70% người Việt nhiễm loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng

Cập nhập: Thứ hai, 20/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Khoảng 70% người Việt Nam mang trong mình loại vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây là thủ phạm chính đứng đằng sau tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Con số trên cũng đủ để cho chúng ta có thể hiểu được, vì sao căn bệnh này lại ngày càng phổ biến đến vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng

Khoảng 70% người Việt Nam mang trong mình loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng

 

Helicobacter pylori - Nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng

   Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng tổn thương và viêm loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Trong đó, 60% trường hợp là viêm loét xảy ra tại dạ dày, và 95% xảy ra tại tá tràng.

   Trong số các nguyên nhân gây bệnh, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) chính là thủ phạm hàng đầu. Đây là loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn, một đầu có 3 - 5 roi. Nhiễm khuẩn HP cũng là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất thế giới.

   Với khả năng đặc biệt là sản xuất ra men urease khiến môi trường xung quanh kiềm hơn, vi khuẩn HP có thể thoải mái sinh sống và phát triển trong môi trường acid của dịch vị dạ dày- nơi mà hầu như không có loại vi khuẩn nào khác sống được.

  Ngoài urease, vi khuẩn HP còn có thể tiết ra một số enzym khác như catalase, protease, ngoại độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó, chúng gây ra bệnh lý viêm loét dại dày tá tràng.

   Bên cạnh vi khuẩn HP, một nguyên nhân khác cũng góp phần gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, chính là việc sử dụng các loại thuốc NSAIDs. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm nên được sử dụng trong rất nhiều bệnh lý khác nhau như: Bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh chẩm,...

   Việc sử dụng các thuốc này sẽ ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi lạm dụng thuốc giảm đau này, lớp bảo vệ của dạ dày bị mất dần, acid trong dịch vị sẽ gây tổn thương niêm dạ dày tá tràng, từ đó dẫn đến viêm loét.

    Cùng với đó, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng có thể kể đến như: hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, căng thẳng thần kinh, stress, mất ngủ, ăn khuya, lười vận động, gen người,...

 

Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng

 

Viêm loét dạ dày tá tràng - Nguy cơ ung thư luôn chực chờ!

   Ung thư dạ dày là một trong những biến chứng nghiêm trọng do viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài, thường gặp ở 5 - 10% người bệnh. Điều này rất dễ xảy ra khi vết loét xuất hiện tại bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc hang vị.

   Điểm đặc biệt hơn là triệu chứng của hai bệnh lý này khá tương đồng với nhau, nên dễ khiến người bệnh nhầm lẫn, chủ quan. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi khối u đã di căn.

   Bên cạnh ung thư dạ dày, bệnh lý này còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng này xuất hiện ở khoảng 15 - 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Các vết loét ăn sâu vào thành dạ dày, làm hư hại các tế bào, mạch máu, khiến máu chảy vào ống tiêu hóa. Người bệnh có thể bị nôn ra máu, đau dữ dội vùng thượng vị, đi ngoài phân đen mùi tanh nồng. Xuất huyết kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Hẹp môn vị: Viêm loét kéo dài dẫn tới phù nề niêm mạc, tạo thành sẹo co kéo, gây chít hẹp môn vị. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng, nôn mửa dữ dội, dịch nôn có mùi hôi, đau thượng vị âm ỉ hoặc dữ dội. Nặng hơn, người bệnh có thể mất nước, mất cân bằng điện giải, sụt cân, da tái xanh, suy nhược.
  • Thủng dạ dày: Vết loét ăn quá sâu sẽ làm thủng thành dạ dày, gây đau bụng dữ dội đột ngột, bụng gồng cứng, sốc,... Nếu không được cấp cứu kịp thời, các chất dịch và thức ăn trong dạ dày sẽ tràn ra, gây viêm phúc mạc, dễ dẫn đến tử vong.

 

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến ung thư

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến ung thư

 

Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?

   Ngay từ khi chưa có biến chứng, người mắc viêm loét dạ dày tá tràng đã gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu như: đau bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, mất ngủ, ngủ chập chờn, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, rối loạn tiêu hóa,...

   Để khắc phục những triệu chứng này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
  • Thuốc kháng H2 giúp giảm bài tiết acid.
  • Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
  • Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP.

   Những thuốc này đều có tác dụng phụ nhất định, do đó, bạn cần sử dụng chúng đúng liều lượng, đúng thời điểm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

 

   Một phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khác chính là cắt dạ dày thông qua nội soi. Phương pháp này được chỉ định khi các thuốc điều trị không còn hiệu quả, hoặc bệnh có nguy cơ biến chứng. Việc cắt dạ dày sẽ được tính toán dựa trên độ tuổi, và những bệnh mãn tính mắc kèm như: lao phổi, tiểu đường, hen phế quản,...

 

3 cách đơn giản giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

   Tuy là căn bệnh rất dễ mắc phải, nhưng viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp dưới đây:

Sử dụng thuốc hợp lý

   Mặc dù vi khuẩn HP được tìm thấy ở 70% dân số, nhưng không phải tất cả số đó đều mắc bệnh. Bạn có thể giảm tối đa nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh và NSAIDs một cách hợp lý. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc, liều lượng phù hợp với mình.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn

   Bạn hãy ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ và tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Bạn cũng không nên ăn sau 8 giờ tối, không ăn quá no hoặc để quá đói, tránh những loại đồ ăn quá chua, cay nóng, ngọt,...

   Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ hộp hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối. Đặc biệt, bạn hãy giảm uống rượu, bia. Nếu bạn đang muốn bỏ rượu bia, hãy tìm đến sản phẩm BoniAncol +.

   Cùng với đó, bạn hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm giàu vitamin A, D, B12, K, canxi, sắt, kẽm,... Các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả tươi, tinh bột đơn giản, dầu thực vật,... sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh.

 

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng

 

Giữ thói quen sinh hoạt điều độ

   Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ luôn đi đôi với thói quen sinh hoạt điều độ. Theo đó, bạn nên thường xuyên vận động, tập luyện, chơi thể thao. Mỗi ngày, bạn hãy dành khoảng 30 phút cho các hoạt động thể chất, và duy trì 5 lần/tuần.

  Đồng thời, bạn cũng cần có quỹ thời gian cho việc nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, để giữ tinh thần thư thái, tránh xa căng thẳng, stress,... Tất cả những điều này không chỉ giúp bạn phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng, mà còn giúp ổn định đường huyết, mỡ máu, huyết áp và tránh thừa cân, béo phì.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Nước ép dứa có tác dụng gì? 7 lợi ích khi uống nước ép dứa mỗi ngày

  Những dưỡng chất sinh học trong dứa có nhiều lợi ích với sức khỏe, giúp ngăn ngừa các bệnh tật nguy hiểm, bao gồm cả ung thư. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc: “Nước ép dứa có tác dụng gì?” nhé!

Viêm loét dạ dày tá tràng nên và không nên ăn gì?

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh thường gặp ở đa số mọi người. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá hấp thu nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Bài viết sau chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng và những loại thực phẩm phù hợp cho người bệnh nhé.

Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và những lưu ý cần biết

Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả, người bệnh cần dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt…
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà