Thực trạng “báo động” ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Cập nhập: Thứ bảy, 01/02/2020

Ô nhiễm không khí đang là cụm từ được báo động trên toàn thế giới và Việt Nam đang cũng không nằm ngoài vòng quy luật. Thời gian gần đây, Thủ đô Hà Nội liên tục ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở mức cực kỳ nguy hại và đáng “báo động”

 

 

  1. Liên tục tăng thứ hạng trong danh sách ô nhiễm

Thời gian qua chỉ số không khí (chỉ số AQI) mà ứng dụng Air Visual đo được tại 2 thành phố lớn nhất cả nước ta luôn ở ngưỡng từ xấu đến cực kỳ nguy hại, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Các đợt ô nhiễm bụi mịn ở thủ đô diễn ra chủ yếu vào những tháng mùa đông, với chỉ số PM 2.5 đều vượt ngưỡng nhiều lần.

Thậm chí, vào 6 giờ sáng ngày 12.12.2019, ứng dụng Air Visual ghi nhận mức chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội lên tới ngưỡng 246 - mức màu tím (mức nguy hại cho sức khỏe con người). Với mức tăng cao kỷ lục này, Hà Nội đứng thứ 3 trong danh sách 10 thành phố có chỉ số ô nhiễm cao nhất toàn cầu.

Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội thể hiện màu tím ở hầu hết điểm quan trắc và đạt tới mức trung bình là 256, trong đó khu Tây Tựu cao nhất - 261, Phạm Văn Đồng - 251, các điểm còn lại đều ở mức xấu.

Chỉ tính riêng trong năm 2019, Tổng cục Môi trường đã thống kê rằng thành phố Hà Nội phải trải qua ít nhất 5 đợt ô nhiễm không khí.

Đây là vấn đề rất đáng báo động bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân mà còn làm người dân luôn trong trạng thái tâm lý hoang mang.

 

  1. Quá nhiều nguyên nhân khiến không khí ô nhiễm

Theo Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định, có rất nguyên nhân tác động chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao, trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau:

  • Khí xả thải từ phương tiện giao thông
  • Tình trạng đun bếp củi, than tổ ong còn tiếp diễn
  • Vật liệu quản lý phá dỡ các công trình xây dựng, quá trình phá dỡ, vận chuyển chưa kiểm soát
  • Mùi hôi thối rác thải chưa xử lý được
  • Đốt rơm rạ còn nhiều
  • Thu gom rác thải, bùn thải chưa được xử lý
  • Khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận
  • Tình trạng chuyển mùa…

 

  1. Giải pháp nào cho thực trạng ô nhiễm không khí “báo động” tại Hà Nội

Trước khi đợi các giải pháp đến từ các cơ quan lãnh đạo, mỗi người dân hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, đóng kín cửa phòng và sử dụng các thiết bị lọc không khí… Đồng thời tình trạng thời tiết Hà Nội đang giao mùa cũng là một điều kiện tốt để phát triển các nguồn bệnh lây nhiễm… Bạn hãy chú ý tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng việc tăng cường rau xanh, hoa quả và vitamin trong chế độ ăn.

Đồng thời, hãy hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông bằng việc đi chung xe hoặc thay thế sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus…

 

>>> Xem thêm:

Chủ đề: Ô nhiễm không khí

Bài viết cùng chủ đề

Đeo khẩu trang có đủ để bảo vệ bạn trước không khí ô nhiễm?

Đeo khẩu trang có đủ để bảo vệ bạn trước không khí ô nhiễm? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và có giải pháp bảo vệ bản thân tối ưu trước không khí ô nhiễm, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

Ảnh hưởng của bụi mịn trên tim mạch ít ai ngờ tới

Những bụi mịn siêu nhỏ trong không khí cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch. Tại sao lại vậy, cơ chế gây bệnh là gì? Làm thế nào để phòng tránh?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà