Hòe hoa: vị dược liệu giàu rutin tốt cho suy giãn tĩnh mạch

Cập nhập: Thứ năm, 13/10/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Hòe hoa là một vị dược liệu vô cùng nổi tiếng đối với người Việt, do có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Ngày nay thông qua các nghiên cứu khoa học hiện đại, hòe hoa ngày càng được biết đến và ứng dụng rộng rãi, đặc biệt phải kể đến đó là trong vị dược liệu này có chứa hàm lượng rutin dồi dào vô cùng tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những nội dung này qua bài viết sau đây.

 

Dược liệu hòe hoa

Dược liệu hòe hoa

 

Tìm hiểu chung về vị dược liệu hòe hoa

   Vị dược liệu hòe hoa được chế biến từ bộ phận hoa và nụ hoa của cây hoa hòe. Loại cây này có tên khoa học là Styphnolobium japonicum thuộc họ Đậu (Fabaceae).

   Cây hoa hòe là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 7 – 10m, một số cây đôi khi còn có thể cao ngoài 20m. Nhánh nhỏ, màu xanh lục, có lông hoặc không có lông bao phủ. Lá có hình dáng lông chim, lẻ, mọc so le, chiều dài trung bình từ 15 – 25cm. Lá chét có từ 7 – 15 phiến, hình trứng hẹp, dài khoảng 3 – 6cm, mép nguyên không có răng cưa, mặt lá trên có lông và phấn trắng. Hoa nở vào tháng 5 – 8 có kích thước nhỏ, màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài từ 15 – 30cm. Cây ra quả vào tháng 9 – 10, có hình đậu, thắt lại ở giữa các hạt. Mỗi quả có từ 1 – 6 hạt, có màu đen hình thận.

   Cây hoa hòe mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, tập trung nhiều nhất ở miền Bắc. Cây được trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc trồng bằng hạt.

   Dược liệu hòe hoa thường được thu hái vào mùa hè khi hoa sắp nở hoặc nở được một phần. Hòe hoa phải hái khi nụ còn mới, phần được dùng làm dược liệu phải là nụ hoa sắp nở, nguyên vẹn, không vụn nát và chứa tạp chất. Sau đó người ta đem phơi hoặc sấy khô, lúc này nụ hoa có màu vàng, không bị ẩm mốc và không lẫn lộn với cuống lá.

 

Cây hòe

Cây hòe

 

Hòe hoa là vị dược liệu giàu rutin và có nhiều lợi ích cho sức khỏe

   Rutin là một loại vitamin P và cũng là flavonol glycosid gồm hai thành phần là flavonol quercetin và disaccarid rutinose. Theo các nghiên cứu và báo cáo đã được công bố, hòe hoa là một nguồn nguyên liệu giá trị bậc nhất để chiết xuất Rutin. So với hơn 50 loài thực vật có chứa Rutin, hòe có hàm lượng cao hơn cả (6 – 30%). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hàm lượng rutin trong nụ hòe cao hơn nhiều so với các bộ phận khác trên cây hòe như hoa, lá, cuống, thân.

 

Cấu trúc hóa học của rutin

Cấu trúc hóa học của rutin

 

   Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp cải thiện cao huyết áp, sử dụng cho người sau tai biến mạch máu não.

   Với trình độ phát triển của khoa học và y học hiện đại, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành, kết quả cho thấy được chiết xuất rutin từ hoa hòe có những công dụng tuyệt vời với sức khỏe, tiểu biểu như giúp:

  • Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm mao mạch: Rutin có tác dụng gây co mạch trực tiếp, đồng thời cùng với Quercetin giúp kéo dài tác dụng của Adrenalin (chất tăng cường sức đề kháng của mao mạch). Từ đó, gây ra hiện tượng giảm tính thấm của mao mạch, tăng tính bền của mao mạch.
  • Chống viêm: Thí nghiệm trên cơ thể động vật cho thấy các flavon dạng Rutin có tác dụng giúp chống viêm. Hiện tượng này do Rutin ức chế sự di chuyển bạch cầu tới ổ viêm, kích thích tuyến thượng thận tiết Adrenalin đồng thời chống yếu tố gây viêm.
  • Hạ huyết áp và cholesterol máu: Rutin có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt ở thí nghiệm in vivo trên cơ thể động vật; tương tự rutin cũng có tác dụng hạ cholesterol máu đồng thời có tác dụng giúp cải thiện và phòng ngừa xơ vữa động mạch thực nghiệm.
  • Chống kết tập tiểu cầu: Thí nghiệm in vivo trên động vật cho thấy hoạt chất Rutin làm giảm số lượng tiểu cầu và ức chế kết tập tiểu cầu qua đó giảm nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Công dụng khác: tác dụng trên bệnh parkinson, hoạt tính chống đái tháo đường, hoạt tính hủy gốc tự do, chống ung thư,…

   Qua những kết quả đó, các chuyên gia đã nhận ra rằng rutin từ hoa hòe có rất nhiều công dụng phù hợp trong việc cải thiện và khắc phục bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vai trò đó cụ thể là như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu tiếp theo sau đây.

 

Vai trò của rutin với bệnh suy giãn tĩnh mạch

   Cấu tạo tĩnh mạch gồm có thành mạch và các van một chiều dọc theo suốt lòng mạch, van này có dạng túi với mặt lõm hướng lên trên đảm bảo máu chảy theo một hướng về tim, ngăn cản máu chảy ngược lại do tác dụng của trọng lực.

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ việc tĩnh mạch suy yếu, các van trong lòng mạch bị hư hại, van đóng không kín do đó máu chảy ngược xuống qua kẻ hở giữa 2 lá van tạo nên dòng chảy ngược. Điều đó làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, gây giãn và làm cho tình trạng hở van tĩnh mạch càng nặng thêm.

 

Van tĩnh mạch khi bị suy giãn

Van tĩnh mạch khi bị suy giãn

 

   Như các tác dụng của rutin đã trình bày ở trên, có thể thấy hoạt chất này rất tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch bởi nó giúp cải thiện ngay từ nguồn gốc bệnh sinh: giúp làm bền vững thành mạch, giảm tính thấm mao mạch hơn nữa còn giúp chống viêm, chống kết tập tiểu cầu và hủy gốc tự do nên giúp giảm nguy cơ các biến chứng như viêm do máu ứ trệ, huyết khối gây tắc mạch, xơ vữa mạch máu.

   Chính vì có những tác dụng tuyệt vời như thế mà hòe hoa cũng như chiết xuất rutin từ hòe hoa đã và đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong việc cải thiện, khắc phục bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

 

Tìm hiểu ứng dụng chất rutin từ hòe hoa cùng một số loại thảo dược tiêu biểu cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

   Cách đơn giản nhất để dùng hòe hoa cho bệnh suy giãn tĩnh mạch đó chính là pha trà uống hàng ngày. Cách pha như sau: cho vào ấm 20 – 30g nụ hòe khô, sau đó rót 300ml nước vừa đun sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút. Sau khi nụ hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu nụ hòe chưa chìm xuống thì bạn cần lưu ý đó là do nhiệt độ của nước chưa đủ.

   Ngoài ra, bạn cũng có thể cho nụ hòe vào ấm đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút. Tuy nhiên do hòe có tính hàn nên người đang đau bụng do lạnh, chậm tiêu không nên dùng phương pháp này.

   Bên cạnh rutin từ hoa hòe bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại thảo dược tiêu biểu khác cũng có công dụng giúp cải thiện nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch như: 

  • Hạt dẻ ngựa: thảo dược này có xuất xứ từ vùng rừng núi Balkan qua đến Tây Á. Trong hạt dẻ ngựa cần đặc biệt nhắc đến hoạt chất aescin giúp làm tăng sản xuất prostaglandin F2 ức chế quá trình dị hóa của các mucopolysaccharid ở mô tĩnh mạch và cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch. Aescin giúp tăng tính nhạy cảm với các ion calci, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp của tĩnh mạch, nhờ đó cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương, giảm phù nề.

 

Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa

 

  • Cây chổi đậu: là một loại thảo dược thường phát triển tại khu vực Địa Trung Hải và châu Âu. Thảo dược này có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, giúp cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn, giảm triệu chứng như căng tức, ngứa, sưng chân, chuột rút và giảm phồng tĩnh mạch, làm cho tĩnh mạch chắc khỏe hơn.
  • Chiết xuất có chứa Diosmin và Hesperidin từ vỏ của các loại quả họ cam: ức chế phosphodiesterase dẫn đến giảm sản xuất ra các yếu tố gây viêm như prostaglandins E2, F2 và thromboxan B2 đồng thời làm giảm các gốc tự do chống oxy hóa. Vì thế chiết xuất này có khả năng giúp:

+ Giảm viêm và tình trạng sưng phù, bảo vệ hệ vi tuần hoàn.

+ Tăng cường tính bền của thành mạch và cải thiện tính thấm của các mao mạch. 

+ Tăng cường sự bền vững của thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên giảm được hiện tượng ứ máu trong lòng mạch.

   Vậy làm sao có thể sử dụng được tất cả các loại thảo dược trên cùng một lúc để đạt lợi ích tối đa, các nhà khoa học hàng đầu tại Mỹ đã dày công nghiên cứu, tìm cách thực hiện hóa ý tưởng trên và thành công cho ra đời sản phẩm BoniVein+.

 

BoniVein+ - Giải pháp thảo dược toàn diện dành cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Ngoài các thành phần giúp giảm nhẹ triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh như đã nêu ở trên, BoniVein+ còn có: 

  • Nhóm thảo dược chống oxy hóa mạnh giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa, bảo vệ thành mạch: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
  • Nhóm thảo dược hoạt huyết, tăng lưu thông máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch: bạch quả, cây chổi đậu.

 

Sản phẩm BoniVein+ của Mỹ

Sản phẩm BoniVein+ của Mỹ

 

   Nhờ tập hợp được đầy đủ các yếu tố tốt nhất trong cùng một công thức mà BoniVein+ vừa giúp ngăn ngừa và cải thiện vào nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch, vừa giúp giảm nhẹ các triệu chứng hơn nữa còn ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

   BoniVein+ là sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals (tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới, trụ sở tại Mỹ và Canada) được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của FDA (Mỹ), Health Canada và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Khi nhập khẩu về Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm tra, chứng nhận an toàn và cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc.

   Với thành phần 100% tự nhiên, BoniVein+ hoàn toàn không có tác dụng phụ. Hơn nữa sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ nano trong bào chế khiến cho các hoạt chất được tinh lọc loại bỏ tạp chất, tăng độ hấp thu, thẩm thấu sâu đến tận đích tác dụng, tối ưu hiệu quả cho người dùng.

   Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích giúp bạn hiểu hơn về vị dược liệu hòe hoa, cũng như nắm bắt được ứng dụng của chiết xuất rutin từ hòe hoa trong bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu có thắc mắc nào khác, mời bạn đọc gọi tới hotline 18001044 (miễn phí) để được tư vấn thêm chi tiết.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Nhiều độc giả thắc mắc khi bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay không? Mời độc giả tìm hiểu qua bài viết dưới đây

BoniDetox - Bí quyết sống khỏe cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

BoniDetox - Bí quyết sống khỏe cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hành trình chiến đấu với bệnh trĩ và táo bón trong nhiều năm

Bác Vũ Văn Úy (69 tuổi, ở thôn 3, xã Sơ Ró, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai)

Thế nào là chất béo không bão hòa? Nó có tốt cho người bệnh gút không?

Thế nào là chất béo không bão hòa? Nó có thực sự tốt cho người bệnh gút không và bổ sung bằng cách nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!

Sử dụng BoniMen giảm được kích thước tiền liệt tuyến rồi có bỏ hẳn được không?

Sử dụng BoniMen giảm được kích thước tiền liệt tuyến rồi có bỏ hẳn được không?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi