Hội chứng thận hư là bệnh gì, có chữa khỏi được không?

Cập nhập: Thứ tư, 15/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Thận là một trong 5 cơ quan nội tạng chính nắm giữ nhiều chức năng mang tính sống còn với mỗi con người. Hội chứng thận hư là tình trạng xảy ra khi thận không hoạt động được như bình thường, dẫn đến nhiều rối loạn khác nhau trong cơ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này, cũng như cách điều trị nhé!

 

Hội chứng thận hư là bệnh gì 

Hội chứng thận hư là bệnh gì, có chữa khỏi được không?

 

Hội chứng thận hư là bệnh gì?

   Thận là một cơ quan thuộc hệ tiết niệu. Mỗi quả thận đều có hình hạt đậu, dài khoảng 10 - 12,5 cm, rộng 5 - 6 cm, độ dày 3 - 4 cm và nặng khoảng 150 gam. Chúng nằm trong khoang bụng, sau phúc mạc, đối xứng nhau qua cột sống, ngang với đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm hơi thấp hơn thận trái khoảng 1 đốt sống, mặt trước thận nhẵn bóng, mặt sau sần sùi.

   Trong cơ thể, thận nắm giữ nhiều chức năng khác nhau như:

  • Lọc máu và chất thải: Thận sẽ lọc các chất thải và chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Chất thải sẽ được đưa vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
  • Bài tiết nước tiểu: Động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận trong 1 phút.  Trong đó, chỉ có 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút. Trải qua nhiều quá trình, khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành mỗi ngày. Sau đó, lượng nước tiểu đầu lại được tái hấp thu. Các chất độc hại còn sót lại trong huyết tương được lọc tiếp ở ống thận. Nước tiểu chính thức sẽ được đổ vào bể thận, đi qua niệu quản, được tích trữ trong bàng quang, và cuối cùng là đào thải ra ngoài.
  • Điều hòa thể tích máu: Thận nắm vai trò quan trọng trong việc điều tiết khối lượng dịch ngoại bào có trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.
  • Vai trò nội tiết: Thận bài tiết hormon renin tham gia điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin. Hormone này có tác dụng làm tủy xương tăng sản xuất hồng cầu khi oxy mô giảm.
  • Vai trò chuyển hóa: Thận còn tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose từ các nguồn không phải carbohydrate trong trường hợp nhịn đói lâu ngày và bị nhiễm acid hô hấp mạn tính.

   Hội chứng thận hư là tình trạng xảy ra khi các chức năng thận kể trên bị thay đổi, dẫn đến mất mát một lượng lớn protein. Từ đó, người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau như: Sưng phù đột ngột ở mắt cá chân, sau đó là da, bụng và toàn thân; lượng nước tiểu giảm dưới 400ml trong 24 giờ đầu, sau đó có thể trở thành vô niệu; xanh xao, vàng vọt, mệt mỏi, chán ăn; huyết áp thay đổi thất thường; đau lưng lan từ hai bên thận ra vùng sau lưng, đi xuống hố chậu,...

 

 Phù mắt cá chân đột ngột

 Phù mắt cá chân đột ngột là một dấu hiệu của hội chứng thận hư

 

Nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư là gì?

   Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thận bị hư là do các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương. Cầu thận suy giảm chức năng lọc máu, các protein rò rỉ vào nước tiểu.

  Ngoài nguyên nhân chính kể trên, một số bệnh lý khác cũng có thể là tác nhân gây ra hội chứng thận hư. Các bệnh lý này có thể kể đến như:

  • Bệnh thận do tiểu đường: Đường huyết trong máu cao có thể sẽ làm tổn thương thận theo nhiều cách khác nhau. Tình trạng tổn thương lâu ngày gây ảnh hưởng đến hoạt động của cầu thận và các mạch máu nhỏ trong thận.
  • Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu (MCD): Đây được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ. MCD sẽ khiến chức năng lọc máu và đào thải cặn bã của thận trở nên bất thường, tạo điều kiện để các protein rò rỉ vào nước tiểu và gây ra chứng thận hư.
  • Xơ vữa thận đoạn khu trú (FSGS): Đây là tác nhân chính làm xuất hiện tình trạng thận hư ở người lớn. Căn bệnh này có thể do virus HIV, tính di truyền hoặc một số loại thuốc gây ra.
  • Bệnh thận màng: Các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài kịp, tích tụ và làm dày lên màng thận. Lâu ngày, chức năng thận bị suy yếu, các mạch máu nhỏ tại cầu thận cũng theo đó bị vỡ, hoặc tắc nghẽn.
  • Bệnh tăng amyloid: Sự tích tụ Amyloid có thể làm hỏng hệ thống lọc máu của cầu thận, từ đó làm giảm chức năng, gây ra hội chứng thận hư.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là tình trạng viêm tự miễn mãn tính, có thể gây ra tổn thương, làm giảm chức năng thận.

   Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, người dùng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Ngoài ra, những người đang mắc các căn bệnh nhiễm trùng như viêm gan, HIV,… cũng có thể gặp phải hội chứng thận hư. Một yếu tố cũng làm tăng nguy cơ hình thành bệnh lý này là do di truyền.

 

Đường huyết cao

Đường huyết cao là một nguyên nhân gây hội chứng thận hư

 

Chẩn đoán hội chứng thận hư bằng cách nào?

    Để chẩn đoán hội chứng thận hư, bên cạnh các triệu chứng thì người bệnh có thể được chỉ định một số loại xét nghiệm protein, cholesterol trong máu và nước tiểu để chẩn đoán chính xác nhất.

    Cụ thể, người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư khi:

  • Protein niệu:  vượt mức 3,5g trong 24 giờ.
  • Protein trong máu giảm dưới 60g/ lít kèm theo tình trạng Albumin trong máu giảm dưới 30g/ lít.
  • Cholesterol máu vượt ngưỡng 6,5 mmol/ lít.
  • Người bệnh xuất hiện các hạt mỡ lưỡng chiết trong nước tiểu.

   Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sinh thiết thận, nhằm lấy một mẫu mô thận nhỏ đem đi xét nghiệm. Các chỉ số sinh thiết thu được sẽ là tiêu chuẩn chẩn đoán chính xác nhất xem người bệnh có mắc hội chứng thận hư hay không?

 

Hội chứng thận hư có nguy hiểm không?

  Không chỉ đơn thuần là việc rò rỉ protein vào nước tiểu, mà còn hội chứng thận hư còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại khác đến sức khỏe. Người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng khác nhau như:

  • Xuất hiện cục máu đông: Hội chứng thận hư có thể tạo điều kiện để cục máu đông hình thành, tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành và các mạch máu khác trong cơ thể.
  • Cholesterol và Triglyceride tăng cao: Khi protein trong máu bị rò rỉ quá nhiều, thì gan sẽ tạo ra thêm Albumin, cholesterol và chất béo trung tính để phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể. Tình trạng này có thể khiến người bệnh phải đối diện với nhiều vấn đề về tim mạch.
  • Tăng huyết áp: Hội chứng thận hư sẽ khiến tích tụ chất lỏng dư thừa, dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Bên cạnh đó, cục máu đông và tăng cholesterol cũng góp phần gây tăng huyết áp.
  • Tổn thương thận cấp tính: Khả năng lọc máu giảm khiến các chất cặn bã tích tụ nhiều hơn ở trong máu và mất cân bằng điện giải. Nếu kéo dài, các cơ quan trong thể của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quá tải muối hoặc nhiễm toan chuyển hóa.
  • Suy dinh dưỡng: Mất nhiều protein trong máu có thể sẽ khiến cơ thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng. Người bệnh sẽ bị sụt cân nhưng không thể hiện ra ngoài, vì tình trạng phù nề che dấu.
  • Suy thận: Theo thời gian, hội chứng thận hư sẽ khiến chức năng thận bị giảm sút nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ phải thay thận nhân tạo nếu muốn kéo dài sự sống.
  • Nhiễm trùng: Chức năng thận suy giảm sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng, sức đề kháng giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng khởi phát.
  • Yếu sinh lý: Chức năng của thận bị suy giảm khiến quá trình sản sinh hormon nam giới sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới, rối loạn cương dương, liệt dương,...

 

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư có thể làm tăng huyết áp

 

Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không?

   Hội chứng thận hư là căn bệnh mãn tính, nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái phát, ngăn ngừa các biến chứng, và làm chậm quá trình tổn thương thận.

    Các phương pháp điều trị hội chứng thận hư có thể kể đến như:

Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc corticoid: thường dùng nhất là prednisolon. Người bệnh phải duy trì sử dụng kéo dài hàng năm theo chỉ định, đồng thời dùng đúng liều lượng được kê, để hạn chế tác dụng phụ từ loại thuốc này.
  • Thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamide, cyclosporine, rituximab, mycophenolate,... Loại thuốc này được sử dụng khi người bệnh đã bị tổn thương quá nặng hoặc là không đáp ứng với corticoid.
  • Thuốc lợi tiểu: thường dùng nhất là furosemid và spironolactone. Người bệnh cần chú ý không được dùng hai liều liên tục trong vòng 6 - 8 tiếng vì sẽ gây mất nước quá nhiều, dẫn đến mất cân bằng nước điện giải.
  • Thuốc ức chế men chuyển (lisinopril, captopril,...) và chẹn thụ thể angiotensin II (valsartan, losartan,...) giúp giảm huyết áp, cũng như ngăn chặn mất protein qua nước tiểu.

    Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thêm một số loại thuốc khác như: thuốc hạ mỡ máu, chống đông máu,... để giảm nguy cơ biến chứng của hội chứng thận hư; kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn; các loại vitamin, khoáng chất giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh, giảm tác dụng phụ của corticoid.

Điều trị không dùng thuốc

   Người bệnh mắc hội chứng thận hư cần giữ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như:

  • Nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm (tôm, cua, trứng,...); chất béo không bão hòa omega-3 (dầu ô liu, cá biển, bơ,...); rau củ, trái cây nhiều vitamin và khoáng chất,...
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, măn, nhiều muối, và các thực phẩm giàu kali (chuối, mận, dứa,...).
  • Không uống rượu, bia, cafe hay hút thuốc lá.
  • Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao phù hợp với tình trạng bệnh.

 

trái cây tươi

Người bệnh nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả để trả lời được câu hỏi: “hội chứng thận hư là bệnh gì, có chữa khỏi được không?”. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà