Bị cúm A uống thuốc gì cho mau khỏi?

Cập nhập: Thứ hai, 22/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm A gây nên, có biểu hiện giống với những loại cúm thông thường nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Vậy cúm A uống thuốc gì cho mau khỏi, bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó.

 

Cúm A uống thuốc gì cho mau khỏi?

Cúm A uống thuốc gì cho mau khỏi?

 

Điều trị cúm A cần lưu ý gì?

   Trước khi tìm hiểu cúm A uống thuốc gì, chúng ta cần nắm được một số lưu ý trong điều trị cúm A như sau:

  • Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng virus cúm A - chủng virus này thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới, vì vậy bạn nên tiêm nhắc lại vacxin phòng cúm mỗi năm để đảm bảo hiệu quả với chủng cúm mới.
  • Dù bệnh cúm A đã xuất hiện từ lâu nhưng hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị cúm A.
  • Kháng sinh không được sử dụng để điều trị cúm A bởi vì nó không có tác dụng chống lại virus. Nếu trong thời gian mắc bệnh, trẻ em được cha mẹ cho dùng kháng sinh thì khả năng cao bệnh sẽ không thuyên giảm, ngược lại còn ảnh hưởng tới sức khỏe và chúng phải đối diện với tình trạng kháng kháng sinh.
  • Các bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc dựa trên các triệu chứng của người bệnh.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thêm các sản phẩm để tăng sức đề kháng cho bệnh nhân, giúp họ có sức chống lại virus.

 

Cúm A uống thuốc gì cho mau khỏi?

   Như đã nói ở trên, cúm A vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, các bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị dựa trên triệu chứng của bệnh nhân. Dưới đây là một số thuốc thường dùng cho bệnh nhân cúm A.

Thuốc điều trị triệu chứng

Thuốc hạ sốt, giảm đau

   Sốt, đau đầu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân cúm A. Để giảm triệu chứng này, bệnh nhân thường được sử dụng Paracetamol (tên khác là Acetaminophen)  - một loại thuốc không kê đơn giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả.

   Liều thuốc Paracetamol được tính tùy theo cân nặng của bệnh nhân và được sử dụng cách nhau 4 - 6 giờ. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lạm dụng Paracetamol vì sử dụng quá nhiều loại thuốc này trong thời gian dài sẽ hại đến gan.

   Ngoài ra, nếu không đáp ứng với paracetamol thì bệnh nhân có thể sử dụng những loại khác như ibuprofen và naproxen để hạ thân nhiệt. Bạn cần lưu ý, không sử dụng aspirin cho bệnh nhân bị sốt do cúm A vì nó sẽ  gây hại cho não, gan.

Thuốc giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi

   Để giảm triệu chứng này, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc dạng uống hoặc/ và dạng tác dụng tại chỗ, cụ thể:

  • Thuốc giảm nghẹt mũi dạng tác dụng tại chỗ: Thường là thuốc co mạch như xylometazolin, Naphazolin,… làm co các động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang, mao mạch,... giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Thuốc nhỏ mũi thường được chỉ định dùng trong 3-5 ngày sau khi bị cảm cúm, bệnh nhân không nên sử dụng kéo dài vì như vậy có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như viêm mũi, phù nề, đau đầu, khả năng ngửi kém.
  • Thuốc giảm nghẹt mũi dạng uống: Là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1,  giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng khó chịu do hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… Một số loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 điển hình, thường được sử dụng trong điều trị ho, sổ mũi là chlorpheniramine, Alimemazin, dexclorpheniramin,... Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai hay cho con bú, người có bệnh lý mãn tính như tim mạch, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường,… không nên tự ý dùng thuốc kháng histamin.

Thuốc giảm ho

  Ngoài ra, người mắc bệnh cúm A còn hay bị ho khan. Tình trạng ho thường có xu hướng trở nặng vào ban đêm.

  Nếu bạn bị ho ít, ho nhẹ thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc giảm ho mà chỉ cần dùng viên ngậm giảm ho. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho nhiều, ho thường xuyên, đau rát cổ họng, khó chịu sẽ được kê thuốc giảm ho.

  Để điều trị ho khan, bệnh nhân thường được chỉ định thuốc chứa thành phần codein hay dextromethorphan. Nếu bệnh nhân bị ho khan kèm ngạt mũi, sổ mũi thì bác sĩ thường chỉ định những dòng kết hợp nhiều hoạt chất như atussin, rhumenol,…

Thuốc long đờm, tiêu đờm

   Người bị cúm A uống thuốc gì khi bị ho có đờm? Khi bệnh nhân bị ho kèm theo đờm thì cần sử dụng thêm thuốc long đờm hoặc tiêu đờm. Đây là loại thuốc có tác dụng thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm, hỗ trợ người bệnh dễ tống đờm ra khỏi đường hô hấp qua khạc, nhổ.

   Các thuốc nhóm này thường được sử dụng là Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein,…

  Người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc long đờm như: Khiến chất nhầy bảo vệ dạ dày loãng ra gây viêm loét dạ dày, gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, buồn ngủ,…

   Ngoài ra, bệnh nhân có thể được sử dụng kết hợp Oresol để bù nước và điện giải nếu bị mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều.

Thuốc kháng virus

   Thuốc kháng virus dùng trong các trường hợp nhiễm cúm A gặp biến chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ. Như trường hợp nhiễm cúm nặng, cúm ác tính, cúm ở những bệnh nhân có nguy cơ diễn biến nặng và gặp biến chứng như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, mắc bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, suy thận, béo phì,…

   Lưu ý: Thuốc nhóm này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, bạn tuyệt đối không tự ý dùng.

 

Cúm A chăm sóc tại nhà như thế nào?

   Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi cúm A uống thuốc gì sau khi đọc phần trên. Bên cạnh việc uống thuốc đúng cách, bạn cũng cần áp dụng một số phương pháp hỗ trợ tại nhà để bệnh nhanh khỏi, như:

  • Nghỉ ngơi thư giãn: Bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để giúp hệ miễn dịch được cải thiện, nhờ đó mà cơ thể mau khỏe hơn.
  • Bổ sung nhiều nước: Bệnh nhân cúm A rất dễ mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Bạn hãy bù nước cho cơ thể bằng cách uống thật nhiều nước (nước lọc, nước trái cây) và ăn nhiều thức ăn loãng (cháo, canh, súp, phở).
  • Mặc đồ thoải mái: Mặc đồ dễ chịu giúp cơ thể được nhanh chóng tỏa nhiệt nên sẽ hạ sốt nhanh hơn. Bạn tuyệt đối không mặc đồ quá dày hay mặc nhiều lớp quần áo vì sẽ khiến cơ thể bí bách, ngột ngạt, toát nhiều mồ hôi và mồ hôi không thoát ra ngoài được mà thấm ngược vào cơ thể, càng khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân cúm A cần chú ý:
  1. Khi ho, hắt hơi, cần lấy tay che miệng và rửa tay ngay sau đó.
  2. Hàng ngày cần thường xuyên tắm rửa, vệ sinh tai, mũi họng sạch sẽ.
  3. Khi ra ngoài, nhất thiết phải đeo khẩu trang để vừa phòng ngừa ô nhiễm không khí, vừa tránh lây bệnh sang người khác.
  4. Nhà ở thì cần được lau chùi thường xuyên, không khí thoáng mát, tránh ẩm ướt.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi cúm A uống thuốc gì và các lưu ý khi điều trị cúm A tại nhà. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám, nhờ sự tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, hãy tự xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hoạt động thể chất vừa phải để nâng cao sức đề kháng, tiêm chủng vắc-xin cúm hàng năm để bảo vệ cơ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cúm A: Bạn biết gì về căn bệnh truyền nhiễm này?

Cúm là một căn bệnh đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Hiện nay, người ta đã tìm ra 3 loại cúm gây bệnh ở người, trong đó cúm A là loại thường gặp nhất. 

Hở van 2 lá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân hở van 2 lá là do bệnh sốt thấp khớp, sa van 2 lá, nhồi máu cơ tim, dị tật bẩm sinh, bệnh cơ tim, viêm nội tâm mạc...
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà