Siêu âm doppler là gì? Vai trò của siêu âm doppler với người suy giãn tĩnh mạch

Cập nhập: Thứ ba, 07/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, các van trong lòng mạch bị hư hại, thành mạch bị giãn, làm dòng máu không chỉ chảy theo một chiều về tim mà còn xuất hiện dòng chảy ngược, khiến máu bị ứ lại, kém lưu thông. Lúc này, siêu âm Doppler mạch máu sẽ giúp phát hiện những thay đổi về huyết động, là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

 

Siêu âm doppler tĩnh mạch chi dưới là gì?

Siêu âm doppler tĩnh mạch chi dưới là gì?

 

Siêu âm doppler tĩnh mạch chi dưới là gì?

   Siêu âm Doppler được phát minh năm 1966 với chức năng ban đầu giúp hiển thị hình ảnh của dòng chảy của máu trong lòng mạch. Về sau, nhiều dòng máy siêu âm Doppler đã ra đời với khả năng siêu âm trên nhiều cơ quan, bộ phận khác như: Siêu âm Doppler tim, siêu âm Doppler thai, siêu âm Doppler trong phụ khoa, siêu âm Doppler xuyên sọ.

   Siêu âm Doppler mạch máu là một trong những kỹ thuật giúp các bác sĩ kiểm tra dòng chảy của máu trong cơ thể. Khi tiến hành siêu âm, bác sĩ có thể xác định được những hình ảnh bất thường bên trong mạch máu như suy tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, hẹp tắc động mạch, các vấn đề khác do mảng xơ vữa hoặc huyết khối trong mạch…. Đây là phương pháp dễ thực hiện, không gây đau đớn, khó chịu, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Quá trình siêu âm diễn ra nhanh chóng, chỉ trong 20 - 30 phút. 

    Với tĩnh mạch chi dưới, siêu âm Doppler được chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bệnh có giãn tĩnh mạch nông (quan sát được bằng mắt thường) có thể có hoặc không có triệu chứng.
  • Người bệnh tuy không có giãn tĩnh mạch nông quan sát được bằng mắt thường, nhưng có dấu hiệu nghi ngờ do suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng mỏi, tê bì, chuột rút, sưng phù chân…
  • Người bệnh nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu và/hoặc tắc mạch phổi trên lâm sàng.
  • Người bệnh có chỉ định điều trị suy giãn tĩnh mạch (siêu âm để lập bản đồ tĩnh mạch và hướng dẫn thủ thuật điều trị). 
  • Người có giãn tĩnh mạch dạng lưới hoặc mạng nhện.

   Độ chính xác cao hay thấp của kết quả siêu âm phụ thuộc khá nhiều vào thiết bị máy móc và kinh nghiệm cũng như trình độ của bác sĩ đọc kết quả. Do vậy, khi muốn thực hiện kỹ thuật siêu âm Doppler, bạn nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín.

 

Siêu âm doppler tĩnh mạch chi dưới là gì?

Siêu âm doppler tĩnh mạch chi dưới là gì?

 

Siêu âm Doppler được tiến hành như thế nào?

   Chuẩn bị trước khi đi siêu âm Doppler: Mặc quần áo rộng rãi, không hút thuốc lá tối thiểu 2 giờ trước khi tiến hành siêu âm. 

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới gồm:

  • Siêu âm các tĩnh mạch nông (gồm tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch hiển bé)
  • Siêu âm các tĩnh mạch sâu. Các tĩnh mạch sâu gồm có: tĩnh mạch chậu, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày trước, chày sau và tĩnh mạch mác.
  • Siêu âm các tĩnh mạch xiên: Có hơn 150 tĩnh mạch xiên, phần lớn có kích thước nhỏ nên không thể khảo sát hết.

    Tư thế người bệnh: nằm, ngồi, đứng, tùy theo bác sĩ thăm khám. Thông thường, với siêu âm tĩnh mạch khoeo và các tĩnh mạch sâu ở cẳng chân, người bệnh giữ tư thế ngồi thõng hai chân xuống đất, thả lỏng hoàn toàn. Với siêu âm tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch đùi, các tĩnh mạch chậu, bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, thư giãn hoàn toàn. Với siêu âm tĩnh mạch nông, người bệnh đứng lên trên một bục thấp, trụ chân vào bên đối diện, còn chân bên siêu âm thả lỏng và hơi xoay ra bên ngoài. Với siêu âm tĩnh mạch xiên, kỹ thuật được thực hiện ở tư thế bệnh nhân đứng và siêu âm tại vị trí các tĩnh mạch có hiện tượng suy giãn.

 

  Siêu âm Doppler được tiến hành như thế nào?

Siêu âm Doppler được tiến hành như thế nào?

 

Siêu âm Doppler tĩnh mạch bao nhiêu tiền?

   Hiện tại mức giá siêu âm Doppler giao động từ 200.000 -1.000.000 đồng tùy thuộc vào cơ sở thực hiện và các dịch vụ kèm theo.

 

Cần làm gì khi được chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

   Khi được chẩn đoán đã mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bạn cần xác định đây là bệnh lý mạn tính, không thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp sau đây, bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả, phòng ngừa tốt biến chứng bệnh.

Sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh hiệu quả

   Để giúp tĩnh mạch bền, chắc, co tĩnh mạch bị giãn, bạn nên sử dụng BoniVein + của Mỹ. BoniVein là sự kết hợp của các thảo dược có tác dụng:

  • Giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi của tĩnh mạch, co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, giảm nhanh các triệu chứng như đau, nặng, mỏi, tê bì chân, chuột rút… và ngăn ngừa biến chứng nhờ thành phần: rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (chiết xuất hạt dẻ ngựa), Diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh).
  • Bảo vệ tĩnh mạch trước sự tấn công của tác nhân oxy hóa và các gốc tự do nhờ chiết xuất hạt nho, lý chua đen và vỏ thông.
  • Hoạt huyết, giảm tình trạng huyết ứ, ngăn biến chứng huyết khối nhờ chiết xuất lá bạch quả và cây chổi đậu.

   Với công thức toàn diện như trên, BoniVein làm giảm các triệu chứng đau nhức, mỏi, nặng chân, tê bì, chuột rút, nổi gân xanh tím nhanh chóng. Đồng thời BoniVein cũng giúp cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng tái phát và phòng ngừa biến chứng huyết khối hiệu quả.

 

Sản phẩm BoniVein +

Sản phẩm BoniVein +

 

Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Không ngồi lâu một chỗ, không đi lại quá nhiều, không đứng lâu, không bê vác đồ nặng.  
  • Tăng cường tập thể dục để duy trì cân nặng lý tưởng hoặc để giảm cân (nếu thừa cân, béo phì). Tuy nhiên bạn không nên đi bộ quá lâu, thay vào đó nên tập các bài thể dục tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch như đạp xe đạp, bơi lội.
  • Kê cao chân khi ngủ sao cho gót chân và bàn chân cao hơn so với tim. Bạn có thể mua gối chống giãn tĩnh mạch chân để sử dụng.
  •  Không dùng cao, dầu nóng để thoa chân, không ngâm chân nước nóng.

    Trên đây là những thông tin quan trọng bạn nên nắm được trước khi thực hiện siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới. Hy vọng bài viết giúp bạn có được những thông tin bạn đang tìm kiếm, chúc bạn sớm loại bỏ được tất cả các triệu chứng, sớm lấy lại đôi chân khỏe mạnh. 

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tê bì chân là bệnh gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho các bạn câu hỏi tê bì chân là bệnh gì? Mời các bạn cùng theo dõi.

Phải làm gì khi là dân văn phòng và bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

  Phải làm gì khi là dân văn phòng và bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

Suy giãn tĩnh mạch chân gây ra những ảnh hưởng gì với người bệnh?

Suy giãn tĩnh mạch chân gây ra những ảnh hưởng gì với người bệnh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những ảnh hưởng của bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

Tôi đã từng tê bì, chuột rút, sưng chân do suy giãn tĩnh mạch

Cô Trần Thị Kim Dung trú tại số 12 ngách 123/1 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội

Suy giãn tĩnh mạch ở dân văn phòng - Làm sao để khắc phục?

Suy giãn tĩnh mạch ở dân văn phòng - Làm sao để khắc phục?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi