Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị tay chân miệng

Cập nhập: Thứ hai, 21/02/2022

 

   Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tay chân miệng là bệnh xuất hiện thành dịch và lặp lại hàng năm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa (khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12). Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều và nặng nề nhất của căn bệnh này. Do đó, cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức về bệnh tay chân miệng và cách chăm sóc con nhỏ trong thời gian mắc bệnh. Để làm được điều đó, mời các bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần làm gì?

 

Tay chân miệng ở trẻ em là bệnh gì?

   Tay chân miệng là bệnh do hai loại virus tồn tại trong đường tiêu hóa mang tên coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Do có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng chống chọi với virus còn kém nên trẻ, đặc biệt là các bé từ 1-5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Với nguyên nhân là do virus, trẻ dễ dàng bị lây bệnh qua đường tiêu hóa hoặc qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

    Dưới đây là các dấu hiệu giúp nhận biết căn bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:  

  • Nổi ban trên da: Thời gian đầu khi phát bệnh, trẻ nhỏ thường có những nốt hồng ban nổi trên da và có bọng nước xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân.
  • Loét miệng: Những vết loét có đường kính từ 4-8mm xuất hiện ở các vị trí xung quanh miệng (trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng…) khiến các bé đau đớn và gặp khó khăn khi nuốt.
  • Sốt: Bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

 

Sốt là một trong những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Sốt là một trong những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

 

    Khi bệnh tiến triển nặng thêm, trẻ thường sốt cao liên tục trên 2 ngày; ói nhiều, không kèm theo tiêu chảy; trẻ quấy khóc,khó thở; lên cơn co giật và có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

   Nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc cẩn thận, trẻ nhỏ có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Biến chứng tim mạch, thần kinh rất nguy hiểm như: Viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.
  • Tăng huyết áp.
  • Trụy mạch.
  • Yếu hoặc liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não.

 

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

 

   Do đó, khi thấy các dấu hiệu ban đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Trong trường hợp bệnh nhẹ, trẻ thường sẽ không phải nằm viện, cha mẹ có thể đưa bé về và chăm sóc tại nhà.

 

Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ nhỏ khi mắc bệnh tay chân miệng tại nhà

   Khi con mình mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần:

Thực hiện cách ly

   Vì bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, khả năng lây lan nhanh chóng, do đó, cha mẹ cần cách ly, tránh cho con mình tiếp xúc với những đứa trẻ hàng xóm. Đồng thời, cha mẹ khi chăm sóc cho trẻ nên mang khẩu trang y tế và cần rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau khi tiếp xúc với con nhằm mục đích hạn chế sự lây lan.

 

Cha mẹ nên cho con mình tránh tiếp xúc với những đứa trẻ khác, hạn chế lây lan

Cha mẹ nên cho con mình tránh tiếp xúc với những đứa trẻ khác, hạn chế lây lan

 

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

   Cha mẹ cần tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho trẻ hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn và cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.

   Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng không nên dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối để làm sạch răng cho trẻ. Việc làm này có thể chạm và làm vỡ các nốt phỏng, các vết loét sẽ nặng thêm.

 

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi con bị tay chân miệng

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi con bị tay chân miệng

 

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

    Các vết loét ở miệng khiến trẻ đau và khó nuốt, vì vậy cha mẹ nên chế biến các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời chia thức ăn thành nhiều bữa cho trẻ.

   Bên cạnh đó, cha mẹ nên khử trùng các vật dụng  ăn uống của trẻ như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn... bằng cách luộc sôi và cho trẻ dùng riêng, không dùng chung với những thành viên khác trong gia đình.

 

Cha mẹ nên nấu cháo loãng cho trẻ khi bị tay chân miệng

Cha mẹ nên nấu cháo loãng cho trẻ khi bị tay chân miệng

 

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

   Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cả thuốc uống và thuốc bôi. Các bậc phụ huynh cũng cần quan sát tiến triển bệnh của con, nếu bệnh chuyển biến xấu thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

   Bên cạnh đó, cha mẹ cần kết hợp thêm biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Bởi tay chân miệng là bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần và cho đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có vacxin phòng căn bệnh này. Vậy phòng ngừa tay chân miệng bằng cách nào?

 

Giải pháp giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

   Như chúng ta đã biết, do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên chúng mới dễ bị virus tấn công và gây bệnh tay chân miệng. Do đó, giải pháp tối ưu giúp phòng ngừa căn bệnh này tái phát chính là bổ sung cho trẻ các sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Và sản phẩm hiệu quả nhất mẹ nên lựa chọn đó là BoniKiddy +.

 

Hình ảnh sản phẩm BoniKiddy +

Hình ảnh sản phẩm BoniKiddy +

 

   BoniKiddy + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, sức đề kháng cho bé, hạn chế ốm vặt, đặc biệt là tay chân miệng nhờ công thức thành phần toàn diện, ưu việt mà không sản phẩm nào có được. Mời các bạn tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm này ngay sau đây.

 

Thành phần BoniKiddy

   Công thức toàn diện của BoniKiddy + bao gồm:

  - Sữa non và bột hoa cúc tây: Giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh. Điều này giúp trẻ khỏe mạnh, mau lành bệnh hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

  - Sữa ong chúa, men bia và hàng tỷ lợi khuẩn: Giúp bé ăn ngon miệng hơn, giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng chậm lớn và giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ, giúp trẻ ăn ngoan, mau lớn và khỏe mạnh toàn diện.

 

Công thức toàn diện của BoniKiddy +

Công thức toàn diện của BoniKiddy +

 

   Với công thức toàn diện như trên, việc dùng BoniKiddy + hàng ngày sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ít bị ốm hơn, khi bị ốm sẽ nhanh khỏe hơn.

 

Sử dụng BoniKiddy sau bao lâu có hiệu quả

    BoniKiddy + là dạng viên nang cứng, điều này giúp các mẹ thuận tiện hơn trong việc phân liều. Khi dùng, cha mẹ tách nhẹ 2 vỏ nang, đổ bột ở bên trong ra hòa với sữa hoặc nước đều được.

   Sau khoảng 1-2 tháng, tình trạng biếng ăn, ốm vặt sẽ cải thiện rõ rệt. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều và hấp thu tốt hơn, từ đó sức khỏe và cân nặng đều được cải thiện tốt, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh tay chân miệng.

Cha mẹ nên dùng BoniKiddy + cho con yêu trong liệu trình tối thiểu 3 tháng để hệ miễn dịch cũng như sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ được củng cố tốt nhất.

 

BoniKiddy có hiệu quả không

    Được phân phối rộng rãi tại Việt Nam nhiều năm nay,  BoniKiddy + đã trở thành bí kíp chăm con khỏe của rất nhiều bà mẹ Việt. Như trường hợp của:

   Chị Loan (ở căn hộ B026 chung cư 5 tầng Lô A khu dân cư Hưng Phú 1, P. Hưng Phú, quận Cái Răng, tp Cần Thơ) là mẹ của hai bé Nguyễn Dương Gia Hân (5 tuổi) và bé Hữu Long (23 tháng tuổi)

 

Bé Nguyễn Dương Gia Hân 5 tuổi và em trai Hữu Long (23 tháng)

Bé Nguyễn Dương Gia Hân 5 tuổi và em trai Hữu Long (23 tháng)

 

   “Bé Hân nhà chị từ lúc cai sữa xong là bị ốm liên miên, cứ dăm ba ngày bé lại bị ho và viêm họng. Nước mũi đặc quánh, vàng khè, không thì cũng sụt sịt suốt ngày, nửa tháng, một tháng lại tới “hỏi thăm” bác sỹ một lần. Lần nào bác sĩ cũng “giã” cho cả một vốc thuốc, nào kháng sinh, chống viêm, long đờm…đủ cả. Cũng vì uống thuốc nhiều mà hệ miễn dịch của bé kém, đến năm 2 tuổi, thủy đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết bé đều bị đủ cả. Nhìn con nhỏ mà hết bệnh này tật kia chị xót ruột lắm”.

   “Tình cờ may mắn chị gặp được sản phẩm BoniKiddy + đến từ Mỹ. Chị cho con dùng sản phẩm được một tuần thì bé chấm dứt hẳn những triệu chứng khò khè, ho và sổ mũi. Thấy có hiệu quả tốt nên chị cho con dùng liền tù tì 3 tháng, từ đó đến nay chị chưa thấy con bị ốm lần nào, bé khỏe, nhảy nhót, vui chơi, cười nói cả ngày. Nhờ BoniKiddy +  mà chị chăm con nhàn tênh”.

 Mong rằng bài viết trên đã giúp cha mẹ có cái nhìn toàn diện về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ và có cách chăm sóc đúng đắn cho trẻ, đồng thời biết thêm về sản phẩm BoniKiddy + giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng bệnh và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về vấn đề này, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Lợi ích kỳ diệu của sữa non trên trẻ em

Sữa non là một loại sữa đặc biệt tốt cho trẻ sơ sinh, được xem là một loại vắc xin an toàn tuyệt đối không tác dụng phụ đối với cơ thể trẻ trong giai đoạn đầu đời.

Tôi đã giúp con tăng cân, giảm ốm vặt

Suốt một năm trời chị vật vã, khổ sở tìm đủ mọi cách để con khỏe mạnh, đỡ ốm vặt. Nói thật nếu có 100 cách thì chị thử tới 99 cách rồi, sau bao kinh nghiệm xương máu và nước mắt của cả mẹ và con, cuối cùng bé nhà chị mới được như bây giờ đấy

Điểm danh những sai lầm của mẹ khi nấu cháo cho con

Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, ngũ cốc lại là loại thực phẩm khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

7 điều cần biết về căn bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bé ho đã mấy ngày, tiếng ho ngày càng nặng hơn, thuốc ho dường như chẳng có hiệu quả, giờ lại xuất hiện thêm sốt.

Thành phần của sữa non là gì? Tác dụng và cách bổ sung hiệu quả cho bé yêu

Sữa non (hay sữa đầu) là sữa mẹ tiết ra trong 48 giờ đầu sau khi sinh con. Đây là nguồn dinh dưỡng vàng dành cho bé, không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy cụ thể, thành phần của sữa non là gì? Tác dụng và cách bổ sung hiệu quả cho bé ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Bạn đã biết nhìn mắt trẻ để đoán bệnh?

Bạn đã biết nhìn mắt trẻ để đoán bệnh?

Sáng dậy, mắt trẻ bị gỉ dính chặt, mở không được; mi mọng nước và hay chảy nước mắt, nhãn cầu chuyển động có cảm giác đau và mệt mỏi…Đây là biểu hiện thường thấy ở trẻ bị cúm thời kỳ đầu.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi