Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân và 3 giải pháp khắc phục hiệu quả

Cập nhập: Thứ tư, 16/09/2020

Mục lục [Ẩn]

 

   Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Triệu chứng của bệnh này không chỉ làm người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà về lâu dài, bệnh này còn gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời bệnh này là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về “Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân và 3 giải pháp khắc phục hiệu quả” cho các bạn, mời các bạn cùng tìm hiểu.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

 

   Bình thường, tĩnh mạch ở chân có chức năng vận chuyển máu từ bàn chân lên tim. Quá trình này được kiểm soát nhờ các van trong lòng tĩnh mạch. Khi có nguyên nhân nào đó khiến van tĩnh mạch bị hư hại, làm máu chảy theo chiều ngược lại, gây tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch, từ đó gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

 

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân

Những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân điển hình đó là:

  • Thói quen sinh hoạt hoặc tính chất nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động, thường xuyên mang vác nặng,... sẽ tạo áp lực lớn xuống hệ thống tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều.
  • Người thừa cân hoặc béo phì, phụ nữ mang thai nhiều lần, người cao tuổi đều dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân.

 

Đứng lâu, ngồi nhiều, béo phì đều gây suy giãn tĩnh mạch

Đứng lâu, ngồi nhiều, béo phì đều gây suy giãn tĩnh mạch

 

  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Khiếm khuyết van tĩnh mạch do bẩm sinh.

   Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, suy giãn tĩnh mạch chân có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Với bệnh lý này, việc phát hiện sớm triệu chứng và điều trị kịp thời rất quan trọng bởi khi mới mắc bệnh, tĩnh mạch đang còn độ đàn hồi tốt nên sẽ dễ co lại hơn. Nếu người bệnh để tĩnh mạch giãn lâu ngày, mất độ đàn hồi, khi đó chỉ còn cách phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng mà thôi. Vậy triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Câu trả lời sẽ có ở phần tiếp theo của bài viết, mời các bạn tiếp tục theo dõi.

 

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

 

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

 

  • Triệu chứng trên da: Da dễ bị bầm, chỉ cần tác động nhẹ như là gãi sẽ xuất hiện những đốm đỏ li ti do mao mạch bị giãn, vỡ ra gây xuất huyết. Lâu ngày vùng da chỗ tĩnh mạch bị suy giãn sẽ sạm lại, rất mất thẩm mỹ.
  • Tê chân: Dấu hiệu này xuất hiện khi người bệnh đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Tình trạng này sẽ đỡ khi bạn vận động chân nhẹ nhàng.
  • Chân nặng, đau nhức, mỏi về chiều tối, có thể sớm hơn là khoảng trưa, hoặc chỉ cần đi lại nhiều là sẽ bị, tình trạng này chỉ đỡ khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.
  • Chuột rút: Thường xuất hiện về đêm hoặc khi người bệnh vận động đột ngột.
  • Cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân, dưới da chân. Cảm giác này gây buồn buồn trong chân, rất khó chịu.
  • Xuất hiện các mạch máu nổi trên da chân, có thể là hệ thống tĩnh mạch nhỏ đường kính dưới 1mm, nổi lên xanh tím như mạng nhện hoặc là tĩnh mạch to, nổi rõ ngoằn ngoèo đường kính trên 3mm. Triệu chứng này thường thấy ở bắp chân.

   Khi nhận thấy những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân đã kể trên mà người bệnh không điều trị kịp thời, bệnh này sẽ nhanh chóng tiến triển nặng hơn thành các biến chứng nguy hiểm. Vậy biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời ở phần tiếp theo nhé.

 

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm suy giãn tĩnh mạch chân sẽ có nguy cơ cao bị các biến chứng sau đây:

  • Chân phù nề, căng tức, sưng đau, da sạm, viêm loét không liền sẹo.
  • Máu ứ lại tạo cục máu đông gây huyết khối tĩnh mạch sâu, nguy cơ gây thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu não gây đột quỵ.

   Để đề phòng những biến chứng nguy hiểm đó, người bệnh cần điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân càng sớm càng tốt. Phần tiếp theo là 3 giải pháp khắc phục bệnh này, mời các bạn tiếp tục theo dõi.

