Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình tại nhà

Cập nhập: Thứ tư, 05/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi bị rối loạn tiền đình, khả năng giữ thăng bằng của người bệnh sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Bởi vậy, ngoài việc sử dụng thuốc tây, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tập luyện thêm những bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng của cơ thể.

 

Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình là gì?

Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình là gì?

 

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

   Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, có vai trò giữ cân bằng cho cơ thể. Vị trí của nó nằm ở phía sau ốc tai hai bên.

   Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Bệnh có thể gặp ở hầu hết ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người trưởng thành.

   Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là do sự tổn thương của:

  • Dây thần kinh số 8.
  • Động mạch nuôi dưỡng não.
  • Não bộ hoặc các khu vực bên trong tai.

   Khi mắc bệnh, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể kém đi, người bệnh thường loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn...

   Những triệu chứng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, thậm chí xuất hiện đột ngột gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

   Phương pháp điều trị của bệnh này thường là sử dụng thuốc tây kết hợp tập luyện phục hồi chức năng. Nếu không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh. Phần tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về các bài tập luyện tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình.

 

Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình tại nhà

   Để phục hồi chức năng khi bị rối loạn tiền đình, ngoài việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên thường xuyên tập luyện các bài tập sau:

Bài tập nhìn đuổi theo

   Cách thực hiện:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, cầm hai thẻ hình ở mỗi tay, nâng thẻ ngang tầm mắt và cách mắt 40 cm.
  • Giữ yên đầu, đưa mắt nhanh qua lại giữa hai tấm thẻ.

 

Bài tập nhìn đuổi theo

Bài tập nhìn đuổi theo

 

   Lưu ý, bạn đưa mắt nhanh và không dừng lại ở tấm thẻ nào, đồng thời chỉ di chuyển đôi mắt. Khi cảm thấy đôi mắt chuyển động tốt, bạn hãy chú ý đến các chi tiết nhỏ hơn trên tấm thẻ.

   Bạn nên thực hiện bài tập này mỗi ngày 2-3 lần. Mỗi một lần trong đó, bạn tập 15-20 lần theo chiều ngang, 5-20 lần theo chiều dọc, 15-20 lần theo đường chéo.

Bài tập Romberg

   Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng.
  • Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân.
  • Giữ một lúc rồi đứng thẳng người trở lại.

   Lưu ý, bạn không được để ngón chân hoặc gót lên khỏi mặt đất, cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau, không khom lưng.

   Khi mới tập, bạn nên thực hiện với tốc độ chậm, sau đó hẵng nâng dần biên độ và tốc độ di chuyển; lặp lại mỗi lần 20 nhịp.

Bài tập lắc lư hai bên

   Cách thực hiện:

  • Đứng vào gần vách tường, đứng thẳng người.
  • Hai chân chụm sát vào nhau, tay buông thẳng sát về phía người, hai mắt nhắm chặt.
  • Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái và ngược lại, không được nhấc gót và ngón chân lên.
  • Thực hiện động tác trong 30 giây.

   Bạn cũng có thể nâng mức độ cho bài tập này bằng cách đưa hai tay thẳng về phía trước song song với mặt đất và di chuyển trái, phải.

Bài tập xoay đầu theo các hướng

 

Bài tập xoay đầu theo các hướng

Bài tập xoay đầu theo các hướng

 

   Cách thực hiện:

  • Bạn tìm một chỗ ngồi thoải mái, chân để chạm đất, hai tay để trên đùi.
  • Giữ vững thân người, xoay nhanh đầu của bạn và nhìn về bên phải, sau đó sang trái rồi xoay nhanh về giữa và nhìn thẳng về phía trước.
  • Giữ yên trong 5 giây và tiếp tục lặp lại bài tập.

   Khi xoay đầu sang hướng nào, bạn vẫn chỉ nên quan sát một mục tiêu cố định phía trước mặt bạn. Tần suất thực hiện bài tập: 2-3 đợt một ngày, mỗi đợt 10-15 lần.

Bài tập xoay bóng vòng tròn

   Cách thực hiện:

  • Bạn đứng thẳng trụ trên cả hai chân, thả lỏng người.
  • Giữ quả bóng bằng cả hai tay đưa thẳng ra phía trước, mắt nhìn vào trái bóng.
  • Bạn vẫn đưa thẳng tay và xoay quả bóng theo một vòng tròn, đầu và mắt hướng theo bóng.
  • Xoay quả bóng theo vòng tròn lớn nhất có thể: Bạn đưa quả bóng qua đầu và cúi người xuống thấp để bóng chạm mặt đất.

   Bạn hãy cố gắng thực hiện một cách trơn tru và liên tục. Nếu xuất hiện cảm giác choáng váng, bạn ngừng lại cho đến khi ổn định thì tiếp tục.

   Tần suất thực hiện bài tập 2-3 đợt mỗi ngày, mỗi đợt 15-20 lần/một chiều, tập đủ 2 chiều.

Bài tập xoay người vòng tròn

   Cách thực hiện:

  • Bạn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hít thở sâu và thư giãn.
  • Tập trung sự chú ý của bạn lên bàn chân đang đứng trên sàn.
  • Luyện tập xoay người theo vòng tròn, xoay ra trước, xoay về bên phải, ra sau rồi xoay về bên trái và lại xoay về trước.
  • Trong lúc xoay người, bạn cần nhìn thẳng về phía trước và chăm chú vào mục tiêu cố định.

 

Bài tập xoay người vòng tròn

Bài tập xoay người vòng tròn

 

   Khi mới tập luyện, bạn nên bắt đầu xoay với vòng tròn nhỏ, không được uốn cong cơ thể để giữ thăng bằng.

   Dần dần, bạn  mở rộng vòng xoay của cơ thể, không dịch chuyển chân. Bạn nên tập khi có người đứng gần để hỗ trợ khi cần thiết.

   Tần suất thực hiện: 2-3 đợt mỗi ngày, mỗi đợt 15-20 lần/một chiều, tập đủ 2 chiều.

 

Các lưu ý khi thực hiện bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình

   Để đạt được những hiệu quả tích cực, bạn nên:

  • Kiên trì luyện tập thường xuyên.
  • Tập cẩn thận và chính xác trong từng động tác.
  • Thời gian tập chuỗi động tác tối thiểu khoảng 30 phút, trong đó bao gồm cả phần khởi động và thư giãn sau bài tập. Dưới quãng thời gian này, việc tập luyện sẽ không có tác dụng.
  • Không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ.
  • Trước khi bước vào bài tập, bạn cần khởi động kỹ và đúng cách nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương.

    Trên đây là thông tin các bài tập luyện hỗ trợ phục hồi chức năng cho người bệnh rối loạn tiền đình. Khi bạn kiên trì thực hiện những bài tập trên, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể sẽ được cải thiện. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Thoái hóa đốt sống cổ do nhiều nguyên nhân gây ra như: Sự thoái hóa do tuổi tác, hoạt động sai tư thế trong thời gian dài,..

5 thông tin cần biết để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

Rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà