Mục lục [Ẩn]
Phẫu thuật bệnh trĩ là một trong số những phương pháp điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lo lắng về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật nên không muốn dùng biện pháp này để điều trị bệnh trĩ. Vậy: “Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Biện pháp nào giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng này?” Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn - trực tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh và sa búi trĩ (mức độ tùy thuộc tình trạng bệnh). Bệnh trĩ được chia thành 4 loại chính, bao gồm:
Trĩ nội
Các búi trĩ hình thành do sự sa giãn của các đám rối tĩnh mạch ở bên trong hậu môn, nằm trên đường lược. Trĩ nội thường được chia làm 4 cấp độ, cụ thể là:
- Trĩ nội độ 1: Các đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng bắt đầu sa giãn, niêm mạc phồng lên ở trong lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài. Trĩ nội độ 1 chỉ được phát hiện khi nội soi, thăm khám trực tràng.
- Trĩ nội độ 2: Các tĩnh mạch trĩ giãn nhiều hơn, tạo thành các búi trĩ rõ rệt. Khi rặn, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và sau đó tự co lên được.
- Trĩ nội độ 3: Khi rặn nhẹ là búi trĩ sẽ sa ra ngoài, không tự co lên được mà phải đẩy lên.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to luôn sa ra ngoài, không thể đẩy lên được nữa.
Trĩ ngoại
Các búi trĩ hình thành do sự suy giãn các đám rối tĩnh mạch ở bên dưới đường lược, chúng thường được che phủ bởi lớp niêm mạc hoặc da ở vùng rìa hậu môn. Các búi trĩ ngoại lòi ra khỏi ống hậu môn ngay ở giai đoạn đầu của bệnh nên bệnh thường được phát hiện sớm.
Trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng bệnh trĩ nội kết hợp với bệnh trĩ ngoại, nghĩa là bệnh nhân có nhiều búi trĩ hình thành ở cả phía trên và phía dưới đường lược.
Trĩ vòng
Trĩ vòng là hiện tượng có nhiều hơn 3 búi trĩ liên tục với nhau, chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn. Đây là trường hợp bệnh trĩ hiếm gặp nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị suy yếu và giãn nở quá mức, từ đó hình thành các búi trĩ sa ra ngoài, đồng thời tĩnh mạch dễ bị tổn thương gây chảy máu và đau đớn khi đi vệ sinh. Dưới đây là các yếu tố tác động gây suy yếu tĩnh mạch hậu môn trực tràng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa trong cơ thể càng diễn ra nhanh khiến hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị suy yếu nên khả năng hình thành các búi trĩ là rất lớn.
- Ngồi quá lâu ở một vị trí, ít vận động hoặc công việc thường xuyên phải mang vác nặng.
Công việc ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
- Chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là sự thiếu hụt vitamin và chất xơ do ăn ít rau xanh và hoa quả.
- Thói quen ăn nhiều thức ăn, gia vị cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,...
- Thường xuyên sử dụng đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Uống rượu bia thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
- Căng thẳng, stress thường xuyên.
- Thói quen nhịn đại tiện, lười uống nước.
- Rối loạn đại tiện: Tiêu chảy thường xuyên, táo bón kéo dài.
- Một số bệnh lý mãn tính như: Viêm đại tràng mãn tính, bệnh lỵ mãn tính khiến bệnh nhân phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày.
Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?
Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể: Mức độ bệnh trĩ, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế… mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ được cân nhắc sử dụng trong những trường hợp sau:
- Đối với trĩ ngoại, phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi búi trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều hoặc khi đã xuất hiện các biến chứng như hình thành huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính.
- Đối với trĩ nội, phẫu thuật được chỉ định cho bệnh nhân có búi trĩ nội độ 4 và một số trường hợp trĩ nội độ 3 có kích thước búi trĩ lớn, sa búi trĩ lâu ngày, và đã xuất hiện biến chứng thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính, viêm tắc tĩnh mạch hoặc hoại tử búi trĩ.
- Xuất hiện trĩ vòng, các búi trĩ thứ phát kết hợp với búi trĩ tiên phát tạo thành búi trĩ lớn, sa ra bên ngoài chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn.
- Bệnh trĩ nội độ 2, 3 và độ 4 có các triệu chứng sưng nóng, ngứa ngáy, đau rát, chảy máu ở mức độ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
- Bệnh trĩ đi kèm với các bệnh lý trực tràng – hậu môn khác như rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm quanh hậu môn, polyp trực tràng,…
Các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ phổ biến
Phương pháp cắt khoanh niêm mạc trĩ
Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ cắt khoanh niêm mạc cùng với lớp dưới niêm mạc của các búi trĩ, sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống rồi khâu với da của vùng hậu môn.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được sử dụng vì dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: Rò hậu môn, đại tiện mất tự chủ, hẹp hậu môn,...
Phương pháp cắt từng búi trĩ
Để thực hiện phương pháp cắt từng búi trĩ, các bác sĩ sẽ tiến hành chia từng búi trĩ thành các nhóm nhỏ, sau đó tiến hành cắt bỏ từng nhóm một. Phương pháp này chia làm 2 loại là cắt trĩ mở và cắt trĩ kín.
Mặc dù phương pháp cắt từng búi trĩ có thể tránh được các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình cắt khoanh niêm mạc trĩ nhưng người bệnh thường đau đớn nhiều khi mổ, thời gian phục hồi lâu và phương pháp này thường ít hiệu quả đối với trĩ vòng.
Phương pháp khâu cột động mạch trĩ
Trong phương pháp khâu cột động mạch trĩ, các bác sĩ sử dụng máy siêu âm Doppler để dò động mạch phía trên búi trĩ, sau đó khâu cột động mạch đó lại.
Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn, bảo tồn được phần đệm của hậu môn nhưng nó thường ít hiệu quả đối với bệnh trĩ nội.
Phương pháp Longo
Phương pháp Longo
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ dùng một máy khâu, khâu vòng quanh niêm mạc trĩ làm cho lượng máu lưu thông đến các búi trĩ này thuyên giảm, từ đó giúp co nhỏ các búi trĩ.
Phương pháp này không gây đau đớn, thời gian điều trị ngắn nhưng người bệnh cần chi trả chi phí cao.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
Phương pháp HCPT sử dụng “nhiệt nội sinh” để làm đông các mạch máu (thành tĩnh mạch), tạo thành các mô sẹo nhờ sóng điện cao tần. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng dao điện để tiến hành loại bỏ búi trĩ.
Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn trong và sau khi phẫu thuật, an toàn cho bệnh nhân và không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh phải chịu chi phí cao cho phương pháp này.
Như vậy, các phương pháp phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc chi phí cao, đồng thời bệnh trĩ vẫn có thể tái phát lại sau một thời phẫu thuật.
Vì thế, xu hướng của y học hiện đại là phát triển các sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, vừa giúp phòng ngừa, vừa hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ an toàn và hiệu quả, hạn chế bệnh tiến triển nặng để không cần phẫu thuật. BoniVein đến từ Mỹ và Canada là một sản phẩm như vậy. Sản phẩm đã và đang được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
BoniVein - Xóa tan nỗi lo bệnh trĩ
Thành phần đột phá của BoniVein
BoniVein là sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals đến từ Mỹ và Canada, có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.
BoniVein được bào chế bằng công nghệ siêu nano Microfluidizer hiện đại bậc nhất thế giới giúp tối đa hóa khả năng hấp thu các dưỡng chất quý vào cơ thể và tăng hiệu quả tác dụng của BoniVein lên gấp nhiều lần so với các phương pháp bào chế truyền thống.
Đặc biệt, BoniVein nổi bật với công thức toàn diện, kết hợp nhiều loại thảo dược quý, chia thành 3 nhóm tác dụng vượt trội cho bệnh trĩ, bao gồm:
- Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, bao gồm: Hạt dẻ ngựa, rutin (chiết xuất từ hoa hòe), diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), giúp làm tăng sức bền thành mạch, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch. Ngoài ra, nhóm thảo dược này còn giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như: Ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu,...
- Nhóm thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp làm bền tĩnh mạch và bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại như: Hạt nho, lý chua đen, vỏ thông.
- Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu như: Bạch quả, cây chổi đậu có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa nguy cơ hình thành huyết khối búi trĩ và các biến chứng khác của bệnh trĩ.
Như vậy, nhờ có công thức nổi bật và phương pháp bào chế hiện đại, BoniVein giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như: Ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu,... sau 2-3 tuần và hỗ trợ làm co búi trĩ sau 3 tháng sử dụng. Đồng thời, BoniVein giúp ngăn ngừa tái phát và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ.
Phản hồi của các khách hàng sử dụng BoniVein
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein đã giúp rất nhiều bệnh nhân xua tan nỗi ám ảnh bệnh trĩ. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein:
Chú Nguyễn Trọng Châu (53 tuổi). Địa chỉ: Số 43, khu phố Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Số điện thoại: 0975.076.637.
Chú Nguyễn Trọng Châu (53 tuổi)
“Chú bị trĩ 20 năm trời nên khổ sở lắm. Chú đã từng cắt trĩ 2 lần vì búi trĩ độ 4 sa ra quá to. Nhưng một thời gian sau thì bệnh lại tái phát, búi trĩ sa ra ngoài nhiều, đau đớn, chảy máu khi đi vệ sinh. Thật may mắn là chú đã biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada. Chỉ sau 3 tháng sử dụng BoniVein, búi trĩ của chú đã co lên được khoảng 80% rồi, triệu chứng đau rát, chảy máu cũng không còn nữa. Chú mừng lắm!”
Anh Đặng Đình Tấn (42 tuổi). Địa chỉ: Khu phố 1, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận. Số điện thoại: 0964.008.962.
Anh Đặng Đình Tấn (42 tuổi)
“Anh bị trĩ lâu rồi nên thường xuyên có các triệu chứng ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh. Khi rửa hậu môn anh còn thấy có cục nhô lên bằng hạt đậu và ngày càng sưng to. Anh nghe người ta mách sử dụng rau diếp cá tại nhà nhưng không có cải thiện gì. Thế mà từ ngày chuyển sang dùng sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada, cuộc sống của anh thay đổi hẳn. Sau 1 tháng sử dụng BoniVein, các triệu chứng như ngứa, đau rát, chảy máu đã giảm rõ rệt. Bất ngờ hơn là sau khi dùng hết 10 lọ BoniVein, các triệu chứng khó chịu đó đã hết hẳn, búi trĩ cũng đã co lại không còn nhìn thấy nữa. Công nhận BoniVein hiệu quả thật!”
Chú Nguyễn Thành Nghiệp (58 tuổi). Địa chỉ: Số 26/10 Đồng Đen, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.
Chú Nguyễn Thành Nghiệp (58 tuổi)
“Chú bị trĩ nội độ 3 từ rất lâu rồi, lần nào đi vệ sinh cũng rất đau đớn khủng khiếp, máu chảy thành giọt nên đã được chỉ định phẫu thuật. May mà chú biết đến sản phẩm BoniVein đúng lúc nên đã không cần phải phẫu thuật nữa. Chú dùng BoniVein đều đặn với liều 4 viên/ngày thì sau 2 tuần chú đã không còn triệu chứng ngứa và đau hậu môn nữa. Thấy bệnh cải thiện tốt, chú kiên trì sử dụng thêm thì sau 3 tháng búi trĩ đã co được ⅔ rồi, đi vệ sinh xong nó có thể tự co lên được chứ không cần dùng tay đẩy như trước nữa. Chú hài lòng lắm!”
Hy vọng rằng những thông tin từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?”, đồng thời tìm ra cho mình biện pháp phù hợp giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng này. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!
XEM THÊM:
- Bệnh trĩ dấu hiệu như thế nào? Biện pháp nào giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này?
- 7 triệu chứng bệnh trĩ điển hình, dân văn phòng không thể bỏ qua