 

3 Giải pháp khắc phục suy giãn tĩnh mạch chân

Để cải thiện tốt suy giãn tĩnh mạch chân, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể tham khảo 3 giải pháp sau:

Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày

   Đi bộ vừa giúp tạo lực đẩy đưa máu từ vùng tĩnh mạch nông lên vùng tĩnh mạch sâu, vừa hỗ trợ co cơ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động tốt để bơm máu từ tĩnh mạch sâu về tim. Như vậy đi bộ sẽ làm giảm ứ máu ở người bị suy giãn tĩnh mạch, giảm đau nhức, tê bì chân, cải thiện tốt tình trạng bệnh.

 

Đi bộ rất tốt cho người suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ rất tốt cho người suy giãn tĩnh mạch

 

   Để đạt được hiệu quả tốt, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng trên 10 phút rồi nghỉ ngơi 1 lần, tổng thời gian đi bộ không nên kéo dài quá 30 phút.

Tập yoga với những tư thế phù hợp

   Yoga được coi là bộ môn rất tốt để cải thiện suy giãn tĩnh mạch. Nhưng không phải động tác yoga nào cũng tốt cho người bệnh bởi vì có những động tác sẽ làm tăng áp lực máu, cản trở lưu thông máu trở về tim do đó sẽ nặng thêm tình trạng bệnh. Tuy nhiên nếu lựa chọn được những bài tập yoga phù hợp sẽ giúp đẩy thông được tình trạng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch, làm giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số động tác yoga mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể tham khảo:

Tư thế cây nến

 

Bài tập yoga với tư thế cây nến

Bài tập yoga với tư thế cây nến

 

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, nâng chân, mông và lưng lên, trụ bằng vai. Chống tay sau lưng.
  • Khép hai khuỷu tay lại, chống tay gần bả vai. Ép khuỷu tay xuống sàn và ép mạnh tay vào lưng để giữ cho thân và chân thẳng. Trọng lượng cơ thể dồn vào vai và cánh tay trên, không phải đầu và cổ.
  • Giữ chặt chân. Giơ hai chân lên, duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng thẳng lên trời. Không ép cổ xuống sàn, giữ chặt cổ và cảm nhận sự căng cơ cổ nhẹ. Ép cằm vào xương ức. Nếu thấy đau hay căng cổ thì không thực hiện tư thế đó nữa.
  • Hít thở sâu và giữ tư thế trong từ 30 đến 60 giây.
  • Kết thúc tư thể bằng cách gập chân, hạ tay xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống. Từ từ hạ lưng xuống, đầu không nhúc nhích. Hạ chân xuống.

Tư thế cái cày

 

Bài tập yoga với tư thế cái cày

Bài tập yoga với tư thế cái cày

 

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa ra thảm, hít sâu hoặc thở ra.
  • Tỳ hai tay xuống thảm dùng lực ở eo bụng đưa hai chân lên qua đầu, đến khi các ngón chân chạm thảm (giữ tư thế thở tự do).
  • Kéo dài tư thế đó khoảng 60 giây.

Xây dựng thói quen tốt

   Những thói quen hằng ngày cũng là yếu tố ảnh hưởng đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh nên xây dựng những thói quen tốt dưới đây để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển:

  • Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi, hạn chế ngồi bắt chéo chân.
  • Mang giày đế mềm, gót thấp, hạn chế đi giày cao gót, không nên mặc quần áo bó sát.
  • Tập các bài tập chân để tăng cường lưu thông máu ví dụ như xoay tròn bàn chân, nhịp chân, nhón gót, massage chân.
  • Sau khi tắm xong nên xối chân bằng nước lạnh.
  • Kê cao chân khi ngủ, tốt nhất là nên kê cao chân hơn tim khoảng 15cm.

   Ngoài những giải pháp trên, các chuyên gia thường khuyên người bệnh sử dụng thêm những sản phẩm từ thảo dược để cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nhanh chóng lấy lại cuộc sống thoải mái.

   Đứng đầu trong các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên dành cho người suy giãn tĩnh mạch chân là BoniVein + - Sản phẩm có công thức toàn diện nhất hiện nay.

 

Cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả nhờ BoniVein +

   BoniVein + có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, giúp người dùng phòng ngừa và cải thiện tốt suy giãn tĩnh mạch chân.

Công thức toàn diện của BoniVein + được xây dựng từ sự kết hợp đột phá của các loại thảo dược quý đó là:

 

Công thức toàn diện của BoniVein +

Công thức toàn diện của BoniVein +

 

  • Hạt dẻ ngựa: Với hoạt chất chính là Aescin tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân, giúp làm bền thành mạch, đồng thời cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch, giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, nặng chân, phù nề,...
  • Rutin được chiết xuất từ hoa hòe giúp tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, bảo vệ thành mạch.
  • Diosmin và Hesperidin: Đây là các flavonoid được chiết xuất từ vỏ các loại quả họ cam chanh, có tác dụng giúp tăng cường sức bền của thành mạch, chống viêm, giảm các triệu chứng sưng phù, đau nhức chân.
  • Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Đây là nhóm các thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tĩnh mạch khỏi các gốc tự do có hại, ngăn ngừa xơ vữa và lão hóa mạch máu.
  • Cây chổi đậu (Butcher’s Broom) và bạch quả giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu trong lòng tĩnh mạch, ngăn ngừa biến chứng huyết khối.

   Nhờ có công thức toàn diện đó, BoniVein + không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân như là: Tê bì, nặng chân, đau nhức, chuột rút, sưng phù chân,… mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch gây ra.

 

Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein +

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein + đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng trên khắp cả nước.

Cô Đỗ Thị Kim Anh (60 tuổi). Địa chỉ: số 712, khu vực 5, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Số điện thoại: 0337.550.449.

 

Cô Đỗ Thị Kim Anh

Cô Đỗ Thị Kim Anh

 

   Cô chia sẻ: “Cô bị suy giãn tĩnh mạch gần 20 năm nay, chân cô nổi nhiều đường gân xanh loằng ngoằng. Cách đây hơn 1 năm, chân cô yếu hẳn, luôn bị tê bì, nhức mỏi, khó chịu vô cùng. Cô còn rất hay bị chuột rút về đêm, đau đớn không ngủ được. Cô đi khám và được bác sĩ kê Daflon nhưng dùng mấy tháng liền mà cô không thấy có tác dụng gì. Sau đó, cô biết đến sản phẩm BoniVein + của Mỹ nên mua về dùng với liều 6 viên/ngày. Sau 1 tuần sử dụng cô thấy chân mình đã nhẹ nhõm đi nhiều và sau 2 tháng thì các triệu chứng như là nhức mỏi, tê bì, chuột rút,... đã giảm rõ rệt. Cô rất hài lòng!”

 

Cô Nguyễn Thị Vân Nga (60 tuổi). Địa chỉ: số nhà 44C, ấp 1, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Số điện thoại: 0856.797.272.

 

Cô Nguyễn Thị Vân Nga

Cô Nguyễn Thị Vân Nga

 

   Cô tâm sự: “Cô bị suy giãn tĩnh mạch cũng lâu rồi. Lúc đầu, cô chỉ bị nặng chân, nhức mỏi lúc chiều tối thôi. Sau đó, bệnh trầm trọng hơn từ năm 2014, chân cô đau nhức không nhấc nổi nữa, muốn đi lại phải vịn vào tường hoặc có người đỡ, còn không thì cứ nằm vậy thôi. Cô biết bệnh này là bệnh mãn tính, phải dùng thuốc lâu dài, nhưng nếu dùng thuốc tây cả đời sẽ hại gan và thận lắm nên cô không dùng. May mà cô gặp được sản phẩm BoniVein + của Mỹ có công thức 100% thảo dược thiên nhiên an toàn, cô mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau 2 tháng, các triệu chứng khó chịu đã giảm rõ, chân cô đi lại nhẹ nhàng thoải mái rồi, các vết tĩnh mạch xanh nổi dưới da cũng đã mờ dần. Hiện tại, cô vẫn duy trì 2 viên BoniVein + mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tái phát. Cô cảm ơn BoniVein + nhiều lắm!”

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã nắm được thông tin về “Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân và 3 giải pháp khắc phục hiệu quả”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh này hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm BoniVein +, các bạn vui lòng gọi vào số hotline miễn cước 1800 1044 để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

" Tôi rất lo bị tái phát sau khi phẫu thuật cắt trĩ"

Chú Bùi Trung Toản, ở số 18, ấp Nam Hà, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Biện pháp nào giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng này?

“Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Biện pháp nào giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng này?” Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Nhiều độc giả thắc mắc khi bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay không? Mời độc giả tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi