Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà (đo đường huyết) đơn giản, chính xác

Cập nhập: Thứ năm, 28/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường (hay đái tháo đường) là căn bệnh đặc trưng bởi mức glucose máu cao hơn bình thường. Để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, nhiều bệnh nhân được khuyến cáo nên đo đường huyết thường xuyên. Trong bài viết này, mời các bạn cùng tìm hiểu cách thử tiểu đường tại nhà đơn giản, chính xác.

 

Cách thử đường huyết tại nhà

Cách thử đường huyết tại nhà

 

Ai cần thử tiểu đường tại nhà?

   Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, phòng ngừa biến chứng, bệnh nhân cần duy trì đường huyết ở mức an toàn, ổn định. Để làm được điều đó, việc đo đường huyết tại nhà là rất quan trọng. Do đó, các bệnh nhân tiểu đường nên biết cách đo đường huyết tại nhà, đặc biệt là các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị đái tháo đường lâu năm, nhiều biến chứng.
  • Bệnh nhân có triệu chứng hạ đường huyết.
  • Chế độ điều trị của bệnh nhân tiểu đường bao gồm nhiều thuốc, đặc biệt là trong toa thuốc có insulin.
  • Bệnh nhân áp dụng chế độ dinh dưỡng mới hoặc chế độ tập luyện mới.
  • Bệnh nhân phải thay đổi thuốc điều trị hoặc liều lượng thuốc đang sử dụng.
  • Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

 

Thời điểm đo đường huyết của bệnh nhân tiểu đường

   Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi bệnh nhân được khuyến cáo một lịch trình thử khác nhau. Thông thường, bệnh nhân tiểu đường được khuyến nghị kiểm tra tiểu đường vào những thời điểm sau:

  • Khi mới thức dậy: Để kiểm tra hiệu ứng bình minh hoặc hiệu ứng Somogyi.
  • Trước bữa ăn: Nên kiểm tra khi bệnh nhân đã nhịn ăn từ 8 tiếng trở lên.
  • Sau bữa ăn: Để kiểm tra đường huyết sau ăn, người bệnh nên đo sau thời điểm ăn ít nhất 1 giờ và tốt nhất là 2 giờ sau ăn.
  • Trước khi đi ngủ: Giúp hạn chế nguy cơ hạ đường huyết khi đi ngủ. Với người lớn, chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ nên là 5 - 8.3mmol/l (90 - 150mg/dL).

   Người thường xuyên tăng hoặc hạ đường huyết có thể kiểm tra nhiều lần hơn mức khuyến nghị và nên được bác sĩ tư vấn.

 

Cách thử tiểu đường tại nhà

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

Để đo đường huyết tại nhà, bệnh nhân chuẩn bị các loại dụng cụ sau:

  • Máy đo đường huyết: Kiểm tra pin trên máy.
  • Bút lấy máu: Lắp kim lấy máu vào bút thử tiểu đường theo như hướng dẫn sử dụng. Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của mình.
  • Que thử đường huyết: Nên chọn loại tương thích với máy để tránh sai số. Trước khi dùng, bệnh nhân cần kiểm tra hạn sử dụng của hộp que.
  • Các dụng cụ khác: Cồn sát khuẩn, điện thoại hoặc sổ để lưu lại kết quả, bông tẩm cồn.

Các bước thực hiện

  • Rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn và để khô vị trí trích máu trước khi bắt đầu. Chú ý, bạn không được sử dụng oxy già để sát trùng vì có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
  • Bật máy đo đường huyết và theo dõi đến khi thiết bị thông báo sẵn sàng nhận mẫu máu.
  • Xoa nhẹ đầu ngón tay chuẩn bị lấy máu để máu lưu thông vào đầu ngón tay.
  • Dùng bút lấy máu đâm vào một bên ngón tay ở vị trí bên cạnh móng tay - đây là nơi cho nhiều máu và ít đau nhất (do ít có các sợi thần kinh cảm giác nên ít đau nhất, đồng thời các nhánh mạch máu phân bổ hai bên mép ngón tay).

 

Dùng bút lấy máu đâm ấn vào đầu ngón tay

Dùng bút lấy máu đâm ấn vào đầu ngón tay

 

  • Nhỏ giọt máu vào đầu que thử tiểu đường trên máy đo (Bạn nên bỏ đi giọt máu đầu tiên để tránh sai số).
  • Dùng bông tẩm cồn để cầm máu.
  • Đọc kết quả trên máy đo đường huyết và ghi vào sổ theo dõi đường huyết.
  • Vệ sinh dụng cụ theo hướng dẫn, chú ý không vứt kim và que thử vào sọt rác sinh hoạt.

Lưu ý khi thử đường huyết tại nhà

  Trên đây là cách thử đường huyết tại nhà. Khi tiến hành thử đường huyết, bạn nên lưu ý:

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định đo đường huyết tại nhà để được hướng dẫn rõ ràng thời điểm đo phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Ghi chép kết quả đo đường huyết cần thận để đánh giá được tình trạng bệnh của mình, ảnh hưởng của chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc hiệu quả của thuốc.
  • Bạn không cần phải đo đường huyết quá nhiều lần trong ngày nhưng nên giữ thói quen đo đường huyết định kỳ.
  • Không đo đường huyết trên cùng một ngón tay liên tục mà nên đo luân phiên ở các đầu ngón tay khác nhau. Chú ý không lấy máu nếu đau nhức ở đầu ngón tay.
  • Không tái sử dụng các loại que thử, kim lấy máu: Điều này vừa khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng vừa gây sai lệch kết quả.
  • Chọn mua máy đo và que thử cùng hãng để tránh sai lệch kết quả.
  • Một số yếu tố khác làm sai lệch kết quả là: Tay không sạch, không cho đủ máu vào que thử,... Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc cách thử đường huyết tại nhà.
  • Kiểm tra đơn vị của kết quả là mg/dL hay mmol/L. Cách chuyển từ đơn vị mmol/L sang đơn vị mg/dL là nhân với 18 (Ví dụ: 8,3 mmol/L → tương đương 8,3 x 18 = 150 mg/dL).

 

Bệnh nhân nên ghi chép kết quả để đánh giá tình trạng bệnh của mình.

Bệnh nhân nên ghi chép kết quả để đánh giá tình trạng bệnh của mình.

 

Cách kiểm soát đường huyết tại nhà

   Để kiểm soát tốt đường huyết tại nhà, bệnh nhân nên lưu ý:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau lá xanh, củ quả, trái cây có vỏ, các loại đậu, khoai, gạo lứt...Hạn chế thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, các loại hoa quả ngọt. Bạn nên tham khảo tìm hiểu thêm chỉ số đường huyếttải lượng đường huyết trong thực phẩm để xây dựng chế độ ăn phù hợp hơn.
  • Uống đủ nước: Đường huyết tăng dẫn đến quá trình đào thải nước tiểu gia tăng với mục đích đưa lượng đường ra ngoài cơ thể. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất đi.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao: Thể dục thể thao rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn, cải thiện tình trạng kháng insulin. Bệnh nhân nên lựa chọn các bài tập tùy sở thích và khả năng của mình.
  • Hạn chế căng thẳng, stress: Khi căng thẳng, stress, cơ thể có xu hướng tăng tiết cortisol - 1 loại hormone đối kháng làm giảm nhạy insulin khiến đường huyết gia tăng.
  • Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...
  • Sử dụng BoniDiabet+ của Mỹ: Với các thành phần từ thảo dược giúp hạ đường huyết (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội), nguyên tố vi lượng giúp kiểm soát đường huyết, ngừa biến chứng (magie, kẽm, selen, crom), BoniDiabet+ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đặc biệt, sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông, cho kết quả tốt và khá lên tới 96,7% sau 3 tháng sử dụng.

 

Thành phần, công dụng sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ.

Thành phần, công dụng sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được cách thử tiểu đường tại nhà. Nếu cần được tư vấn thêm về bệnh tiểu đường, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Người bệnh tiểu đường nên dùng gạo gì?

Để tránh bị tăng đường huyết sau ăn, người bệnh tiểu đường thường phải hạn chế tối đa sử dụng gạo trắng. Vậy, có loại gạo nào khác thay thế được cho gạo trắng hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? 3 tiêu chí chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? 3 tiêu chí chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Quế - Loại gia vị giúp hạ mỡ máu cho người bệnh tiểu đường

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng hạ mỡ máu của quế cho người bệnh tiểu đường nhé!

Cholesterol cao ở người bệnh tiểu đường: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cholesterol cao ở người bệnh tiểu đường là gì? Giải pháp nào giúp kiểm soát tình trạng này? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không?

Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không, các phương pháp điều trị bệnh hiện nay là gì? Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn đọc một cách đầy đủ nhất.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi