Tìm hiểu về hiệu ứng Somogyi ở bệnh nhân tiểu đường

Cập nhập: Thứ năm, 31/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiệu ứng Somogyi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng đường huyết vào buổi sáng ở bệnh nhân tiểu đường. Vậy hiệu ứng này là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiệu ứng Somogyi? Và làm sao để phòng ngừa? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

 

Hiệu ứng Somogyi là gì?

Hiệu ứng Somogyi là gì?

 

Hiệu ứng Somogyi là gì?

   Hiệu ứng Somogyi (hay còn gọi là hiệu ứng tăng đường huyết dội ngược) là hiện tượng đường huyết của bệnh nhân tăng cao vào buổi sáng sau một đợt hạ đường huyết của đêm ngay trước đó. Hiệu ứng này được đặt theo tên của bác sĩ đầu tiên viết về nó vào những năm 1930 - Tiến sĩ Michael Somogyi.

   Hiệu ứng này thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát tốt đường huyết.

   Hiệu ứng Somogyi là một trong những nguyên nhân gây tăng đường huyết buổi sáng. Một số nguyên nhân khác là:

  • Sử dụng liều thuốc quá thấp nên thuốc hết tác dụng qua đêm.
  • Hiện tượng bình minh.
  • Kháng insulin.

 

Hiệu ứng Somogyi có những triệu chứng gì?

   Dấu hiệu chính của hiệu ứng Somogyi là đường huyết tăng cao vào buổi sáng mỗi khi thức dậy. Tùy thuộc vào mức độ tăng đường huyết, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đổ mồ hôi và nhức đầu.
  • Khát nước nhiều hơn.
  • Cảm thấy rất đói.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Cáu gắt.

   Nếu có những triệu chứng này, bệnh nhân nên kiểm tra lại đường huyết của mình để xác định.

   Để kiểm tra hiệu ứng Somogyi, bạn có thể làm như sau:

  • Kiểm tra đường huyết ngay trước khi đi ngủ.
  • Đặt báo thức để kiểm tra lại đường huyết vào khoảng 3 giờ sáng.
  • Kiểm tra lại lần nữa sau khi thức dậy.

   Nếu đường huyết của bạn hạ  thấp hơn nhiều vào lúc 3 giờ sáng và tăng cao khi thức dậy thì đó có thể là hiệu ứng Somogyi.

 

Biểu đồ minh họa đường huyết của bệnh nhân khi gặp hiệu ứng Somogyi

Biểu đồ minh họa đường huyết của bệnh nhân khi gặp hiệu ứng Somogyi

 

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Somogyi

Nguyên lý của hiệu ứng Somogyi

   Khi bạn bị hạ đường huyết quá mức vào ban đêm, cơ thể sẽ bài tiết các hormone có tác dụng làm tăng glucose máu như Glucagon, Adrenalin, Cortisol, hormone tăng trưởng. Những hormone này sẽ thúc đẩy gan chuyển hóa glycogen thành glucose, làm tăng lượng đường trong máu.

   Ở bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy không tiết đủ insulin để điều chỉnh lại sau khi đường huyết tăng khiến đường huyết vẫn duy trì ở mức cao đến tận buổi sáng.

   Ở người không mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh lại đường huyết và giữ nó ở mức ổn định. Đó là lý do tại sao hiệu ứng Somogyi không ảnh hưởng đến người không mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Somogyi

   Một số nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng Somogyi là:

  • Bệnh nhân dùng quá liều insulin trước khi đi ngủ.
  • Bệnh nhân không ăn đủ trước khi đi ngủ hoặc không ăn nhẹ vào ban đêm dù trước đó vẫn thường ăn.
  • Bệnh nhân vận động thể chất quá độ trong ngày làm tăng độ nhạy cảm của insulin vào ban đêm.
  • Bệnh nhân uống nhiều rượu bia.
  • Bệnh nhân ngủ muộn hơn thường lệ.

 

Biến chứng của hiệu ứng Somogyi

Hiệu ứng Somogyi dẫn đến 2 biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Đó là:

Đường huyết tăng cao liên tục

   Đường huyết tăng cao liên tục dẫn tới tăng chỉ số HbA1c - Đây là chỉ số phản ánh  tình trạng kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường trong vòng 3 tháng. Chỉ số HbA1c tăng càng cao thì bạn càng có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu nó tăng cao trong nhiều năm.

    Một số biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp là:

Các đợt hạ đường huyết qua đêm

   Các đợt hạ đường huyết qua đêm khi đang ngủ rất nguy hiểm vì bạn khó để nhận thấy và có thể đe dọa đến tính mạng.

   Một số triệu chứng cảnh báo bạn bị hạ đường huyết qua đêm là:

  • Ngủ không yên giấc, cảm thấy khó chịu khi đang ngủ.
  • Bạn gặp ác mộng vào ban đêm.
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
  • Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm, có thể gây ướt quần áo hoặc gối, ga giường.

 

Hạ đường huyết ban đêm khiến bạn ngủ không yên giấc

Hạ đường huyết ban đêm khiến bạn ngủ không yên giấc

 

Phải làm sao để ngăn ngừa hiệu ứng Somogyi?

   Khi nghi ngờ mình gặp phải hiệu ứng Somogyi, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương hướng giải quyết. Một số lựa chọn để ngăn ngừa tình trạng này là:

  • Điều chỉnh thời gian sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường.
  • Giảm liều thuốc hoặc insulin trước khi đi ngủ.
  • Thay đổi loại insulin hoặc thuốc điều trị trước khi đi ngủ.

    Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Ngủ đúng giờ và thức giấc đúng giờ giúp cân bằng thời gian tiêm insulin và thời gian ăn.
  • Ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ với thức ăn có chứa tinh bột.

>>> Xem thêm: Tiểu đường nên ăn như thế nào? Hãy thử phương pháp đĩa thức ăn.

  • Tập thể dục buổi tối sớm hơn, không quá gần giờ đi ngủ với mức độ vừa phải.
  • Hạn chế căng thẳng, stress.
  • Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ giúp hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn hơn.

 

BoniDiabet + - Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân tiểu đường

   BoniDiabet + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần như:

 

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

 

  • Các loại thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Đây là những thảo dược quý, giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Các nguyên tố vi lượng: Kẽm, Magie, Selen, Crom.  Đây là thành phần giúp ổn định đường huyết cho bệnh nhân, giúp ngăn ngừa các biến chứng.
  • Ngoài ra, BoniDiabet + còn chứa Alpha lipoic acid. Đây là chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương tế bào, cải thiện chuyển hóa đường, bảo vệ chức năng thần kinh và não bộ.

   Nhờ có thành phần toàn diện như vậy, BoniDiabet + có tác dụng giúp:

  • Hạ và ổn định đường huyết.
  • Phòng ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

   Đặc biệt, BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào với người dùng.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiệu ứng Somogyi ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu như trong bài viết, hãy trao đổi ngay với các bác sĩ điều trị và đồng thời kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng những lời khuyên trong bài viết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh tiểu đường typ 2 có nguy hiểm không?

“Bệnh tiểu đường typ 2 có nguy hiểm không?”, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?

Có nhiều người băn khoăn: “Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?”. Để giải đáp cho câu hỏi đó, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết?

Bệnh tiểu đường ăn gì tốt và nên kiêng ăn gì? Thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chỉ ra cụ thể về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hành trình gần 30 năm chiến đấu với bệnh tiểu đường của một nhà giáo

Bác Nguyễn Anh Tiến, 75 tuổi, ở số 55, đường Nguyễn Thái Học, phố Tân Văn, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi