Mục lục [Ẩn]
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là ở người già. Theo tổng hợp của NCBI - Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ, có đến 50% người cao tuổi phàn nàn về việc thời lượng và chất lượng giấc ngủ của họ bị giảm sút. Việc thay đổi chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần quan trọng giúp cải thiện tình trạng này. Vậy người già mất ngủ nên ăn uống như thế nào? Biện pháp nào giúp họ lấy lại giấc ngủ ngon trọn vẹn? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Người già mất ngủ nên ăn uống như thế nào?
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già là gì?
Người già bị mất ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể bao gồm:
Người già mất ngủ do mắc nhiều bệnh lý
Người cao tuổi dễ mắc nhiều bệnh mãn tính như: Tim mạch, hen suyễn, bệnh xương khớp…, gây nhiều triệu chứng khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm, khiến người già hay bị tỉnh giấc, ngủ không ngon, không sâu. Ví dụ như:
- Bệnh xương khớp mãn tính, bệnh gút, loãng xương... gây ra nhiều cơn đau nhức tái phát liên tục.
- Bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, cao huyết áp…) gây các triệu chứng: Hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực, lo lắng, đau đầu,...
- Bệnh tiết niệu và tuyến tiền liệt khiến người già phải đi tiểu nhiều lần trong đêm.
- Bệnh mạn tính đường hô hấp (viêm phế quản mạn tính, COPD,...): Các triệu chứng ho, khó thở,... thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm.
- Bệnh lý đường tiêu hóa (đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính,...) gây đầy bụng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,...
Bên cạnh đó, mất ngủ có thể là biểu hiện của một số bệnh tâm lý, thần kinh ở người cao tuổi như: Trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh Alzheimer và Parkinson.
Bệnh xương khớp gây đau khiến người già mất ngủ
Người già mất ngủ do chế độ ăn uống không hợp lý
Một số thói quen ăn uống ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ của người già có thể kể đến là:
- Ăn quá no, ăn nhiều đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vào bữa tối gây khó tiêu, bụng đầy hơi, khó chịu.
- Sử dụng các đồ uống có chất kích thích (trà đặc, cà phê,...), gây kích thích thần kinh, tạo cảm giác tỉnh táo.
- Uống nhiều nước trước khi đi ngủ, ăn nhiều loại canh rau lợi tiểu vào buổi tối gây tiểu đêm nhiều lần.
Người già mất ngủ do thói quen sinh hoạt không khoa học
Người già dễ bị mất ngủ nếu có một hoặc nhiều thói quen sau đây:
- Xem tivi, điện thoại sát giờ đi ngủ: Bởi ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này ức chế cơ thể sản xuất hormon melatonin – một loại hormon giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ và nhịp sinh học của cơ thể.
- Ngủ trưa quá nhiều: Giấc ngủ trưa quá dài sẽ làm giảm sút thời lượng và chất lượng giấc ngủ buổi tối.
- Ít hoạt động thể lực làm giảm hoạt động trao đổi chất và lưu thông máu trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến người già khó ngủ, mất ngủ.
Người già mất ngủ do thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH
Hormon tăng trưởng HGH được tiết ra từ thùy trước tuyến yên, đóng vai trò quan trọng giúp thiết lập giấc ngủ sinh lý tự nhiên, tạo giấc ngủ sâu và ngon.
Tuổi càng cao thì khả năng tiết hormone tăng trưởng càng suy giảm (ở tuổi 61 đã giảm 80% so với tuổi 21), dẫn đến sự thiếu hụt hormone này ở người già. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi.
Hơn nữa, hormon tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào lúc con người ngủ sâu giấc (từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng ngày hôm sau). Do đó, cho dù người già bị mất ngủ vì bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng sẽ không thể đạt đến trạng thái ngủ sâu trong khoảng thời gian đó, khiến hormone HGH không được tiết ra đầy đủ, tác động ngược lại khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn, dễ chuyển sang bệnh mất ngủ mãn tính kéo dài dai dẳng. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm: Bệnh tim mạch, tiểu đường, trầm cảm,...
Sự thiếu hụt hormone HGH là nguyên nhân hàng đầu khiến người già mất ngủ
Chính vì thế, người già mất ngủ cần sớm áp dụng các biện pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Và biện pháp đơn giản nhất chính là thay đổi chế độ ăn uống.
Người già mất ngủ nên ăn uống như thế nào?
Người già mất ngủ cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây:
Thực phẩm giàu tryptophan:
Tryptophan là một acid amin mà khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, tạo giấc ngủ sâu và ngon hơn. Các thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm:
- Các sản phẩm từ sữa (sữa, sữa chua ít béo, phô mai...)
- Thịt gà.
- Hải sản (tôm, cá hồi, cá ngừ,...)
- Các loại hạt (hạt điều, đậu phộng, hạnh nhân,...)
- Trái cây (táo, chuối, đào, bơ...)
- Rau (rau bina, bông cải xanh, măng tây...)
Thực phẩm bổ sung magie:
Magie giúp thư giãn cơ bắp và não bộ, giúp bạn cảm thấy bình tĩnh, tâm trí thoải mái, thư giãn hơn nên dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Do đó, người già mất ngủ nên bổ sung các thực phẩm giàu magie sau đây vào các chế độ ăn hàng ngày:
- Rau lá xanh đậm (rau bina, cải xoăn, cải xanh...)
- Các loại hạt (hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt điều,...)
- Cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu...)
- Đậu nành.
- Trái cây (chuối, bơ,...
- Sữa chua ít chất béo.
Người già mất ngủ nên bổ sung các thực phẩm giàu magie trong chế độ ăn
Thực phẩm cung cấp vitamin B6
Vitamin B6 mang đến nhiều lợi ích cho hệ tim mạch và thần kinh. Chúng giúp thúc đẩy quá trình sản xuất melatonin (hormone kiểm soát chu kỳ giấc ngủ) và serotonin (hormone tạo cảm giác thư giãn), mang đến giấc ngủ ngon. Các thực phẩm giàu vitamin B6 mà người già mất ngủ nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày là:
- Cá (cá ngừ, cá hồi,...)
- Thịt gà, thịt bò nạc,...
- Trái cây (chuối, bơ,...)
- Rau bina.
Bên cạnh đó, người già mất ngủ cần thay đổi một số thói quen trong ăn uống như: Không ăn quá no vào bữa tối, không ăn đêm; không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc; uống đủ nước mỗi ngày nhưng hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối,...
Việc thay đổi một chế độ ăn uống khoa học đối với người già mất ngủ là cần thiết nhưng chưa đủ. Người bệnh cần điều trị các bệnh lý nguyên nhân, điều chỉnh sinh hoạt khoa học (không xem tivi, điện thoại gần giờ đi ngủ; duy trì giấc ngủ trưa ngắn, tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày,...), và quan trọng nhất là khôi phục nồng độ hormone HGH cho cơ thể.
Bổ sung nồng độ hormone HGH cho cơ thể - Chìa khóa vàng giúp lấy lại giấc ngủ ngon cho người già
Để làm tăng nồng độ hormone HGH trong máu, có 2 phương pháp:
- Bổ sung trực tiếp: Bổ sung trực tiếp HGH bằng đường tiêm hay đường uống dễ dẫn đến tình trạng quá liều, làm hormone HGH vượt ngưỡng an toàn gây nhiều tác dụng bất lợi. Cách làm này được chỉ định và giám sát bởi các bác sĩ, cần xét nghiệm nồng độ hormon trước và sau khi sử dụng để tránh tình trạng dư thừa.
- Bổ sung gián tiếp: Biện pháp kích thích tuyến yên tiết hormone HGH được ưu tiên sử dụng hơn bởi tính an toàn. Do cơ thể có cơ chế điều hòa ngược, khi đã đủ hormone sẽ báo hiệu ngược lại tuyến yên không cần tiết nữa, vì thế không bao giờ có tình trạng thừa hormone.
Hiện nay, BoniHappy + của Mỹ là sản phẩm duy nhất trên thị trường có cơ chế giúp kích thích tuyến yên tăng tiết hormone HGH, khắc phục nguyên nhân gây mất ngủ ở người già, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn.
BoniHappy + - Giải pháp tối ưu cho người già mất ngủ
BoniHappy + - Giải pháp tối ưu cho người già mất ngủ
BoniHappy + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.
Điểm nổi bật của BoniHappy + so với các sản phẩm giúp ngủ ngon khác trên thị trường hiện nay là cơ chế tác dụng đột phá theo hướng kích thích cơ thể tự tiết hormon tăng trưởng HGH nhờ các thành phần L-Arginine, Shilajit P.E, GHRP-2. Điều này giúp khắc phục nguyên nhân gây mất ngủ ở người già, tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, sâu ngon, trọn vẹn một cách bền vững.
Hiệu quả trên giấc ngủ của BoniHappy + còn được tăng cường bởi các thảo dược có tác dụng giúp an thần, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của não bộ, cụ thể:
- Các thảo dược giúp an thần, tạo giấc ngủ ngon: Dây tơ hồng, lạc tiên, ngọc trai, rau diếp khô, trinh nữ…
- Các vitamin và khoáng chất thiết yếu: Magie oxid, kẽm oxid và vitamin B6 giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu.
- Các thành phần giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh: GABA, acid glutamic. giúp ngăn cản dẫn truyền căng thẳng đến thần kinh trung ương, phòng ngừa suy nhược thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
Đặc biệt, BoniHappy + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy BoniHappy + có hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ lên đến 86,7%, đồng thời không gây ra bất kỳ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.
Thành phần và tác dụng của BoniHappy +
Tác dụng của BoniHappy + còn được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới - Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong sản phẩm có kích thước < 70nm, vừa giúp loại bỏ được các nguồn ô nhiễm có hại, chất lượng sản phẩm được ổn định, hạn sử dụng kéo dài vừa giúp cơ thể hấp thu được tối đa các tinh chất, hiệu quả thu được là cao nhất.
BoniHappy có tốt không?
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniHappy + đã và đang được hàng vạn người bệnh mất ngủ trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng.
Chú Dương Đình Suất (60 tuổi), ở số nhà 02 khu 14, thị trấn Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, điện thoại 0945973507.
Chú Dương Đình Suất (60 tuổi)
“Cách đây 6 năm, gia đình chú gặp chuyện lớn về kinh tế, lúc nào cũng căng thẳng, áp lực cộng thêm vấn đề tuổi tác khiến bệnh mất ngủ ập đến. Một tuần có đến 5 ngày chú thức trắng đêm, cứ thế mất ngủ kéo dài 3 tháng. Chú uống thuốc tây là Seduxen, giấc ngủ cải thiện được chút nhưng sáng dậy mệt mỏi vô cùng, không muốn làm bất cứ việc gì cả.”
“Khi đang loay hoay tìm kiếm các biện pháp cho người già mất ngủ thì chú may mắn được biết tới sản phẩm BoniHappy + của Mỹ nên mua về dùng thử. Sau 1 tháng sử dụng, giấc ngủ đã bắt đầu cải thiện. Sáng dậy chú thấy người khỏe khoắn, sảng khoái hơn trước nhiều. Sau 2 tháng dùng BoniHappy +, chú đã ngủ sâu ngon từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Công nhận BoniHappy + hiệu quả thật!”
Bác Trần Văn Vượng (65 tuổi), số 509 đường Trần Phú, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Bác Trần Văn Vượng - 65 tuổi
“Trước đây bác là công nhân cơ khí, suốt ngày làm ca đêm, sinh hoạt trái giấc nên bác bị mất ngủ lúc nào không hay. Càng về già, tình trạng mất ngủ càng tồi tệ hơn, mỗi đêm bác chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng nhưng rất mơ màng, không sâu giấc. Bác đi khám nhiều nơi, uống đủ cả thuốc tây y, đông y nhưng giấc ngủ cũng không được cải thiện nhiều. Mất ngủ liên tục như thế khiến bác mệt mỏi vô cùng.”
“Tình cờ có lần xem tivi bác thấy quảng cáo sản phẩm BoniHappy + của Mỹ rất hiệu quả cho người già mất ngủ nên mua về dùng. Sau mấy ngày dùng BoniHappy +, bác đã thấy cơ thể mình khác hẳn, khỏe khoắn, thoải mái hơn nhiều. Bác kiên trì dùng đều đặn BoniHappy +, thời lượng giấc ngủ cứ tăng dần, từ 4 tiếng, đến 5 tiếng, rồi 7 tiếng mỗi đêm, ngủ ngon sâu. Đến nay, bác dùng BoniHappy + được 3-4 năm rồi, giấc ngủ vẫn luôn duy trì tốt như vậy. Bác cảm ơn BoniHappy + nhiều lắm.”
Hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc đã có được đáp án cho câu hỏi: “Người già mất ngủ nên ăn uống như thế nào?”. Để cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi, nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua là bổ sung hormone HGH cho cơ thể. Và sản phẩm BoniHappy + của Mỹ sẽ giúp bạn làm được điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Xem thêm:
BoniHappy - Biến giấc mơ ngủ trọn vẹn cả đêm thành sự thật
Chữa mất ngủ triền miên bằng cách nào? Đâu là giải pháp tối ưu nhất?