Test trầm cảm: Bạn có đang bị trầm cảm không?

Cập nhập: Thứ năm, 04/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và nguy hiểm trên toàn thế giới. Trầm cảm là nguyên nhân tử vong của 850.000 người mỗi năm, không phân biết giới tính hay độ tuổi. Vì vậy việc phát hiện sớm trầm cảm là rất quan trọng để có phương hướng điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là một bài test trầm cảm được các chuyên gia tâm lý tin dùng - Bảng kiểm tra trầm cảm Burns (BDC - Burns Depression Checklist) giúp bạn có thể tự đánh giá mức độ trầm cảm của bản thân.

 

Phát hiện trầm cảm sớm rất quan trọng để điều trị kịp thời.

Phát hiện trầm cảm sớm rất quan trọng để điều trị kịp thời.

 

Cách sử dụng bảng kiểm tra trầm cảm Burns để test trầm cảm

   Bảng kiểm tra trầm cảm Burns là một thang đo cảm xúc đáng tin cậy giúp phát hiện ra chứng trầm cảm và đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó với 25 câu hỏi và thang đánh giá từ 0 – 4  để người làm bài kiểm tra tự chấm điểm.

   Để sử dụng bảng kiểm tra trầm cảm Burns, bạn cẩn lưu ý phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Trả lời một cách thành thật: Bạn cần trả lời thành thật để đánh giá được chính xác liệu bản thân có đang bị trầm cảm không.
  • Trả lời theo những cảm xúc đã diễn ra trong một thời gian dài chứ không phải những cảm xúc tức thời: Bạn hãy tự đánh giá theo những cảm xúc kéo dài ít nhất 2 tuần chứ không phải những cảm xúc chỉ tức thời trong ngày hoặc trong vài ngày, ví dụ buồn bã vì đi làm muộn trong ngày hôm đó.
  • Bạn hãy đánh giá đúng các mục dù điểm thấp: Nếu bạn có điểm ở một số mục là 1 ( có chút chút) và 2 ( vừa vừa) thì hãy đánh giá đúng mức độ chứ không nên tự chuyển thành 0 ( không hề), những triệu chứng nhỏ bé nhưng âm ỉ sẽ tiến triển nặng hơn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

Bạn cần thành thật khi làm bài test trầm cảm.

Bạn cần thành thật khi làm bài test trầm cảm.

 

Bảng kiểm tra trầm cảm Burns

 

Bảng kiểm tra trầm cảm Burns

Bản quyền của bác sĩ David D. Burns (Bản đã chỉnh sửa, 1996)

0 – Không hề; 1 – Có chút chút; 2 – Vừa vừa; 3 – Nhiều; 4 – Rất nhiều

0

1

2

3

4

I.Suy nghĩ và cảm giác

 

 

 

 

 

1

Cảm thấy buồn bã

 

 

 

 

 

2

Cảm thấy không vui

 

 

 

 

 

3

Rất muốn khóc

 

 

 

 

 

4

Cảm thấy chán nản

 

 

 

 

 

5

Cảm thấy vô vọng

 

 

 

 

 

6

Thấy lòng tự trọng không còn nữa

 

 

 

 

 

7

Thấy mình vô dụng hoặc kém cỏi

 

 

 

 

 

8

Thấy tội lỗi, xấu hổ với bản thân và mọi người

 

 

 

 

 

9

Luôn tự chỉ trích, lên án bản thân

 

 

 

 

 

10

Khó có thể tự đưa ra 1 quyết định nào

 

 

 

 

 

II. Hoạt động và mối quan hệ cá nhân

 

 

 

 

 

11

Mất hứng thú với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp

 

 

 

 

 

12

Cảm thấy cô đơn

 

 

 

 

 

13

Dành ít hoặc không dành thời gian cho gia đình

 

 

 

 

 

14

Không còn tí động lực nào nữa

 

 

 

 

 

15

Mất hứng thú trong công việc hay hoạt động khác

 

 

 

 

 

16

Né tránh công việc, không thích làm gì cả

 

 

 

 

 

17

Mất niềm vui, mất đi sự thỏa mãn trong cuộc sống

 

 

 

 

 

III. Các triệu chứng về thể chất

 

 

 

 

 

18

Cảm thấy mệt mỏi tột độ

 

 

 

 

 

19

Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

 

 

 

 

 

20

Lúc thèm ăn, lúc chán ăn

 

 

 

 

 

21

Mất hứng thú với tình dục

 

 

 

 

 

22

Lo lắng về sức khỏe bản thân

 

 

 

 

 

IV. Thôi thúc muốn tự sát

 

 

 

 

 

23

Bạn có suy nghĩ đến việc tự sát không?

 

 

 

 

 

24

Bạn có muốn kết thúc cuộc đời mình không?

 

 

 

 

 

25

Bạn có kế hoạch làm hại bản thân mình không thế?

 

 

 

 

 

Ghi số điểm tổng kết từ mục 1 -25

 

 

 

   Sau khi đánh giá xong, bạn hãy đối chiếu với bảng dưới đây để đánh giá mức độ trầm cảm của mình nhé:

 

Tổng điểm

Mức độ trầm cảm

0 - 5

Không trầm cảm

6 - 10

Bình thường nhưng không vui

11 - 25

Trầm cảm nhẹ

26 – 50

Trầm cảm mức độ trung bình

51 – 75

Trầm cảm nặng

76 – 100

Trầm cảm nghiêm trọng

 

 

Những điều bạn cần lưu ý sau khi test trầm cảm

 

Người liên tục có tổng điểm trên 10 cần được các chuyên gia tâm lý tư vấn.

Người liên tục có tổng điểm trên 10 cần được các chuyên gia tâm lý tư vấn.

 

Sau khi test trầm cảm bằng bảng đánh giá trầm cảm Burns, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Người liên tục có tổng điểm trên 10 cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.
  • Hãy chú ý đến mục 23, 24, 25: Nếu bạn có điểm ở mục này, bạn cần tìm đến các chuyên gia tâm lý ngay lập tức!
  • Mục 22 cũng rất quan trọng bởi các triệu chứng khó chịu về thể chất ( như táo bón, tiêu chảy, đau đớn, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, mỏi mệt, mất hứng thú tình dục,...) có thể liên quan đến trạng thái cảm xúc của bạn. Khi bạn lo lắng về sức khỏe, trước tiên bạn hãy đi khám tại các trung tâm y tế để xác định bạn có bị những bệnh lý về thể chất không, nếu không rất có khả năng bạn đang có những vấn đề trên sức khỏe tâm thần. Khi ấy, nếu các triệu chứng trầm cảm được cải thiện, các triệu chứng khó chịu trên sẽ bớt đi rất nhiều.
  • Kết quả bài test này chưa phải là chẩn đoán cuối cùng, nhưng bạn nên chia sẻ với người thân, gia đình, bạn bè và các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
  • Cuối cùng, bạn nên nhớ rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị trầm cảm, trầm cảm không phải là một điều gì đáng xấu hổ nên bạn không cần phải tự ti khi bị trầm cảm và che giấu nó.

   Mong rằng qua bài test trầm cảm trên, bạn đã đánh giá được mức độ trầm cảm của bản thân và kịp thời tìm tới sự giúp đỡ của người thân, các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ nhé! Hãy nhớ, đừng bao giờ chiến đấu với bệnh trầm cảm 1 mình. Nếu cần được hỗ trợ, mời bạn gọi tới tổng đài tư vấn bệnh trầm cảm 0243 760 6666. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà