Hướng dẫn cách để khỏe mạnh, ngăn biến chứng khi sống chung với tiểu đường

Cập nhập: Thứ sáu, 30/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

     Thật tệ nếu bạn được chẩn đoán đã mắc tiểu đường. Bởi căn bệnh này sẽ theo bạn đến cuối cuộc đời và nếu không có cách chung sống hòa bình với nó, bạn sẽ sớm phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, rút ngắn tuổi thọ.

     Nhưng cũng rất may mắn khi bạn có mặt ở đây, theo dõi bài viết này. Bởi ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để khỏe mạnh, ngăn biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống khi sống chung với tiểu đường. Đừng bỏ lỡ nhé!

 

Cần làm gì khi sống chung với tiểu đường?

Cần làm gì khi sống chung với tiểu đường?

 

Tại sao bạn phải chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường?

    Thứ nhất, đến thời điểm hiện tại, y học chưa có phương pháp nào có thể điều trị bệnh tiểu đường khỏi hoàn toàn. Nó là một bệnh lý mạn tính và sẽ đeo bám bạn đến cuối đời.

   Thứ hai, trong thời gian chung sống với nó, nếu bạn không chịu tuân theo những “nguyên tắc ngầm” mà nó đặt ra như ăn phải kiêng, tập luyện đều đặn, tuân thủ uống thuốc mỗi ngày… thì bạn sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng.

    Đó là tế bào thiếu năng lượng để hoạt động, mạch máu và dân thần kinh bị tổn thương, từ đó dẫn đến các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, mù mắt, loét và hoại tử bàn chân, rối loạn cương dương… Thống kê cho thấy, tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong các loại bệnh tật, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

     Vì những lý do trên, có thể thấy bạn sẽ không có cách loại bỏ hoàn toàn tiểu đường, mà chỉ có thể chọn cách chung sống hòa bình với nó để có thể sống khỏe, tránh được các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong do căn bệnh này gây ra.  

 

Bệnh tiểu đường gây ra biến chứng trên tim mạch

Bệnh tiểu đường gây ra biến chứng trên tim mạch

 

Hướng dẫn cách sống chung với tiểu đường

   Để sống chung với tiểu đường một cách hòa bình, có 4 lời khuyên dành cho bạn như sau:

Thứ nhất: Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

    Khi sống chung với tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đó là:

  • Dùng thuốc đúng liều, đúng loại và đều đặn hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc quên uống thuốc, uống quá liều thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc tiểu đường sẽ gây tình trạng tụt đường huyết hoặc tăng đường huyết đột ngột rất nguy hiểm.
  • Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn, đặc biệt là trong giai đoạn đường huyết của bạn chưa ổn định. Bệnh nhân có thể tự kiểm tra đường huyết tại nhà, nhưng các loại máy thử tiểu đường cầm tay đôi khi có thể không chính xác. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ để kiểm tra lượng đường trong máu là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng cần tái khám để kiểm tra chỉ số HbA1c và phát hiện những vấn đề khác trên sức khỏe do tiểu đường gây ra (nếu có).

 

Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

 

Thứ hai: Ăn kiêng đúng cách khi sống chung với tiểu đường

     Ăn kiêng khoa học là một trong những điều quan trọng nhất mà người bệnh cần làm khi sống chung với tiểu đường. Cụ thể, bệnh nhân cần kiêng các thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh chóng sau ăn, những thực phẩm ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu và làm tăng nguy cơ biến chứng.

  • Kiêng thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh chóng sau ăn: Người bệnh tiểu đường cần lựa chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết GI - Thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Giá trị của chỉ số đường huyết (GI) được xếp loại thành: Thấp (<55), Vừa (56-74), Cao (>75). Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ví dụ như: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau xanh, cá, thịt nạc, trái cây tươi ít ngọt như cam, quýt, bưởi, ổi, thanh long,... Người bệnh tiểu đường nên kiêng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng, bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy, nước ngọt có ga…
  • Kiêng thực phẩm làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Có thể kể đến như thực phẩm giàu chất béo bão hòa (mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, phủ tạng động vật, da của gia cầm…). Bởi những thực phẩm này dễ làm tăng mỡ máu, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. 
  • Thực phẩm ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu như đồ uống chứa cafein, rượu bia. Ví dụ như với cà phê chứa cafein, chất này có tính kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin (tăng đề kháng insulin), làm tăng đường huyết. Hoặc, rượu có thể làm đường huyết lên xuống thất thường theo nhiều cách như: Gây cản trở hoạt động điều hòa đường huyết của gan; kích thích sự thèm ăn, giảm khả năng kiểm soát hành vi ăn uống của người bệnh. Đặc biệt, nó gây ảnh hưởng đến hiệu quả của insulin và thuốc điều trị tiểu đường.

     Như vậy, người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý trong chế độ ăn hàng ngày để kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa biến chứng của bệnh.

 

Người bệnh tiểu đường cần kiêng đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

Người bệnh tiểu đường cần kiêng đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

 

Thứ ba: Tăng cường vận động khi sống chung với tiểu đường

   Người bệnh tiểu đường cần có chế độ tập luyện khoa học, đều đặn để tăng độ nhạy của tế bào với insulin, giảm cân ở những người béo phì, giảm cholesterol xấu (LDL cholesterol), tăng cholesterol tốt (HDL cholesterol), từ đó giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

    Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới.
  • Không tập những môn thể thao gây va chạm nhiều, đặc biệt là đối với bàn chân. Cần lựa chọn giày tập phù hợp với kích cỡ chân, đế mềm, mang lại cảm giác thoải mái khi tập.
  • Kiểm tra đường huyết trước và sau khi vận động để điều chỉnh chế độ tập luyện sao cho phù hợp nhất.
  • Tổng thời gian tập luyện mỗi tuần trên 150 phút, chia làm ít nhất 3 ngày trong tuần. Nên tập động tác kháng lực ít nhất hai lần mỗi tuần, 2 lần tập này không liền kề nhau.
  • Lựa chọn các bài tập luyện phù hợp, kết hợp giữa các môn thể thao nhẹ nhàng (đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,...) và các môn thể thao kháng lực (bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,...).

Thứ 4: Sử dụng sản phẩm bổ sung khi sống chung với tiểu đường

   Bạn nên dùng sản phẩm có đủ các thành phần như các nguyên tố vi lượng, các thảo dược (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi) và các vi chất giúp bảo vệ thành mạch và dây thần kinh như acid alpha lipoic, acid folic, vitamin C. Một sản phẩm như vậy sẽ giúp:

  • Hạ và ổn định đường huyết.
  • Phòng ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

    Lựa chọn tối ưu của bạn đó là BoniDiabet + của Mỹ. Sản phẩm này đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào với người dùng.

 

Dùng BoniDiabet + để kiểm soát đường huyết tốt hơn

Dùng BoniDiabet + để kiểm soát đường huyết tốt hơn

 

   Mong rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách để sống chung với tiểu đường mà vẫn khỏe mạnh, đảm bảo được chất lượng cuộc sống. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài (miễn cước) 1800.1044 trong giờ hành chính để được giải đáp cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến não bộ

Tình trạng đường huyết tăng cao hoặc không ổn định không chỉ khiến bệnh nhân tiểu đường mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, giảm chất lượng sống,... mà nguy hiểm hơn, nó còn gây ra nhiều biến chứng tại tim, gan, thận, mắt,... đặc biệt là não.

Tầm soát tiểu đường ở người khỏe mạnh

Tầm soát bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là phát hiện sớm những người bị đái tháo đường nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng.

Những kiến thức cơ bản cần biết về bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, chạy thận nhân tạo, nhồi máu cơ tim, đột quỵ dẫn đến tử vong.

Bí quyết giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bí quyết giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Phải làm gì để kiểm soát căn bệnh này?

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Phải làm gì để kiểm soát căn bệnh này? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người bệnh tiểu đường

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người bệnh tiểu đường

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, chiếm tỉ lệ khoảng 72-85%. Rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể dẫn tới xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc các bệnh lý khác. 

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi