Mục lục [Ẩn]
Uống canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người già thường xuyên bị táo bón. Vậy nhưng, chúng ta không thể khuyên người cao tuổi ngưng bổ sung chất này trong trường hợp cần thiết, bởi họ sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Những giải pháp sau đây sẽ giúp khắc phục tình trạng bổ sung canxi bị táo bón ở người già. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Người già bị táo bón khi bổ sung canxi phải làm sao?
Giải thích hiện tượng bổ sung canxi bị táo bón?
Trong cơ thể con người, 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Chất này kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Khi già đi, chúng ta sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ đã trải qua quá trình sinh đẻ, người có chế độ ăn thiếu canxi.
Vì vậy, bổ sung canxi là cần thiết ở người cao tuổi. Tuy nhiên, nó lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Bổ sung quá nhiều canxi (từ thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung) có thể khiến các cơ ở thành đại tràng co lại, giữ phân ở trong đại tràng lâu hơn. Phân ở trong đại tràng càng lâu thì càng bị hút hết nước, từ đó trở nên khô cứng và gây táo bón.
Có những người bổ sung canxi bị táo bón, nhưng có những người khác lại không gặp tình trạng này. Đó là do việc uống canxi dễ bị táo bón hơn khi gặp một hoặc nhiều yếu tố được trình bày ngay sau đây.
Vì sao khi bổ sung canxi bị táo bón?
Những yếu tố nào khiến tình trạng bổ sung canxi bị táo bón tăng lên?
Uống chưa đúng thời điểm
Calci bổ sung thường có hai dạng: canxi cacbonat và canxi citrate. Canxi cacbonat rẻ hơn và thường gặp hơn trong các sản phẩm bổ sung. Chất này phải uống cùng bữa ăn để được hấp thu tốt hơn.
Trong khi đó, canxi citrate có thể được uống khi bụng đói hoặc cùng với bữa ăn. Với những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc rối loạn kém hấp thu, chất này sẽ thường được ưu tiên kê đơn hơn vì ít gây tác dụng phụ trên tiêu hóa hơn.
Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm bổ sung canxi carbonat và uống xa bữa ăn, việc hấp thu sẽ kém đi, từ đó khiến tình trạng táo bón nặng hơn.
Sử dụng canxi với hàm lượng quá cao
Uống canxi với hàm lượng quá cao, đặc biệt là ở người bị rối loạn hấp thu thì dễ gây dư thừa canxi, từ đó khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
Uống canxi và ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo
Nếu trong quá trình bổ sung canxi, bạn ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa axit béo tự do thì sau khi tiêu hóa, loại chất béo này rất dễ khiến cho khả năng hấp thụ canxi bị giảm xuống. Không hấp thụ được canxi sẽ theo các chất thải và gây ra táo bón.
Dùng nhiều loại thực phẩm chứa axit oxalic
Có một số loại rau chứa oxalat (như rau dền, rau bina, rau cải kale, măng tây, đậu tương,..) nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dễ kết hợp với canxi chuyển thành canxi oxalat khiến cho khả năng hấp thụ canxi giảm và gây táo bón.
Bổ sung canxi cùng với thực phẩm chứa acid oxalic dễ gây táo bón
Vậy giải pháp cho người đang bổ sung canxi bị táo bón là gì?
Khi bổ sung canxi bị táo bón, bạn nên:
- Lựa chọn sản phẩm ít gây táo bón nhất. Giữa hai loại canxi là canxi cacbonat và canxi citrate thì canxi cacbonat rẻ và phổ biến hơn nhưng lại gây táo bón nhiều hơn, bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần canxi citrat. Tuy nhiên, cùng một thành phần nhưng sản phẩm của các nhãn hiệu khác nhau có thể gây táo bón ít hoặc nhiều hơn. Vì vậy, bạn có thể thử một vài sản phẩm khác nhau để lựa chọn cho mình loại ít gây táo bón nhất. Hiện nay, trên thị trường còn có loại canxi hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật, bạn có thể sử dụng để giảm táo bón.
- Uống canxi với hàm lượng thấp: Điều này tuy khiến bạn phải dùng thành nhiều lần trong ngày nhưng việc uống với liều thấp sẽ giúp khả năng dung nạp canxi tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ táo bón.
- Dùng thuốc bổ sung trong bữa ăn để tăng hấp thu canxi, giảm táo bón.
- Đặc biệt, với bệnh nhân dùng các thuốc ức chế tiết acid dịch vị dạ dày, lượng acid dạ dày của họ thấp và điều này ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của canxi cacbonat. Vì vậy, những người đang dùng thuốc dạ dày càng nên sử dụng canxi citrate.
- Uống thêm nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ và tăng cường vận động để giảm táo bón.
Lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi phù hợp để giảm táo bón
Ngoài nguyên nhân do uống canxi, người cao tuổi còn có thể bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác. Vậy nên, nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng táo bón vẫn chưa có cải thiện, bạn hãy xem xét liệu mình có đang gặp phải một số số nguyên nhân khác sau đây hay không.
Các nguyên nhân gây táo bón khác ở người cao tuổi
- Hệ tiêu hóa bị suy giảm do tuổi tác: Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, các cơ trơn thuộc đường tiêu hóa cũng lão hóa theo. Những rối loạn về chức năng thần kinh cơ khiến nhu động đại tràng giảm khiến phân bị giữ lại gây táo bón. Việc tiết enzym tiêu hóa giảm ở người cao tuổi khiến thức ăn không được tiêu hóa tốt cũng gây táo bón.
- Giảm vận động: Người cao tuổi, đặc biệt là những người đang mắc một số bệnh lý như xương khớp, suy giãn tĩnh mạch… thường sẽ giảm vận động. Việc ít vận động khiến nhu động đại tràng bị chậm lại, góp phần gây ra tình trạng táo bón.
- Hay ăn đồ mềm, đồ nấu nhừ, ít ăn rau xanh hoặc phải ăn kiêng do đang điều trị bệnh lý nào đó.
- Táo bón do bệnh lý như suy giáp, tăng calci huyết, đột quỵ, tiểu đường, bệnh Parkinson và các bệnh lý tại đại tràng, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích.
- Do tác dụng phụ của thuốc như thuốc giảm đau nhóm opioid, thuốc điều trị huyết áp nhóm chẹn kênh calci, thuốc chống tiêu chảy, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc viên uống bổ sung sắt.
Với từng nguyên nhân gây khác nhau, bạn cần áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp để cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ví dụ, nếu do hội chứng ruột kích thích hoặc do thiếu enzym tiêu hóa, giảm nhu động đại tràng, bạn nên dùng BoniBaio + của Mỹ. Nếu do giảm vận động, bạn hãy cố gắng tăng cường tập thể dục, kết hợp với xoa bụng mỗi ngày.
Sản phẩm BoniBaio cải thiện táo bón cho người cao tuổi
Đến đây, hy vọng bạn đã biết được tại sao bổ sung canxi gây táo bón và cách khắc phục hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: