đường thì cần giữ đường huyết ổn định ở mức an toàn. Bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniDiabet + để giúp thực hiện điều này dễ dàng hơn.
  • Không để mỡ máu tăng cao bằng cách hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào,... và ăn nhiều rau xanh, trái cây và tập thể dục.
  • Bỏ hút thuốc lá, bạn hãy sử dụng sản phẩm Boni-Smok để làm được điều này nhanh nhất.
  • Ăn nhạt, không dùng quá 3g muối/ngày.
  • Hạn chế ăn đạm, và ưu tiên nguồn đạm từ thực vật hơn là từ động vật.
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu kali như: đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi…
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu photpho như phô mai, da và nội tạng động vật,..
  • Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về suy thận và cách đối phó hiệu quả với bệnh lý này. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: suy thận

Bài viết cùng chủ đề

Các biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến và cách phòng ngừa

Các biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến là: 1. Bí tiểu   2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu   3. Tổn thương bàng quang…

Mách bạn các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng suy thận do phì đại tuyến tiền liệt

Làm cách nào để giảm các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa biến chứng suy thận do phì đại tuyến tiền liệt? Để giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Điều trị suy tim mạn bằng cách nào?

Hiện nay, suy tim mạn có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc điều trị thường được cá nhân hóa cho từng người bệnh, từng giai đoạn suy tim. Chúng ta cùng tìm hiểu các cách điều trị suy tim mạn trong bài viết dưới đây nhé!

Cảnh báo biến chứng suy thận trên bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường được coi là “sát thủ thầm lặng” cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Đó là bởi căn bệnh này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó không thể không kể đến suy thận.

Thực phẩm cần tránh cho người bị suy thận

Dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho người bị suy thận như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi đề tìm câu trả lời
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà