Mục lục [Ẩn]
Polyp đại tràng là những khối u lành tính phát triển từ niêm mạc đại tràng. Câu hỏi đặt ra là polyp đại tràng có nguy hiểm không? Nó có thực sự lành tính? Cách điều trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!
Polyp đại tràng là gì?
Polyp đại tràng là gì?
Polyp đại tràng là một khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng (ruột già). Các khối polyp được chia thành 2 loại phổ biến như sau:
- Polyp tăng sản: Đây là các khối u lồi thường có kích thước nhỏ và nằm ở vị trí cuối đại tràng.
- Polyp tuyến: Loại polyp này gặp khá phổ biến, chiếm hơn 2/3 dạng polyp đại tràng. Chúng có kích thước lớn và có nguy cơ tiến triển thành khối u ác tính hơn so với polyp tăng sản.
Một người có thể có một hay nhiều khối polyp ở đại tràng. Bệnh này thường tiến triển âm thầm, không gây triệu chứng. Khi nội soi, dựa vào kích thước của khối polyp và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt để loại bỏ polyp ngay trong khi nội soi hoặc không cắt và tư vấn bệnh nhân thăm khám để theo dõi sức khỏe định kỳ.
Polyp đại tràng là gì?
Polyp đại tràng có nguy hiểm không?
Hầu hết các polyp đại tràng là vô hại nhưng qua thời gian, một số khối polyp có thể phát triển thành ung thư, làm rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân nếu phát hiện muộn.
Trong đó, polyp tăng sản ít có khả năng tiến triển thành ác tính hơn so với polyp tuyến. Polyp có kích thước lớn hơn 1cm có nguy cơ ung thư cao hơn polyp dưới 1 cm.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ polyp tiến triển thành khối u ác tính bao gồm:
- Tuổi tác.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng.
- Chế độ ăn ít chất xơ.
Các triệu chứng polyp đại tràng là gì?
Như đã trình bày ở trên, hầu hết trường hợp có polyp đại tràng đều không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng:
- Chảy máu khi đi vệ sinh: Máu có thể dính trên phân hoặc thấm vào giấy sau khi đi đại tiện. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như trĩ, nứt kẽ hậu môn hay ung thư đại tràng…
- Táo bón hoặc tiêu chảy. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm đại tràng mãn tính hay hội chứng ruột kích thích.
- Thay đổi màu phân: Máu có thể biểu hiện thành những vệt đỏ trong phân hoặc làm cho phân có màu đen.
- Thiếu máu và mệt mỏi, khó thở do thiếu máu.
Ngoài ra, một khối polyp đại tràng lớn còn gây cản trở đường ruột, khiến bạn đau quặn bụng, buồn nôn, nôn…
Polyp đại tràng điều trị như thế nào?
Khi phát hiện các khối polyp đại tràng, tùy mức độ bệnh và thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chúng bao gồm:
- Cắt bỏ ngay trong quá trình tầm soát: Hầu hết các polyp nhỏ sẽ được loại bỏ bằng cách sinh thiết hoặc bằng vòng thắt cắt polyp khi đang tiến thành tầm soát.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Polyp quá lớn hoặc không thể cắt an toàn trong lúc nội soi sẽ được bác sĩ loại bỏ bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.
- Trong một số ít trường hợp, như bạn mắc bệnh do hội chứng di truyền hiếm gặp như FAP (đa polyp gia đình) hoặc khi polyp rất có khả năng biến thành ung thư hoặc quá lớn để loại bỏ trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng có polyp. Trường hợp nặng còn phải cắt toàn bộ đại trực tràng.
- Một số trường hợp sức khỏe bệnh nhân yếu, bác sĩ đánh giá nguy cơ cao hơn so với lợi ích nếu cắt bỏ polyp thì sẽ không cắt khối polyp mà theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ.
Sau khi loại bỏ xong khối polyp, một số di chứng như chảy máu, thủng đại tràng… sẽ có nguy cơ xuất hiện. Vì vậy, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt sau phẫu thuật.
Xem thêm >>> HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC, THEO DÕI SAU KHI CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG
Chăm sóc người bệnh polyp đại tràng sau phẫu thuật như thế nào?
Cách phòng ngừa phát triển polyp và giảm nguy cơ tái phát sau phẫu thuật
Để phòng ngừa phát triển polyp và giảm nguy cơ tái phát sau phẫu thuật, bạn cần lưu ý:
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
- Bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể và đặc biệt là chất xơ hòa tan như inulin. Nên ăn nhiều hoa quả và bổ sung thêm rau xanh.
- Không hút thuốc và hạn chế uống rượu.
- Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường, giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
- Tập thể dục thường xuyên.
Nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ
Dùng aspirin, naproxen, ibuprofen hoặc các loại thuốc tương tự có thể giúp giảm nguy cơ hình thành polyp mới. Tuy nhiên, những loại thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và đều là chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ. Vì vậy, bạn không được tự ý sử dụng mà chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Vì các khối polyp vẫn có nguy cơ tái phát nên dù đã áp dụng các phương pháp trên, bạn vẫn cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết polyp đại tràng là gì và cách điều trị. Nếu sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ khối polyp mà đại tràng vẫn bị rối loạn hoạt động, bạn nên sử dụng thêm BoniBaio + của Mỹ để phục hồi và tăng cường sức khỏe cho bộ phận này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: