10++ Thói quen hàng ngày tàn phá hệ tiêu hóa

Cập nhập: Thứ bảy, 08/02/2020

Một số thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ra rất nhiều mối nguy hại với hệ tiêu hóa, thậm chí còn là thủ phạm của nhiều căn bệnh đường tiêu hóa rất khó chữa. Vậy những thói quen này là gì, cùng vạch trần chúng trong bài viết dưới đây:

 

Thói quen hàng ngày tàn phá hệ tiêu hóa

 

  1. Ăn uống thất thường, không khoa học

Những thói quen ăn uống như ăn quá nhanh, ăn nhiều vào khoảng thời gian gần sát giờ đi ngủ hay bỏ bữa sáng... cũng đều là những nguyên nhân có thể gây hại trực tiếp tới sức khỏe dạ dày của bạn. Bởi những hành động này đều làm dạ dày phải co bóp mạnh hơn để tiêu hóa, từ đó dễ gây tổn thương, viêm loét dạ dày...

 

  1. Sử dụng nhiều thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp có chứa rất nhiều carbonhydrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia. Đây là những yếu tố liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

  • Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn không chỉ có tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe của tim, mà còn dẫn đến viêm loét đại tràng.
  • Các chất phụ gia thực phẩm, bao gồm glucose, muối và các hóa chất khác, đã được chứng minh là góp phần làm tăng viêm ruột.

Những loại đồ uống đóng chai thường chứa chất làm ngọt nhân tạo (xylitol), loại chất được cho là làm tăng số lượng vi khuẩn có hại đến đường ruột. Đây cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và một số vấn đề tiêu hóa khác.

Ngược lại, chế độ ăn với thực phẩm tươi sạch và giàu chất dinh dưỡng sẽ bảo vệ bạn chống lại các bệnh rối loạn tiêu hóa. Hạn chế sử dụng đồ đóng hộp và chế biến sẵn là cách tối ưu đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa.

 

  1. Lười bổ sung chất xơ

Chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Ba loại chất xơ phổ biến là: chất xơ hòa tan, không hòa tan, và prebiotic.

  • Chất xơ hòa tan: Giúp hấp thụ nước vào phân khiến chúng trở nên mềm hơn, từ đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong cám yến mạch, các loại đậu và hạt.
  • Chất xơ không hòa tan: Hoạt động giống như một bàn chải khổng lồ, giúp làm sạch ruột, loại bỏ mọi chất thải và cặn bã có trong đường tiêu hóa. Rau cải, ngũ cốc và cám lúa mì là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan được tin dùng.
  • Prebiotic: Một dạng chất xơ có nhiệm vụ nuôi vi khuẩn có lợi, giúp đường ruột khỏe mạnh. Tương tự, prebiotic có mặt trong nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc.

Chất xơ có rất nhiều trong rau quả và các loại đậu, ngũ cốc… Rất nhiều người lười ăn rau và điều này đã gián tiếp gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột như táo bón, bệnh trĩ, viêm đại tràng

 

  1. Không tập trung vào bữa ăn

Nếu không tập trung chú ý vào bữa ăn, bạn rất dễ ăn quá nhiều và quá nhanh, điều này có thể dẫn đến đầy hơi hoặc khó tiêu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhai chậm và tập trung thưởng thức bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Đừng quên tắt tivi và cất điện thoại cũng như các thiết bị di động khi ăn để giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa phổ biến như khó tiêu, đầy hơi.

 

  1. Ăn vội

Trên thực tế, quá trình tiêu hóa đã bắt đầu từ trong miệng. Khi nhai càng lâu thì nước bọt tiết ra càng nhiều. Nước bọt có vai trò hỗ trợ tiêu hóa một phần thức ăn trong miệng và trở thành chất lỏng giúp trộn thức ăn ở dạ dày trước khi chuyển vào ruột non một cách trơn tru.

Ăn vội, nhai nhanh sẽ làm giảm hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, đồng thời dạ dày và đường tiêu hóa phải làm việc với năng suất cao hơn, dễ dẫn đến các triệu chứng như khó tiêu và ợ nóng.

Chính vì vậy mà bạn hãy luyện tập cho mình thói quen ăn chậm nhai kỹ để bảo vệ đường tiêu hóa. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết, việc nhai chậm rãi đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, và điều này cũng có khả năng bảo vệ hệ tiêu hóa.

 

Thói quen hàng ngày tàn phá hệ tiêu hóa

 

  1. Uống rượu bia thường xuyên

Nếu không muốn gặp phải những vấn đề như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày... bạn nên tránh động tới những đồ uống chứa cồn như rượu, bia... Bởi chúng có thể gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của dạ dày.

 

  1. Ăn khuya thường xuyên

Nằm ngủ sau khi ăn khuya sẽ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu. Lý do là bởi vì cơ thể cần thời gian để tiêu hóa, cũng như cần trọng lực kéo thực phẩm đã ăn di chuyển xuống đúng hướng. Khi bạn nằm xuống, dịch dạ dày sẽ tăng lên và gây ợ nóng hoặc các triệu chứng trào ngược. Sau khi ăn, cần chờ 3-4 giờ để có thời gian cho thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non mới nên đi ngủ.

 

  1. Hút thuốc lá thường xuyên

Hút thuốc lá làm tăng gần gấp đôi nguy cơ trào ngược acid. Thói quen xấu này cũng có liên quan đến loét dạ dày, khiến tình trạng viêm loét đại tràng hay ung thư đường tiêu hóa diễn tiến nặng hơn. Hãy luôn nhớ rằng từ bỏ hút thuốc lá sẽ đem đến rất nhiều lợi ích.

 

  1. Nhịn xì hơi

Nhiều người thường nhịn xì hơi nhưng thói quen này rất có hại với hệ tiêu hóa vì khí này không biến mất bên trong cơ thể mà có thể sẽ cố gắng thoát ra bằng đường khác, như miệng chẳng hạn. Việc giữ khí thừa trong người có thể làm cho bụng bị giãn ra và không hề tốt cho cơ thể.

 

  1. Tắm ngay sau khi ăn

Khi bạn tắm, các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở và khiến máu lưu thông mạnh hơn đến các chi. Lương máu chuyển đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng sẽ bị hạn chế và làm quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, gây ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn. Hậu quả là dạ dày của bạn sẽ dần bị mài mòn và mất khả năng làm tốt nhiệm vụ của nó.

 

  1. Hoạt động mạnh sau khi ăn

Sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tiếng, bạn không nên vận động mạnh. Nếu tham gia các hoạt động mạnh sau khi ăn, máu của bạn sẽ phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn, từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của dạ dày. Do đó, bạn nên chú ý ngồi nghỉ sau khi ăn hoặc chỉ vận động nhẹ nhàng để lượng máu phân bổ đồng đều cho các cơ quan trong cơ thể.

 

  1. Lạm dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau thường có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Khi các niêm mạc này bị tổn thương thì nó sẽ không thể làm tốt chức năng bảo vệ thành dạ dày. Kết quả là dạ dày sẽ co bóp một cách bất thường, gây đau nhức, khó chịu.

Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa và đọc đúng liều lượng sử dụng in trên bao bì thuốc để uống đủ số lượng thuốc được cho phép chứ không nên tự ý uống quá nhiều.

 

  1. Làm việc quá sức

Nếu bạn cố sức làm nhiều việc cùng một lúc, cơ thể sẽ dần bị suy kiệt năng lượng và không đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân bên ngoài. Thậm chí, hành động vừa ăn vừa làm việc cũng khiến dạ dày của bạn không thể hoạt động ổn định. Lúc này, chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu, hậu quả là bạn sẽ gặp phải những cơn đau dạ dày rất khó chịu.

Ngoài ra việc làm việc quá sức gây ra nhiều căng thẳng stress, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý đại tràng, đặc biệt là bệnh lý đại tràng kích thích. Khi mắc những căn bệnh này, hệ tiêu hóa dường như trở nên “yếu ớt” vô cùng khi phải ăn uống đồ uống lạ, ăn uống bỗng dưng trở thành ác mộng và thậm chí bạn phải thường xuyên làm bạn với nhà vệ sinh.

 

Bạn có mắc phải thói quen nào trong số những thói quen được điểm mặt ở trên không. Nếu có thì bạn đã hiểu lý do tại sao mình hay gặp vấn đề với đường tiêu hóa rồi đó. Hãy sớm thay đổi những thói quen xấu này để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình nhé!

 

>>> Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà