Phải làm gì khi là dân văn phòng và bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

Cập nhập: Thứ hai, 12/09/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Suy giãn tĩnh mạch chi dưới được coi là một “bệnh nghề nghiệp” đối với dân văn phòng. Và với đặc thù công việc của mình, họ rất khó để có thể cải thiện bệnh này nếu không có phương pháp phù hợp và hiệu quả. Hiểu rõ điều đó, ở bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu giúp người làm văn phòng lấy lại được đôi chân khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Phải làm gì khi là dân văn phòng và bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

Phải làm gì khi là dân văn phòng và bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

 

Lý do khiến suy giãn tĩnh mạch trở thành “bệnh nghề nghiệp” của dân văn phòng

   Hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể có nhiệm vụ đưa máu ít oxy từ các cơ quan trở về tim. Khi thành mạch và/hoặc van trong lòng mạch bị suy yếu, lượng máu bị ứ lại làm tăng áp lực và kéo giãn tĩnh mạch, dần hình thành bệnh.

Dân văn phòng có tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất cao là vì các lý do sau đây:

Dân văn phòng bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới vì ngồi quá nhiều

   Trong khi ngồi, máu trong tĩnh mạch ở chi dưới sẽ kém lưu thông do phần đùi bị chèn ép vào ghế, chân thường được giữ nguyên một tư thế. Dòng máu kém lưu thông sẽ ứ lại ở tĩnh mạch chân, khiến các van tĩnh mạch hư hại, thành tĩnh mạch bị yếu và giãn, dần dần hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Việc ngồi liên tục 8 tiếng trên văn phòng là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện và ngày càng nặng nề. 

 

Người làm văn phòng thường xuyên phải ngồi liên tục trong nhiều giờ

Người làm văn phòng thường xuyên phải ngồi liên tục trong nhiều giờ

 

Dân văn phòng bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thói quen ngồi vắt chéo chân

  Tư thế ngồi bắt chéo chân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch. Áp lực này không chỉ cản trở quá trình lưu thông máu mà còn làm suy yếu các tĩnh mạch. Về lâu dài, người thường xuyên ngồi như vậy sẽ dễ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Dân văn phòng bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới do thói quen đi dép cao gót và mặc quần bó sát

   Nguyên nhân này gặp ở nhiều chị em làm công việc văn phòng. Đôi dép cao gót giúp tăng chiều cao và làm đôi chân trông thon gọn hơn, tuy nhiên nó lại khiến tĩnh mạch chân phải chịu nhiều áp lực hơn. Còn với quần bó sát, nhất là các loại quần jean, chúng sẽ ép chặt vào chân, làm máu trong tĩnh mạch kém lưu thông.  Tất cả những điều này sẽ khiến chị em làm văn phòng dễ bị suy giãn tĩnh mạch. Khi đã bị, nếu vẫn giữ những thói quen này thì bệnh không thể cải thiện, thậm chí là ngày càng nặng hơn.

 

Dân văn phòng có thói quen đi dép cao gót và ngồi vắt chéo chân

Dân văn phòng có thói quen đi dép cao gót và ngồi vắt chéo chân

 

Suy giãn tĩnh mạch ở dân văn phòng - Làm sao để khắc phục?

   Để cải thiện hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần kết hợp giữa việc hạn chế các nguyên nhân kể trên, đồng thời tập luyện và sử dụng biện pháp co nhỏ tĩnh mạch, tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Cụ thể:

Hạn chế tối đa các yếu tố khiến bệnh nặng hơn

- Không ngồi quá lâu: Bạn không được ngồi quá lâu 1 chỗ mà nên đứng dậy, đi lại mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Việc đứng dậy đi lại sẽ giúp giảm tình trạng chèn ép lên chân, giúp máu lưu thông tốt hơn.

- Hạn chế đi giày cao gót, không mặc quần bó sát: Nên mang giày đế mềm, gót thấp thay vì những đôi dép cao gót. Đồng thời bạn nên lựa chọn loại quần ống rộng, thoải mái thay vì những chiếc quần bó sát chân.

- Ngồi đúng tư thế

   Ngồi đúng tư thế là khi bạn không ngồi vắt chéo chân, không đong đưa chân mà nên để chân chạm đất, hoặc tốt nhất là kê cao chân sao cho phần đùi dưới không tì đè quá nhiều lên ghế. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho dòng máu tĩnh mạch vùng dưới đùi lưu thông tốt hơn.

 

Không vắt chéo chân khi ngồi

Không vắt chéo chân khi ngồi

 

Hình thành các thói quen tốt ngay tại văn phòng làm việc

   Một số thói quen tốt bạn có thể áp dụng ngay tại văn phòng làm việc của mình để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch, đó là:

- Xoay cổ chân: Bạn ngồi thẳng lưng, 1 chân chạm đất, chân kia nhấc lên khoảng 5cm so với mặt sàn. Sau đó từ từ xoay bàn chân theo chuyển động tròn cùng chiều kim đồng hồ, cố gắng giữ yên gót chân. Sau 5 giây, bạn xoay bàn chân theo chiều ngược lại. Bài tập này giúp tăng cường sự linh hoạt của mắt cá chân và giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông tốt hơn.

- Nâng bàn ngón chân: Bạn ngồi thẳng lưng, hai chân để thoải mái trên mặt sàn. Tiếp theo, bạn nâng cả 2 bàn và ngón chân lên trong khi gót chân vẫn chạm sàn, sau đó hạ xuống. Bạn lặp lại 20 lần, sau đó nhấc gót chân lên, massage nhẹ phần bắp chân khoảng 30 giây.

- Đứng nhón gót chân: Trong quá trình làm việc, thỉnh thoảng bạn nên đứng dậy và tập động tác nhón gót chân bằng cách nhấc gót chân, dồn lực xuống mũi chân trong vòng 1-2 giây rồi hạ xuống và lặp lại như vậy 10-15 lần.

 

Bạn nên tập bài tập đứng nhón gót chân

Bạn nên tập bài tập đứng nhón gót chân

 

Thực hiện những bài tập và thói quen tốt ngoài giờ làm việc

- Kê cao chân khi ngủ: Khi ngủ, bạn nên kê cao chân sao cho phần cổ chân cao hơn tim. Điều đó sẽ giúp máu lưu thông từ chân về tim dễ dàng hơn, giảm bớt áp lực cho tĩnh mạch chân.

- Đạp xe đạp: Đạp xe đạp rất tốt cho tĩnh mạch chân của bạn, nó không chỉ giúp tĩnh mạch dẻo dai hơn mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn. Vì vậy, đạp xe đạp tập thể dục buổi sáng hoặc chiều là lời khuyên tốt dành cho bạn.

- Bài tập bắt chéo chân khi nằm: Bạn ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Sau đó nâng hai chân lên khỏi mặt giường rồi tập bắt chéo chân trái qua chân phải rồi ngược lại, luân phiên từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày bạn tập bài tập này từ 2 đến 3 lần.

- Tập bơi: Việc bơi lội thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, những động tác chân khi bơi lội sẽ giúp cho hệ tĩnh mạch ở chi dưới đưa máu về tim tốt hơn. Bạn nên bơi với nhịp độ vừa phải trong khoảng 30 phút- 1 tiếng. Đồng thời người bệnh nên tránh bơi lội trong điều kiện thời tiết nắng nóng hay thời tiết quá lạnh để bảo vệ sức khỏe.

- Tập đạp xe đạp trên không: Bạn ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Nâng hai chân lên khỏi mặt giường, thực hiện động tác đạp xe đạp với cả hai chân từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày bạn tập bài tập này từ 2 đến 3 lần.

 

Bài tập đạp xe đạp trên không

Bài tập đạp xe đạp trên không

 

   Các biện pháp kể trên chỉ giúp giảm thiểu những tác hại của việc ngồi quá nhiều, phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch nặng hơn.

   Ở người bị suy giãn tĩnh mạch, các tĩnh mạch đã bị suy yếu và giãn rộng, chức năng lưu thông máu, đưa máu về tim bị suy giảm dẫn đến các triệu chứng như đau, nhức, nặng, mỏi, chuột rút, tê bì, sưng phù…

   Lúc này, nhiệm vụ quan trọng nhất của người bệnh chính là có biện pháp để: Co nhỏ tĩnh mạch, làm bền thành tĩnh mạch và giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông tốt hơn.

   Để làm được điều đó, bạn nên sử dụng BoniVein + với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần.

 

BoniVein + - Lựa chọn hoàn hảo cho người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   BoniVein + là sản phẩm hàng đầu dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhờ các thành phần:

Các thảo dược giúp khắc chế nguyên nhân gây bệnh và làm mờ tĩnh mạch:

- Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh giúp tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giảm ứ máu.

- Hạt dẻ ngựa: Hoạt chất Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng trợ tĩnh mạch, giúp cải thiện khả năng co bóp của mạch máu, giảm sưng, phù nề, cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

- Rutin chiết xuất từ hoa hòe: Giúp tăng cường sức chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt, vỡ.

Với các thành phần này, BoniVein giúp khắc phục nguyên nhân gốc của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tĩnh mạch yếu, kém bền và suy giãn, nhờ đó, bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả.

 

Hạt dẻ ngựa chứa Aescin

Hạt dẻ ngựa chứa Aescin

 

Các thảo dược giúp giảm đau, nhức, tê bì, chuột rút, nặng mỏi do suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Các thảo dược như hạt dẻ ngựa, rutin, Diosmin và Hesperidin (chiết xuất vỏ cam chanh) sẽ giúp tĩnh mạch co nhỏ, bền chắc, từ đó dòng máu sẽ lưu thông một cách “trơn tru”, không còn tình trạng ứ máu trong tĩnh mạch. Các triệu chứng như đau chân, nhức, nặng, mỏi, tê bì, sưng phù, chuột rút do suy giãn tĩnh mạch chi dưới vì thế cũng được cải thiện nhanh chóng. 

   BoniVein + được bổ sung thêm chiết xuất từ cây chổi đậu. Đây là một loại thảo dược phát triển tự nhiên ở các vùng Địa trung hải và châu Âu, nó không chỉ tăng cường tác dụng co mạch, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch của các thảo dược trên mà còn được chứng minh rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng và đau chân cho người bệnh.

Các thảo dược giúp ngừa biến chứng, bảo vệ thành mạch:

  Bạch quả, Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông trong BoniVein + sẽ giúp hoạt huyết và chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch trước sự tấn công của các gốc tự do, từ đó giúp ngăn ngừa xơ vữa và biến chứng huyết khối của bệnh.

 

Thành phần BoniVein +

Thành phần BoniVein +

 

   Người bệnh dùng BoniVein + với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng như đau nhức, nặng mỏi, chuột rút… sẽ giảm rõ rệt. Sau 3-6 tháng sử dụng, tĩnh mạch sẽ co lại và bền hơn, máu lưu thông tốt, các triệu chứng khó chịu sẽ đỡ hẳn. Ngoài ra, nếu bị suy giãn tĩnh mạch nông và có các tĩnh mạch nổi dưới da, khi dùng BoniVein + đủ liệu trình 3-6 tháng, chúng sẽ mờ đi rõ rệt.

   Đến đây, hy vọng bạn đã biết người làm văn phòng phải làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, biết được những bài tập tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

BoniVein + - Giải pháp từ thiên nhiên giúp người bệnh trĩ thoải mái đón tết!

BoniVein + - Giải pháp từ thiên nhiên giúp người bệnh trĩ thoải mái đón tết!

Điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần và những điều cần phải biết

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần là phương pháp gì? Hiệu quả như thế nào? Chi phí có cao không? Hãy đọc bài viết này nếu như bạn chưa biết câu trả lời là gì nhé !

Tê bì chân: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả

Te chân kéo dài , tê chân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Mời bạn đọc bài viết này để tìm hiểm thêm về chứng tê bì chân, nguyên nhân và giải pháp tối ưu nhé.

BoniDiabet review chi tiết: Thành phần, tác dụng, cách dùng và những lưu ý cần biết

BoniDiabet review chi tiết: Thành phần, tác dụng, cách dùng và những lưu ý cần biết

5 Cách đơn giản giúp giảm đau sau phẫu thuật cắt trĩ không phải ai cũng biết

5 Cách đơn giản giúp giảm đau sau phẫu thuật cắt trĩ không phải ai cũng biết
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi